0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC (Trang 75 -78 )

5.1 NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM5.2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG XỬ LÝ

5.2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG XỬ LÝ

5.1 NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Từ kết quả thực nghiệm cho thấy: Từ kết quả thực nghiệm cho thấy:

Urê có khả năng xử lý Canxi rất cao trong nước rỉ rác mà cụ thể là nước rỉ ra từ bãi rác Đông Thạnh TP. HCM.

Kết quả cho thấy hiệu quả của quá trình xử lý Ca2+ phụ thuộc nhiều vào yếu tố nồng độ và thời gian xử lý. Cũng từ kết quả thực nghiệm cho thấy quá trình xử lý nên được tiến hành ở nồng độ Urê là 1 g/l, thời gian xử lý là 48 giờ, với nước thải đầu vào ở pH khoảng 7,34 thì hiệu quả xử lý khoảng 85% (với lượng Ca2+

1289 mg/l )

Hơn thế nữa, điểm nổi bật của phương pháp lày là ngoài hiệu quả xử lý Ca2+

cao thì hiệu quả xử lý COD rất đáng kể khoảng 56 %.

Nguyên nhân quan trọng làm cho COD giảm đi là do trong quá trình sử dụng Urê xử lý Ca đã làm cho nồng độ pH tăng lên, cùng với kết tủa của muối canxi, mà cụ thể là kết tủa CaCO3 đã lôi kéo theo một lượng lớn thành phần ô nhiễm hữu cơ lơ lửng tồn tại trong môi trường nước lắng xuống theo. Kết quả là nước thải sau khi xử lý không những chỉ có nồng độ Ca, mà cả nồng độ COD cũng được giảm hơn rất nhiều so với trước khi xử lý.

Thực tế cho thấy, khi áp dụng các phương pháp sinh học xử lý nước rỉ rác thì phương pháp sinh học kị khí thường đạt hiệu quả cao . Tuy nhiên ở mỗi công trình sinh học hiệu quả xử lý COD chỉ đạt khoảng 60 - 70 %. Nguyên nhân là sự vôi hóa trong thiết bị kị khí do sự có mặt của Ca trong nước rỉ rác khá lớn đã làm cho hệ thống hoạt động không hiệu quả. Và những kết quả thực nghiệm ở đề tài này đã giải quyết hơn cả những gì mà mục đích của luận văn đề ra, đó là hiệu quả xử lý COD cao.

Nhìn chung, ngoài hiệu quả trong tính năng xử lý Ca và COD thì bản thân Urê là một chất dinh dưỡng cần thiết cho môi trường, nên khi cho vào nước thải xử lý sẽ không gây phá vỡ tính cân bằng sinh học trong nó so với sử dụng các hóa chất xử lý.

5.2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG XỬ LÝ

Ngoài việc giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường thì phương án sử dụng Urê để xử lý còn có những đặc điểm sau:

Phương pháp xử lý Ca bằng Urê trong nước rỉ rác tương đối đơn giản trong suốt quá trình vận hành. Không đòi hỏi kỹ thuật vận hành phức tạp.

Chi phí cho xử lý khi sử dụng Urê không đắt, có nguồn cung cấp ổn định. Về căn bản Urê là một hợp chất hữu cơ, và bản thân nó là một chất dinh dưỡng hữu cơ, nên khi xử dụng không gây hại cho môi trường như các hóa chất độc hại khác.

5.3 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT XỬ LÝ

Do tính chất của đề tài và thời gian có hạn nên thực nghiệm chỉ tập trung nghiên cứu khả năng sử dụng của Urê xử lý Ca đối với đối tượng là nước rỉ rác cũ, chưa tiến hành nghiên cứu xử lý đối với nước rỉ rác mới.

Nghiên cứu chưa thực hiện xử lý đối với nước rỉ rác ở các pH khác nhau, mà chỉ tập trung đối với một đối tượng cụ thể. Nên cần có sự nghiên cứu đối với nhiều trường hợp pH khác.

Do thời gian, kinh phí và trình độ còn hạn chế nên việc nghiên cứu xử lý Canxi chỉ trong phạm vi là nước rỉ rác. Vì vậy nên cần nghiên cứu áp dụng phương pháp này đối với các loại nước thải giàu Canxi khác.

Từ những gì mà kết quả thực nghiệm mang lại ta thấy việc sử dụng Urê xử lý Canxi là phương pháp mới nhưng có hiệu quả cao, nên cần được áp dụng để

xử lý rộng rãi, không chỉ ở đối tượng là nước rỉ rác mà nên cần ứng dụng xử lý đối với một số nước thải giàu Canxi khác. Thông qua kết quả thực nghiệm thì phương án công nghệ được đề xuất như sau:

Hình 16 : Công nghệ đề xuất

Nước rỉ rác từ mương tập trung về hồ chứa tập trung sau đó được dẫn qua công trình xử lý canxi, đồng thời xử lý một phần và độ cứng. Cũng tại đây hàm lượng COD được xử lý khoảng 56 %.

Sau công trình xử lý canxi bằng Urê nước rỉ rác được xử lý cả Canxi và một phần lớn COD rất thuận lợi cho xử lý sinh học khị khí và hiếu khí.

Nước thải sau khi qua xử lý UASB và Aerotank thì được dẫn qua bể lắng và được khử trùng trước khi thải ra ngoài.

GVHD: T.S Lê Đức Trung SVTH: Phan Trọng Vỹ

Hồ chứa nước thải Nước rỉ rác

từ mương Xử lý Canxi dùng Urê UASB

Aerotank Lắng Khử trùng Nước loại B Bể chứa bùn Bùn tuần hoàn Bùn dư Bùn thải

Một phần của tài liệu XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC (Trang 75 -78 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×