1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Cấu tạo phân tử - hợp chất hữu cơ ppt

8 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 148,27 KB

Nội dung

Bài số 22: Cấu tạo phân tử chất hữu cơ Trong các hợp chất hữu cơ các nguyên tử, nhóm nguyên tử có ảnh hường đến khả năng phản ứng của nhau và đến khả năng phản ứng của toàn bộ phân tử..

Trang 1

Bài số 22: Cấu tạo phân tử chất hữu cơ

Trong các hợp chất hữu cơ các nguyên tử, nhóm nguyên tử có

ảnh hường đến khả năng phản ứng của nhau và đến khả năng phản ứng của toàn bộ phân tử Chính vì thế nếu nắm được tính chất các nguyên tử và nhóm nguyên tử có thể dễ dàng biện luận được khả năng phản ứng, cấu tạo và các tính chất vật lý của các chất (nhiệt

độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, liên kết H ) Lý thuyết quan trọng nhất đóng vai trò nền tảng cho các hiểu biết về cấu tạo phân tử là thuyết cấu tạo hoá học Butlêrop

1) Thuyết cấu tạo hóa học But lerop :

* Trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử kết hợp với nhau theo một thứ tự nhất định và theo đúng hoá trị của chúng Thứ tự kết hợp đó được gọi là cấu tạo hoá học Sự thay đổi thứ tự ấy sẽ tạo ra chất mới

- Nguyên tử cácbon có hoá trị 4, hiđro có hoá trị 1, ôxi có hoá trị 2, nitơ

có hoá trị 3

- Rượu etylic và dimetylete đều có cùng công thức phân tử là C2H6O nhưng chúng khác nhau về thứ tự kết hợp nên có công thức cấu tạo khác nhau do vậy tính chất vật lý và hoá học cũng khác nhau : Rượu etylic :

CH3 - CH2 - OH là chất lỏng tan vô hạn trong nước, phản ứng dễ dàng với natri kim loại Trong khi đó Dimetylete là một chất khí gần như không tan trong nước, không phản ứng với natri

* Trong phân tử các chất hữu cơ, nguyên tử C luôn luôn thể hiện hoá trị 4 Các nguyên tử C không những có thể kết hợp với các nguyên tố khác mà còn kết hợp trực tiếp với nhau tạo thành mạch C với các dạng khác nhau như mạch không phân nhánh, phân nhánh và mạch vòng

- Nguyên tử C có hoá trị 4 nên xung quanh nguyên tử C trong công thức cấu tạo phải viết đủ 4 vạch thể hiện 4 liên kết với các nguyên tố khác hay với nguyên tử C khác Nếu không có đủ 4 vạch thì công thức đã viết là công thức sai

- Các mạch C có thể có đối với phân tử hiđrocacbon có 6 nguyên tử C là :

CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH3 CH3 - CH - CH2 - CH2 -

CH3

CH3

và Hexan vòng

- Từ cấu tạo mạch các bon ta có thể chứng minh được công thức tổng quát của các dãy chất hữu cơ : Thí dụ xác định công thức tổng quát của dãy

Trang 2

ankan : Xét một phân tử ankan có n nguyên tử C trong phân tử, số nguyên

tử H sẽ là 2n + 2 Mỗi nguyên tử C có 4 hoá trị dùng để liên kết với nhau

và liên kết với các nguyên tử H Trong phân tử như vậy, các nguyên tử C

có 4n hoá trị Để tạo mạch C (thí dụ loại mạch không phân nhánh) mỗi nguyên tử C trong mạch C dùng 2n hoá trị để liên kết vơí nhau, trừ 2 nguyên tử C ở hai đầu mạch chỉ dùng 1 hoá trị Như vậy số hoá trị của C

đã dùng là 2n - 2 Số hoá trị còn lại để liên kết với H là 4n - (2n -2) = 2n +

2 Do đó công thức tổng quát của ankan là CnH2n+2 Nếu mạch C chuyển thành mạch kiểu khác thì chỉ là do các nguyên tử đổi chỗ cho nhau (tạo nên hiện tượng đồng phân) mà không làm thay đổi số lượng các nguyên

tử C và H trong phân tử

* Tính chất vật lý và tính chất hoá học của các hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất và số lượng các nguyên tử) và vào cấu tạo hoá học (thứ tự kết hợp các nguyên tử)

- CH4 là một chất khí (còn có tên khác là khí bùn ao) dễ cháy và được dùng để đốt cháy để lấy nhiệt Nếu thay các nguyên tử H bằng Cl ta thu

được CCl4 là một chất lỏng không cháy và trong một số trường hợp lại còn dùng để chữa cháy Như vậy tính chất của chất phụ thuộc bản chất của các nguyên tử trong phân tử

- C4H10 là một chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn nhưng n - C5H12 lại là một chất lỏng ở cùng điều kiện Như vậy tính chất của chất phụ thuộc vào số lượng các nguyên tử Cùng là ankan và chỉ hơn kém nhau 1 nhóm CH2 mà tính chất khác nhau

- Rượu etylic và dimetylete đều có cùng công thức phân tử là C2H6O nhưng chúng khác nhau về thứ tự kết hợp nên có công thức cấu tạo khác nhau do vậy tính chất vật lý và hoá học cũng khác nhau : Rượu etylic :

CH3 - CH2 - OH là chất lỏng tan vô hạn trong nước, phản ứng dễ dàng với natri kim loại Trong khi đó Dimetylete CH3-O-CH3 là một chất khí gần như không tan trong nước, không phản ứng với natri Như vậy tính chất của chất phụ thuộc vào thứ tự kết hợp các nguyên tử

- C6H5OH là công thức phân tử của phênol Trong phân tử này có vòng benzen và gốc OH Do ảnh hưởng của nhóm OH nên vòng benzen có khả năng phản ứng cao hơn nhiều so với phân tử benzen Thí dụ C6H6 khó phản ứng với Br2 (đun nóng và có xúc tác Fe) trong khi phênol dễ dàng phản ứng với Br2 (không cần đun nóng, nhỏ dung dịch Br2 vào phênol tạo

ra sản phẩm thế 3 nguyên tử H bằng 3 nguyên tử Brôm Như vậy các nhóm nguyên tố có ảnh hưởng lẫn nhau

+ Do có nhiều kiểu ghép nối hay kết hợp của các nguyên tử các nguyên tố cho nên trong nhiều trường hợp cần mô tả rõ về cấu tạo phân tử là phải nêu rõ cấu tạo hoá học của chất Vì vậy người ta sử dụng một số kiểu công thức của các chất hữu cơ

2) Các loại công thức của hóa học hữu cơ:

Trang 3

• Công thức nguyên (Công thức thực nghiệm hay CTĐGN): chỉ cho biết

tỉ lệ các nguyên tử của các nguyên tố Thí dụ CH2 không phải là công thức phân tử mà chỉ là công thức nguyên cho biết tỉ lệ số nguyên tủ H

so với số nguyên tử C trong chất luôn luôn bằng 2:1 Công thức này không cho biết phân tử có tính chất gì vì đây là công thức rút gọn của rất nhiều chất (dãy anken chẳng hạn: C2H4, C3H6 )

• Công thức phân tử: chỉ cho biết số lượng nguyên tử của từng nguyên tố trong phân tử mà không mô tả chi tiết hơn và trong nhiều trường hợp không thể biết đó là chất gì Thí dụ công thức C2H6O chỉ cho ta biết về thành phần phân tử mà không biết chất này có thể phản uứng với natri hay không

• Công thức cấu tạo đầy đủ: mô tả đầy đủ thứ tự kiên kết giữa các nguyên tử và cả kiểu liên kết giữa các nguyên tử đó Thí dụ CH3 - CH2

- CH = CH - CH3

• Công thức CT rút gọn: Cho biết thứ tự liên kết giữa các nguyên tử, nhóm nguyên tử Khác với công thức cấu tạo đầy đủ, khi viết công thức cấu tạo rút gọn không cần viết các liên kết đơn Thí dụ

CH3CH2CH=CHCH3 là công thức cấu tạo rút gọn của penten - 2

• Công thức cấu tạo phẳng, CT không gian, hình chiếu là các kiểu biểu diễn phân tử cho biết vị trí và khoảng cách giữa các nguyên tử trong phân tử

• Muốn xác định công thức cấu tạo của phân tử một chất cần kết hợp nhiều yếu tố trong đó tính chất vật lý và hoá học là những tiêu chuẩn bắt buộc phải xét đến Thí dụ khi xác định được công thức phân tử của chất là C2H6O và dữ kiện cho biết thêm là chất đã cho có thể phản ứng với natri kim loại giải phóng hiđro thì công thức cấu tạo phải là

CH3CH2OH chứ không thể là CH3OCH3 Trong thực tế để xác định công thức cấu tạo của một chất (nhất là các hợp chất thiên nhiên phức tạp) cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau kể cả các phương pháp lí thuyết và thực nghiệm

3) Hệ quả của thuyết CTHH:

a) Hiện tượng đồng đẳng

Các nguyên tử cácbon có thể liên kết với nhau thành mạch dài ngắn khác nhau nên gây ra hiện tượng đồng đẳng Đồng đẳng là hiện tượng các chất có hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 mà lại có cấu tạo và tính chất tương tự nhau mặc dù thành phần phân tử khác nhau Các chất như vậy được gọi là các chất đồng đẳng và chúng họp lại thành dãy đồng đẳng Chúng ta xét một số loại đồng đẳng như sau :

- Dãy đồng đẳng hiđrocacbon no (ankan) với công thức tổng quát là

CnH2n+2 và có tính chất chủ yếu là tham gia phản ứng thế Dãy đồng đẳng này bắt đầu bằng mêtan (khí bùn ao) và các chất trong dãy đồng đẳng khác nhau một hay nhiều nhóm CH2

Trang 4

- Dãy đồng đẳng hiđrocacbon không no có một liên kết π hay liên kết

đôi (anken) Chất đầu dãy đồng đẳng là etilen (CH2=CH2) Các chất trong dãy anken khác nhau một hay nhiều nhóm CH2

- Dãy đồng đẳng các hiđrocacbon có hai liên kết π giữa hai nguyên tử cacbon tạo thành liên kết ba (ankin) Chất đầu dãy đồng đẳng ankim là axetilen (CH≡CH)

- Dãy đồng đẳng các hiđrocacbon thơm có chứa một vòng benzen trong phân tử với công thức tổng quát là CnH2n-6 Chất đầu dãy là benzen (C6H6) Các chất khác trong dãy có nhiều hơn benzen một hay nhiều nhóm CH2

- Dãy đồng đẳng rượu no đơn chức (chứa nhóm OH) Công thức tổng quát là CnH2n+1OH với đồng đẳng bé nhất là rượu etilic (C2H5OH) Các

đồng đẳng khác có hơn rượu etilic một hay nhiều nhóm CH2

Và các dãy đồng đẳng khác

b) Hiện tượng đồng phân

+ Do các nguyên tử C có thể có nhiều cách liên kết khác nhau mà tạo thành các cấu trúc khác nhau nên xảy ra hiện tượng đồng phân Đồng phân là các chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau nên dẫn đến có tính chất hoá học khác nhau

+ Có thể lấy một số thí dụ cho thấy các chất có cùng công thức phân tử nhưng tính chất khác hắn nhau như sau :

- Cùng có công thức C5H12 có 3 chất khác nhau với nhiệt độ sôi khác nhau Hai đồng phân đầu có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ phòng trong khi đó đồng phân neo - pentan có nhiệt độ sôi bằng 9,5oC Nếu bài toán cho hiđrocacbon no là chất khí ở nhiệt độn thường thì phải kể đến neo -pentan cùng với các ankan có từ 4 nguyên tử C trở xuống

- Cùng có công thức C2H6O có hai chất như đã nói trên với phản ứng hoá học phân biệt nhau là phản ứng tác dụng với natri

- Cùng có công thức C3H6O2 có các đồng phân : axit CH3CH2COOH, este HCOOC2H5 và CH3COOCH3, tạp chức rượu - anđehit có công thức HO-CH2CH2CHO, tạp chức rượu - xêton có công thức HO-CH2COCH3 với nhiều tính chất khác nhau do cấu tạo phân tử khác nhau

4) Liên kết trong hợp chất hữu cơ:

Trong các hợp chất hữu cơ có liên kết cộng hóa trị là chủ yếu và được phân thành hai loại: liên kết σ và liên kết π

+ Trong nguyên tử các electron có thể tồn tại trên các obitan (các đám mây electron) hay các ô lượng tử với các electron độc thân hay một cặp electron Theo nguyên lý Pauli trên mỗi obtan chỉ có tối đa là hai electron, các đám mây có 1 e có xu hướng ghép lại hay lấy thêm vào một electron nữa để có một cặp e Việc ghép e như vậy được thực hiện bằng cách hai

đám mây e độc thân tiến lại gần nhau, che phủ (xen phủ nhau) và tạo ra một đám mây mới có hai electron Mỗi đám xen phủ như trên với hai electron được gọi là một liên kết

Trang 5

+ Các kiểu tạo thành trong trường hợp phân tử H2, Cl2 và HCl đều có

đặc điểm rất chung đó là các đám mây xen phủ (đồng thời là đám mây phân tử) nằm trên trục nối hai hạt nhân và có đối xứng trục đối với trục này Khi giữ một đám và quay đám kia quanh trục liên kết thì đám xen phủ không thay đổi hình dạng Liên kết có đậc trưng ấy gọi là liên kết xichma (σ)

+ Xét phân tử ôxi: nguyên tử ôxi có hai e độc thân trên hai obitan nguyên tử 2p Khi hai nguyên tử tiến lại gần nhau hai đám mây p hướng thẳng vào nhau (thường quy ước trục nối hai nhân là trục z nên hai đám mây này là đám 2pZ) sẽ xen phủ nhau để tạo ra liên kết σ (tương tự như hai

đám của clo) Còn hai đám 2p khác song song với nhau sẽ xen phủ ở hai phía của trục liên kết tạo ra hai liên kết π Liên kết π có đặc trưng khác với liên kết xichma σ: liên kết π có hai vùng xen phủ ở hai phía trục liên kết và không có đối xứng đối với trục liên kết Nếu giữ nguyên một đám, quay

đám kia quanh trục liên kết thì liên kết bị phá vỡ Như vậy liên kết trong phân tử ôxi gồm có hai liên kết: một liên kết σ và một liên kết π Người ta nói rằng trong phân tử ôxi có liên kết đôi: O = O

+ Xét phân tử N2 hoàn toàn tương tự ta có trong phân tử nitơ có 3 liên kết Một liên kết σ và hai liên kết π Ta có thể viết công thức cấu tạo của phân tử nitơ là N ≡ N

+ Ta có thể thấy rằng liên kết σ có vùng xen phủ lớn và liên kết bền hơn so với liên kết π Liên kết π tạo thành khi đã có liên kết σ, không có liên kết π độc lập

Trong các hợp chất hữu cơ, để giải thích việc tạo thành liên kết hay giải thích về hình dạng các phân tử nếu chỉ sử dụng nguyên tắc xen phủ giữa các đám mây e của nguyên tử thuần tuý thì không có kết quả

+ Nguyên tử C có sự dịch chuyển electron từ phân lớp này sang phân lớp khác để tạo ra 4 e độc thân để có thể tạo ra hóa trị 4 và tạo 4 liên kết như trong tất cả các hợp chất hữu cơ Có thể giả thiết rằng e ở ô 2s chuyển lên một ô 2p còn trống để tạo ra 4 e độc thân Như vậy C có thể tạo ra 4 liên kết từ 4 electron độc thân này C có hoá trị 4

+ Sự đẩy giữa các cặp e liên kết, không liên kết hay e độc độc thân Các cặp e liên kết không liên kết hay e độc thân đẩy nhau để phân bố trong không gian sao cho chúng ở xa nhau nhất Có thể lấy thí dụ nguyên

tử Be trong phân tử BeH2 có hai liên kết với hai cặp e Hai cặp electron liên kết này đẩy nhau và ỏ xa nhau nhất là hướng về hai phía của 1 đường thẳng Phân tử BeH2 là phân tử thẳng Tương tự, nguyên tử B trong phân

tử BF3 có 3 liên kết với 3 cặp electron nên đẩy nhau và ở xa nhau nhất Các liên kết hướng về 3 đỉnh của 1 tam giác đều nên các góc liên kết đều bằng 120o Nguyên tử C trong phân tử CH4 có 4 liên kết nên 4 cặp e đẩy nhau và ở xa nhau nhất là hướng về 4 đỉnh của 1 tứ diện đều với góc liên kết bằng 109o28’

Trang 6

+ Lý thuyết sức đẩy giữa các cặp e chỉ mang tính chất định tính Muốn giải quyết triệt để về hình dạng các phân tử người ta sử dụng khái niệm lai hóa Dưới tác dụng của điều kiện phản ứng các đám mây e của nguyên tử

bị biến dạng (“trộn lẫn nhau”) để tạo ra các đám mây mới có định hướng khác so với ban đầu Định hướng mới này quyết định hình dạng của phân

tử Các đám mây này hoàn toàn giống nhau và được gọi là các đám mây lai hóa

+ Nguyên tử C trong CH4 ở trạng thái lai hoá sp3 (1 đám 2s trộn với 3

đám 2p tạo ra 4 đám hướng về 4 đỉnh của 1 tứ diện đều Các đám mây lai hóa có thể xen phủ với các đám mây lai hóa khác hoặc các obitan nguyên

tử khác để tạo ra các lên kết σ Do sự che phủ của các đám lai hoá với các

đám mây 1s của 4 nguyên tử H tạo 4 liên kết σ với 4 nguyên tử H nên góc liên kết bằng 109O28’ Các đám lai hoá sp3 của C có thể che phủ nhau tạo nên các liên kết σ giữa các nguyên tử C nên góc liên kết cũng bằng

109o28’ Đây là góc liên kết phổ biến trong các ankan

+ Nguyên tử cacbon : có cấu tạo lớp vỏ e : 1s2 2s2 2p2 nên có thể có các kiểu lai hoá khác như lai hóa sp2 trong các phân tử có nguyên tử C có liên kết đôi (anken chẳng hạn) với góc liên kết bằng 120o hay lai hóa sp trong các phân tử có liên kết 3 (ankin) với góc liên kết là 180o Khi có liên kết đôi trong phân tử, chất hữu cơ có thể có thêm đồng phân hình học Cis

và Trans do các đám xen phủ bị phá vỡ khi quay, tốn năng lượng

5) ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử và nhóm nguyên tử:

+ Phân tử là một thể thống nhất, các electron trong phân tử thuộc về toàn bộ phân tử Khi có một tác nhân nào đó tác dụng đến phân tử thì mật

độ electron trên các nguyên tử sẽ bị thay đổi và phân tử sẽ có những tính chất khác

+ Theo lý thuyết axit - bazơ hữu cơ, tính bazơ của phân tử phụ thuộc tính chất của cặp electron không liên kết trên nguyên tử C hay N của phân

tử Tính axit phụ thuộc khả năng của phân tử nhận cặp electron không liên kết kể trên

+ Nếu các nhóm nguyên tử hay nguyên tử đẩy electron thì sẽ làm tăng tính bazơ và làm giảm tính axit của phân tử

- Các nhóm đẩy e chủ yếu là gốc ankyl (gốc hiđrocacbon no : CH3 -,

CH3CH2 - ), nhóm amin ( - NH2, ), nhóm OH

- Có thể lấy thí dụ về sự tăng tính bazơ trong dãy :

C6H5NH2, NH3, C2H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH

- Tương tự như NH3 các amin đều là các bazơ Tính bazơ mạnh hay yếu phụ thuộc vào khả năng đẩy - hút các electron về phía nguyên tử Nitơ Các nhóm đẩy e như gốc ankyl làm tăng tính bazơ vì mật độ e trên nguyên tử N tăng hơn so với trong NH3 Anilin có sự liên hợp electron của cặp e không liên kết với vòng benzen nên mật độ e trên N giảm vì thế

Trang 7

tính bazơ của anilin yếu hơn NH3 đồng thời khả năng phản ứng của vòng benzen cũng tăng lên Chính vì lý do ấy NH2 là nhóm thế loại 1

+ Ngược lại nhóm hút e sẽ làm giảm tính bazơ và làm tăng tính axit

Các nhóm hút e có thể kể dến như các halogen (do có độ âm điện cao và

có sự liên hợp cặp electron : Cl - , Br - ), nhóm nitro - NO2 Khi có sự dịch chuyển electron trong phân tử thì khả năng phản ứng của phân tử thay đổi

Bài tập :

1) Viết các công thức các đồng phân của các chất có công thức C4H10 (2

đồng phân); C5 H12(3 đồng phân); C5H10 (2 đp mạch không PN, 3 đp mạch nhánh, 2 đp vòng 3 cạnhcó 1 hay 2 nhánh; 1 đp vòng 4, 1 đp vòng

5 cạnh); C6H10 và C4H4…

2) Viết công thức cấu tạo của các hợp chất có CTPT: C4H8 (3 đp mạch hở;

2 đp mạch vòng); C4H6 (4 đp mạch hở; 3 đp mạch vòng)

3) Viết công thức CT các đồng phân có CTPT: C7H8 (1 nhánh no liên kết với vòng benzen) và C8H8 (có một nhóm CH 2 =CH- liên kết với vòng benzen); C9H12 (2 đp có nhánh 3 C; 3 đp có một nhánh 1 và 2 C; 3 đp có

3 nhánh 1 C) và C9H10 (3 đp có 3 C; và 3 đp có nhánh 1, 2 C và liên kết

đôi ở nhánh có 2 C) cho biết trong phân tử có vòng benzen: C10H14 (1 nhánh 4C; 2 nhánh 2 C ; 1 nhánh 1 C và 1 nhánh 3 C; 2 nhánh 1 C và 1 nhánh 2 C; hay 4 nhánh 1 C), C10H12 (1 nhánh 4C; 2 nhánh 2 C; 2 nhánh 1 C và 1 nhánh 2 C; không có 4 nhánh) và C10H10 (1 nhánh 4 C;

2 nhánh 2 C; 1 nhánh 1 và 1 nhánh 3C; 2 nhánh 1C và 1 nhánh 2C, không có 3 và 4 nhánh)

4) Cho biết tại sao các hợp chất Hiđrocac bon no có công thức tổng quát là

CnH2n+2

5) Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau: C3H8O;

C4H8O2; C6H10O4

6) Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau: C4H11N;

C4H9N; C4H12N2; C2H7NO, C2H7NO2; C3H7NO2…

7) Đốt cháy 3,36 lit (đktc) hỗn hợp X gồm CH4 và C2H2 theo tỉ lệ mol 2 :1 Tính thể tích ôxi cần thiết, khối lượng nước, thể tích CO2 thu được (đktc)

8) Một hỗn hợp X chứa CH4 và C3H8 (số mol bằng nhau) Khi đôt cháy hết hỗn hợp này và cho hấp thu toàn bộ sản phẩm vào bình đưng dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình tăng lên 56,8 gam Tính thể tích

CH4 và C3H8 (đktc) và khối lượng kết tủa thu được trong bình Ca(OH)2 9) Hãy nêu các đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ?

10) Hãy nêu 3 cách xác định công thức đơn giản nhất của một hợp chất hữu cơ? (theo số mol; khối lượng chất; % khối lượng chất?)

Trang 8

11) Dựa vào số electron hóa trị của nguyên tử C và H, hãy chứng minh công thức tổng quát của ankan, anken, ankin Tỉ lệ mol nước và cacbonic thay đổi trong khoảng nào khi đốt mỗi loại hiđrocacbon trên? 12) Hãy trình bày các luận điểm chính của thuyết cấu tạo hóa học Butlêrop thông qua hợp chất có công thức chung là C3H6O2? Có các hiệu ứng gì mô tả sự ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử; nhóm nguyên tử? 13) Thế nào là sự lai hóa Vẽ sơ đồ xen phủ obitan giải thích cấu tạo của

CH4 và C2H4 và C2H2?

14) Hãy cho biết các nguyên tử C trong các chất sau ở trạng thái lai hoá gì: CH2=CH-C ≡ CH và trong CH3-C ≡ N

15) Cho các hợp chất sau: CH3Cl, BrCH2CH2Br; BrCH=CHBr,

CH3CH2OH, CH3COOH, CH3COOCH2CH3 Hãy cho biết các hợp chất chỉ có liên kết σ và các hợp chất có cả liên kết σ và π Trong mỗi hợp chất trên có bao nhiêu liên kết σ và bao nhiêu liên kết π

16) Cho neo - pentan tác dụng với Cl2 dưới tác dụng xúc tác của ánh sáng khuếch tán Hỏi

a) có bao nhiêu loại sản phẩm thế chứa 1 nguyên tử clo được tạo thành b) có bao nhiêu loại sản phẩm thế chứa hai nguyên tử clo được tạo thành Viết công thức cấu tạo và gọi tên từng đồng phân

Ngày đăng: 25/01/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w