Khôngnên“hỏithăm”tiềnlương
Bạn đã bao giờ “được” ai đó hỏi thăm “lương lậu thế nào?” (hay một câu tương
tự) mà chột dạ và không biết trả lời ra sao? Tiềnlương phản ánh sự đánh giá của
công ty dành cho những đóng góp của từng cá nhân trong công việc và còn phản
ánh cả khả năng tài chính của chính công ty đó.
Không kể những vị trí và công việc thuộc biên chế nhà nước, đã được quy định cụ
thể cho từng đối tượng và tuổi nghề, mức lương trong các doanh nghiệp tư nhân
và nước ngoài dao động rất khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố nên muốn tò mò
một chút, người ta không có cách nào khác là phải “hỏithăm” nhau.
Người Việt Nam thường hỏi thăm nhau về mọi thứ, từ tiền lương, tiền thưởng đến
tiền mỗi người kiếm được bao nhiêu. Những câu hỏi quen thuộc ấy ở ta tưởng như
vô hại nhưng thực ra lại rất nhạy cảm. Bằng cách này hay cách khác, thông tin về
mức lương của hai người sẽ động chạm đến lòng tự trọng của cả hai bên.
Nếu người bạn của chúng ta nói rằng anh ta đang kiếm được 10 triệu đồng một
tháng trong khi bạn chỉ kiếm được 5 triệu thì bạn sẽ cảm thấy thật bất công vì “anh
ta đâu có giỏi giang hơn mình”. Nếu anh ta trả lời 2,5 triệu thì anh ta cũng có thể
nghĩ tương tự như vậy về bạn hoặc cảm thấy xấu hổ vì không có khả năng đạt
được mức lương cao hơn; còn bạn còn có thể cho rằng “trình độ cậu ta kém nên
chỉ thế là phải”. Tệ hơn nữa, ngay cả khi mức lương có bằng nhau, thì một trong
hai người vẫn có thể cho rằng “anh ta mà cũng được lương bằng mình cơ à”.
Từ những thông tin về tiềnlương của người khác, bạn có thể cảm thấy tinh thần
bất an. Đôi khi chính sự tò mò của gia đình hay họ hàng lại khiến bạn bị tổn
thương vì nếu biết mức lương của bạn không cao bằng những bè bạn ngày xưa
cùng học, họ sẽ thất vọng lắm vì đứa con giỏi giang của dòng họ không có khả
năng kiếm được nhiều tiền như người khác. Trên thực tế, bạn có thể đạt được mức
lương cao hơn, nhưng bạn lựa chọn công ty hiện tại vì những lý do và kế hoạch
của riêng mình, nhưng đâu phải ai cũng hiểu được điều đó.
Có lẽ mọi người hỏi thăm mức lương của nhau cũng bởi lý do tò mò là chính, còn
nó có lợi ích hay không thì những rắc rối nêu trên cũng đã đủ để chúng ta suy nghĩ
lại. Bạn bè cùng học một lớp, cùng ra trường và cùng đi làm, đôi khi muốn biết về
mức lương của nhau để hiểu thêm về mặt bằng tiềnlương nói chung và so sánh
xem mức lương của mình có phù hợp với mức chung của xã hội, đặc thù ngành
của mình, vị trí công việc và những đóng góp cùng công sức mình bỏ ra hay
không để có thể đề xuất với công ty điều chỉnh mức lương cho phù hợp.
Nếu vì một sự may mắn nào đó mà ta cảm thấy rằng tiềnlương của mình đang cao
hơn so với những gì làm được thì ta sẽ cố gắng để cải thiện hiệu quả công việc của
mình. Nói thì dễ, nhưng đâu phải ai cũng dám đề xuất tăng lương, vì không cẩn
thận thì sẽ bị quy là đòi hỏi cao hay “đứng núi này trông núi nọ”. Còn nữa, nếu
mức lương cao hơn mặt bằng lương chung của xã hội mà công việc lại nhàn nhã
thì có người sẽ nghĩ: “Ôi, cần gì phải cố gắng cho mệt!”. Hóa ra, biết thì biết, mà
cũng chẳng để làm gì.
Ở phương Tây, người ta coi việc hỏi nhau về tiềnlương là điều cấm kỵ. Một nhân
viên dễ dàng bị sa thải nếu công ty biết rằng anh ta đi nói chuyện tiềnlương của
mình với những người khác. Một tác giả trên tờ Irish Times đã viết với sự phẫn nộ
thực sự về trường hợp bà bị một phóng viên của tờ báo khác hỏi rằng mức lương
hàng tháng của bà là bao nhiêu: “Tôi cảm thấy khó chịu hơn cả việc nếu cô ta hỏi
tôi rằng tôi đã ngủ với bao nhiêu người đàn ông hoặc ngôi nhà của tôi trị giá bao
nhiêu tiền hay tôi nặng bao nhiêu ký”.
Trong những mối quan hệ xã giao của một xã hội văn minh, mọi người luôn cố
gắng để không làm tổn thương đến người đối diện, vì vậy để không gặp phải tình
huống trở thành người “kém văn minh”, tốt nhất nênkhông hỏi về mức lương của
người khác. Khi buộc hỏi, làm việc đó chúng ta có quyền không trả lời.
Nếu muốn tìm hiểu về mức lương của ai đó thì có nhiều cách để ước chừng mà
không phải hỏi thẳng thừng chính người đó. Có thể tìm hiểu từ người khác bằng
những câu hỏi chung chung mà không chạm đến cái tôi của ai, hoặc tìm hiểu thêm
thông qua các số liệu điều tra (trên thế giới có website salary.com cung cấp dữ liệu
về lương bổng được điều tra khá kỹ càng). Bằng cách ấy, bạn sẽ khám phá ra rất
nhiều điều để thỏa mãn bản thân.
. Không nên “hỏi thăm” tiền lương
Bạn đã bao giờ “được” ai đó hỏi thăm lương lậu thế nào?” (hay một câu tương
tự) mà chột dạ và không biết. tố nên muốn tò mò
một chút, người ta không có cách nào khác là phải “hỏi thăm” nhau.
Người Việt Nam thường hỏi thăm nhau về mọi thứ, từ tiền lương, tiền