Tiến hành thí nghiệm.

Một phần của tài liệu xử lý nước rỉ rác (Trang 67 - 70)

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

4.5.2.3Tiến hành thí nghiệm.

+ Lấy bình tam giác 250 ml cho vào 100 ml nước rỉ rác, sau đó cân Urê với nồng độ là 1 g/l cho vào đó.

+ Cho mẫu vào máy lắc đều 100 vòng/ phút ở nhiệt độ phòng và tiến hành phân tích Canxi ở các khoảng thời gian là 0; 6; 12; 24; 48; 68; 88h.

Kết quả phân tích Ca và pH ở các khoảng thời gian khác nhau được trình bày ở bảng 10 sau đây:

Bảng 10: Hiệu quả xử lý Canxi bằng Urê ở thời gian khác nhau

Thời gian (h) 0 6 12 24 48 68 88 Ca2+(mg/l) 1289,00 1120,51 801,71 502,24 192,56 150,28 124,24 Hiệu quả xử lý (%) 0 13,07 37,80 61,03 85,06 88,34 90,36 pH 7,34 7,37 7,48 7,51 7,61 7,63 7,72

Hình 12: Hiệu quả xử lý Canxi theo thời gian

4.5.2.4 Thảo luận kết quả thí nghiệm 2

Dựa vào bảng 10 và hai biểu đồ hình 12 và 13 ta thấy hiệu quả xử Ca với nồng độ Urê 1g/l đã có sự thay đổi theo khoảng thời gian khác nhau.

Hiệu quả xử lý Ca thấy rõ nhất từ khoảng 12 giờ trở về sau. Ở 24 giờ sau xử lý hiệu quả đạt khoảng 61,03%.

Ở thời gian khoảng 48 giờ thì hiệu quả xử lý khá cao khoảng 85,03 %. Từ 48 – 88 giờ hiệu quả xử lý có tăng nhưng rất nhỏ, từ 85,03 – 90,36 % . Qua thí nghiệm trên cho thấy thời gian thật sự hiệu quả cao là sau 48 giờ vì ở khoảng thời gian này hiệu quả sử lý rất đáng kể, còn khoảng thời gian về sau hiệu quả cũng có tăng nhưng không rõ rệt .

Cũng từ thí nghiệm trên ta thấy pH cũng đã thay đổi tăng lên theo thời gian xử lý, nhưng mức thay đổi không cao.

Một phần của tài liệu xử lý nước rỉ rác (Trang 67 - 70)