Thế nhưng, trong thực tế những hiểu biết về kem chống nắng của người sử dụng đôi khi còn mơ hồ, đặc biệt là cách dùng thế nào cho đúng, cho an toàn thì không phải ai cũng rành.. Thuốc th
Trang 1Dùng kem chống nắng: Phải đúng
cách, đúng liều
Kem chống nắng ngày nay vừa được xem là thuốc, vừa là mỹ phẩm Thế nhưng, trong thực tế những hiểu biết về kem chống nắng của người sử dụng đôi khi còn mơ hồ, đặc biệt là cách dùng thế nào cho đúng, cho an toàn thì không phải ai cũng rành
Mặt trời, món quà mà thiên nhiên trao tặng cho nhân loại nhằm duy trì sự sống, ngoài những tác động tốt như giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, diệt một số mầm bệnh… cũng đồng thời là nguyên nhân gây hại nếu như ta phơi nắng quá mức Mặt tiêu cực này chính là do sự hiện diện của tia cực tím Người ta chia tia cực tím (Ultra
Trang 2Violet, viết tắt UV) làm ba loại theo độ dài bước sóng: tia UVA, UVB và UVC Trong
số này UVC là nguy hiểm nhất nhưng may mắn trên đường chiếu xuống bề mặt trái đất chúng bị hấp thu hầu hết bởi tầng ozone Tia UVA có mặt khắp nơi, quanh năm, cả trong bóng râm và xuyên được qua kính, là nguyên nhân gây lão hoá da; còn tia UVB được biết như thủ phạm làm da sạm nắng, ung thư da, phỏng nắng
Ai cần xài kem chống nắng?
Thuốc thoa chống nắng mà bà con ta quen gọi kem chống nắng, là những chất
mà khi thoa lên da sẽ giúp hấp thụ tia tử ngoại hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của chúng bằng cách phản chiếu hoặc phân tán tia Có hoạt chất hấp thu tia UVA, có chất hấp thụ tia UVB hoặc cả hai Thông thường, trong một sản phẩm, người ta có thể kết hợp vài hoạt chất chống nắng khác nhau để tăng cường hiệu quả hoặc để đảm bảo tính thẩm
mỹ cho người sử dụng
Hiện có hai loại thuốc thoa chống nắng phổ biến, là loại lý học và loại hoá học Loại lý học là loại có tác động như một tấm màn che giúp ngăn ngừa, phản xạ hoặc phân tán các tia, làm cho chúng không đến da được Đại diện cho nhóm này là các chất oxide kẽm, dioxide titanium thường có trong các loại phấn Ưu điểm của thuốc thoa chống nắng dạng lý học là cho hiệu quả cao nhưng bất lợi là tạo một lớp màng trắng thấy rõ và khá dày Còn loại hoá học là loại dùng những chất hoá học để hấp thụ hoặc chuyển hoá ánh sáng qua cơ chế phản ứng hoá học Loại này cho tính thẩm mỹ cao hơn khi dùng nhưng hiệu quả chống nắng thì không bằng
Khuyến khích sử dụng kem chống nắng được các bác sĩ da liễu xem là một trong các biện pháp quan trọng của chăm sóc da Trừ trẻ quá nhỏ dưới sáu tháng tuổi
Trang 3hoặc những người có tiền sử dị ứng với các thành phần chống nắng, bất cứ tuổi nào và người nào cũng cần tránh tiếp xúc ánh nắng thông qua bôi kem chống nắng vì cái độc của tia tử ngoại trên da sẽ tích luỹ dần theo thời gian mà việc dùng quần áo, mũ nón, khẩu trang cũng bị tia UVA xuyên qua phần nào Đặc biệt, với những người có màu da càng trắng, mắt càng xanh, tóc càng sáng màu thì càng nên bảo vệ Những người bị các bệnh da nhạy cảm ánh sáng như lupus đỏ, porphyrie da, viêm da ánh sáng, mụn, nám, tàn nhang… hoặc những người đang dùng các thuốc tăng cảm quang như thuốc ngừa thai, tetracycline, doxycycline, vitamin A… cũng rất cần dùng kem chống nắng
Dùng kem chống nắng còn là một biện pháp tích cực ngăn ngừa lão hoá da, ung thư da và một số bệnh da khác Tuy nhiên cũng cần lưu ý, những hiệu quả này chỉ có thể đạt được khi ta sử dụng đúng cách, đủ liều lượng và tuỳ thuộc vào điều kiện sử dụng Tăng tiết mồ hôi, bơi lội, bụi bặm, quần áo cọ xát… sẽ làm hao hụt phần nào kem chống nắng
Phải đúng cách, đúng liều
Thuốc chống nắng phổ biến nhất hiện nay là dạng kem Có thể chỉ đơn thuần là chống nắng hoặc kết hợp với các hoạt chất dưỡng da, chống nhăn hoặc chống nám Ngoài ra, còn có dạng thỏi để dùng cho vành tai, môi, mắt; dạng xịt, dạng khăn lau dành cho vùng thân mình, nhất là vùng lưng, nơi không dễ dàng tự thoa được Dạng phấn trang điểm thì tiện lợi, thẩm mỹ nhưng chỉ dùng thích hợp cho phụ nữ Dạng gel thích hợp cho tóc
Để sử dụng kem chống nắng hiệu quả, trước tiên cần lựa chọn loại kem phù hợp làn da và mục đích Phải thoa kem trước khi ra nắng từ 15 - 30 phút trên tất cả những
Trang 4vùng da phơi bày mà ta cần bảo vệ Khi đi biển, bơi lội trực tiếp ngoài trời thì chọn loại không thấm nước hoặc kháng nước (waterproof hoặc water resistant) Tuy nhiên cần biết, chúng cũng chỉ bảo vệ được 40-80 phút khi ngâm trong nước mà thôi Trẻ em cần sử dụng loại kem chống nắng riêng Sau khi vận động, đổ mồ hôi nhiều hoặc gió bụi nhiều, nên thoa lại lớp kem mới sau hai giờ Chú ý bảo vệ cả môi, mắt, vành tai và tóc bằng các sản phẩm phù hợp Ngoài quan tâm đến chỉ số chống nắng, ta cũng cần quan tâm đến lượng kem dùng cho đủ Lượng thuốc chống nắng vừa đủ cho toàn cơ thể là từ 25-30g (khoảng sáu muỗng càphê), cho mặt là 2,5g (khoảng gần nửa lóng tay) Cần thoa kể cả lúc trời có mây hoặc lúc ta đang ở trong bóng râm Hãy chọn mua các sản phẩm chứa oxide kẽm, titanium dioxide hoặc chất avobenzone vì chúng lọc được tia UVA hoặc chọn những loại có phổ chống nắng rộng vừa tia UVA, vừa tia UVB
Điều cuối cùng mà người sử dụng kem chống nắng phải lưu ý, chớ quá ỷ lại vào kem chống nắng bởi không có loại kem hay thuốc nào có thể bảo vệ ta một cách tuyệt đối trước sự tấn công của các tia cực tím Tốt nhất là tránh ra nắng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều và dù có dùng sản phẩm chống nắng, chúng ta vẫn nên đội mũ nón, mang găng, đeo kính mát hỗ trợ
Hiểu đúng chỉ số chống nắng
SPF là chữ viết tắt của Sun Protection Factor (yếu tố che chở ánh sáng mặt trời) Đây là tỷ số giữa thời gian gây ban đỏ trên da khi có bôi kem chống nắng so với tình huống ấy khi không sử dụng kem chống nắng Chỉ số chống nắng càng cao thì khả năng bảo vệ da càng tốt
Trang 5Tuy nhiên, trên thực tế chỉ cần dùng kem chống nắng có SPF từ 15 – 30 là đủ
Vì dù chỉ số chống nắng có cao hơn 40, 50 hoặc hơn thế thì khả năng chống nắng cũng không cao hơn một cách đáng kể
Theo quy ước của cơ quan Dược phẩm và thực phẩm của Mỹ, các sản phẩm có chỉ số hơn 30, dù gấp bao nhiêu lần thì cũng chỉ ghi là SPF 30+ Nếu sử dụng cùng lúc hai sản phẩm chống nắng, như bôi kem chống nắng bên dưới rồi đánh chồng phấn chống nắng lên trên, thì chỉ số chống nắng vẫn được tính theo sản phẩm có SPF cao hơn chứ không phải là cộng dồn hai chỉ số