Sơ đồ DFD thừơng đợc phân cấp từ cao xuống thấp: + Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram)
Tên ngời/ bộ phận Phát/ nhận tin
Tên tiến trình xử lý
Sơ đồ ngữ cảnh thể hiện khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin, Sơ đồ này không đi vào chi tiết mà mô tả sao cho chỉ một lần nhìn thấy là nhận ra nội dung chính của hệ thống thông tin. Thông thờng sơ đồ ngữ cảnh không cần kho dữ liệu, bỏ qua các xử lý cập nhật. Sơ đồ này còn gọi sơ đồ mức 0.
+ Phân rã sơ đồ
Phân rã là kỹ thuật mô tả chi tiết hơn hệ thống thông tin từ sơ đồ mức 0 thành mức 1, mức 2, mức 3 Quá trình phân rã sâu hơn là tuỳ thuôc vào phân tích…
viên và mức độ chi tiết của hệ thống thông tin. 2.4 Đề xuất giải pháp và chuẩn bị trình bày báo cáo
Sau khi thu thập và mô hình hoá dữ liệu của hệ thống thực tại, phân tích viên xây dựng mô hình vật lý ngoài và mô hình lô gíc. Từ đó dự đoán tồn tại cần khắc phục hệ thống hiện tại.
Công việc tiếp theo sau khi chuẩn đoán khuyết tật của hệ thống cũ là phải đa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề. Từ đó xác định mục tiêu mới của hệ thống thông tin mới.
3 Giai đoạn thiết kế lô gíc
(Giai đoạn thiết kế lô gíc đợc thực hiện sau khi báo cáo của giai đoạn phân tích chi tiết đợc phê chuẩn)
Mục đích của giai đoạn này là xác định một cách chi tiết và chính xác những cái mà mà hệ thống mới phải làm để đạt đợc những mục tiêu đã đợc thiết lập từ giai đoạn phân tích chi tiết mà vẫn luôn tuân thủ đợc những rằng buộc của môi tr- ờng. Sản phẩm của quá trình này là các sơ đồ DFD, sơ đồ cấu trúc dữ liệu DSD, các sơ đồ phân tích tra cứu và các phích lôgíc của từ điển hệ thống. Mô hình này phải đợc những ngời sử dụng xem xét và thông qua đảm bảo rằng chúng đáp ứng tốt các yêu cầu của họ.
Các bớc của giai đoạn thiết kế lô gíc theo trật tự sau: Thiết kế cơ sở dữ liệu, thiết kế xử lý và thiết kế các dòng vào.
3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu
Để xác định đợc một cơ sở dữ liệu chuẩn (không thừa và không thiếu dữ liệu, cung cấp đầy đủ và chính xác theo nhu cầu ngời sử dụng là việc rất khó). Việc này không chỉ đòi hỏi ngời phân tích viên thiết kế có kinh nghiệm và kiến thức mà còn phụ thuộc vào quy mô và sự giúp đỡ của tổ chức, ngời mà sau này sẽ trực tiiếp sử dụng hệ thống thông tin.
Có hai phơng pháp đợc sử dụng chủ yếu để thiết kế cơ sở dữ liệu. Đó là thiết kế từ đầu ra và phơng pháp mô hình hoá.
Phơng pháp thiết kế cơ sở dữ liệu từ đầu ra:
Xác định các tệp cơ sở dữ liệu trên cơ sở các thông tin đầu ra của hệ thống là phơng pháp cổ điển và cơ bản của việc thiết kế cơ sở dữ liệu. Các bớc chi tiết
khi thiết kế cơ sở dữ liệu đi từ các thông tin đầu ra:
Bớc 1: Xác định các đầu ra.
+ Liệt kê toàn bộ các thông tin đầu ra.
+ Nội dung, khối lợng, tần suất và nơi nhận chuúng.
Bớc 2: Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra
Liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra:
Trên mỗi thông tin đầu ra có nhiều phần tử thông tin gọi là các thuộc tính. Nhiệm vụ của phân tích viên hệ thống là phải liệt kê toàn bộ các thuộc tính thành một danh sách sau đó tiến hành phân tích.
+ Đánh dấu các thuộc tính lặp: Là những thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu. Những thuộc tính lặp ký hiệu là R(Repeatable).
+ Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh: Là những thuộc tính đợc tính toán ra hoặc suy ra từ những thuộc tính khác. Những thuộc tính này đợc kí hiệu bằng chữ S (Secondary). Những thuộc tính thứ sinh thì sẽ loại bỏ khỏi danh sách.
+ Những thuộc tính không phải thứ sinh thì là những thuộc tính cơ sở. Gạch chân các thuộc tính khoá là những phần tử định danh cho đối tợng thông tin. Thực hiện chuẩn hoá dữ liệu :
+ Khái niệm chuẩn hoá dữ liệu
- Chuẩn hoá dữ liệu là quá trình khoả sát danh sách thuộc tính, phân tích chúng để đa về một dạng sao cho:
- Không có sự lặp lại các thuộc tính ở các bảng khác nhau trừ thuộc tính khoá và thuộc tính kết nối.
- Loại bỏ những thuộc tính có nhiều giá trị là kết tính toán của các thuộc tính khác.
- Không mang nhiều nghĩa với nhiều ngời sử dụng. Tức là không có vai trò giống nhau giữa các tập thực thể.
+ Phụ thuộc hàm
(Phụ thuộc hàm là khái niệm quan trọng khi xem xét chuẩn hoá)
- Với mọi giá trị của khoá tại thời điểm đang xét chỉ có tơng ứng một giá trị cho từng thuộc tính khác trong bảng.
- Nếu có thuộc tính không phụ hàm vào khoá thì nó phải nằm trong một bảng thực thể khác. Quá trình chuẩn hoá đợc thực hiện trên khái niệm phụ thuộc hàm.
+ Thực hiện chuẩn hoá mức 1(1.NF)
- Chuẩn hoá múc 1 (1.NF) quy định rằng, trong mỗi danh sách không đợc phép chứa những thuộc tính lặp. Nếu có thuộc tính lặp thì phải tách các thuộc tính lặp đó ra thành các danh sách con, có một ý nghĩa quản lý.
- Gắn thêm cho nó một tên, tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của danh sách gốc.
+Thực hiện chuẩn hoá mức 2(2.NF)
- Chuẩn hoá mức 2 (2.NF) quy định rằng, trong danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ khoá chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần tử khoá. Nếu có sự phụ thuộc nh vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ của khoá thành một danh sách mới.
- Lấy bộ phận khoá này làm khoá mới cho danh sách mới. Đặt cho danh sách đó một tên riêng cho phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách.
+ Thực hiện chuẩn hoá mức 3(3.NF)
- Chuẩn hoá mức 3 quy định rằng, trong danh sách không đợc phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các hệ thống thông tin. Nếu có thuộc tính Z phụ thuộc hàm vào thuộc tính Y và thuộc tính Y phụ thuộc hàm vào X thì phải tách chúng vào 2 danh sách chứa quan hệ Z, Y và danh sách chứa quan hệ Y với X.
- Xác định khoá và tên cho mỗi danh sách mới.
Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phơng pháp mô hình hoá Các khái niệm cơ bản:
+ Thực thể (Entity):Là những đối tợng cụ thể hoặc trừu tợng trong thế giới thực mà ta muốn lu trữ thông tin về chúng. Một thực thể có thể là nhân sự, tổ chức, có thể là tài sản hữu hìnhững hoặc vô hình. Nhng nó là một tập hợp các đối tợng có cùng đặc trng chứ không phỉa một đối tợng riêng biệt.
Trong thực tế khi thiết kế cơ sở dữ liệu ta thờng biểu diễn thực thể bằng một hình chữ nhật có ghi tên thực thể bên trong.
+ Liên kết (Association): Một thực thể trong thực tế không tồn tại riêng biệt, độc lập với các thực thể khác mà giữa chúng có sự liên kết qua lại với nhau. Cũng có thể là gọi chúng là có quan hệ với nhau. Khái niệm liên kết hay quan hệ đợc dùng để trình bày, thể hiện mối liên hệ tồn tại giữa các thực thể.
+ Số mức độ của liên kết: Để thiết kế tốt các sự trợ giúp quản lý của hệ thống thông tin, ngoài việc biểu diễn liên kết thực thể nàu với thực thể khác ra sao còn phải biết có bao nhiêu lần xuất của thực thể A tơng tác với mỗi lần xuất của thực thể B và ngợc lại Sau đây là các loại liên kết thực thể thờng gặp
Các mức độ của liên kết:
1@N Liên kết loại Một Nhiều–
Mỗi lần xuất của thực thể A đợc liên kết với một hoặc nhiều thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B chỉ có thể liên kết với duy nhất một lần xuất của thực thể A.
N@N Liên kết loại Nhiều Nhiều–
Mỗi lần xuất của thực thể A đợc liên kết với một hoặc nhiều thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B đợc liên kết với một hoặc nhiều lần xuất của thực thể A.
+ Khả năng chọn liên kết
Là cách thức tham gia liên kết, trong thực tế có thể những lần xuất của thực thể A không tham gia vào trong liên kết đang tồn tại giữa thực thể A và thực thể B.
Đây là khả năng tuỳ chọn liên kết. + Chiều của một liên kết
Chỉ ra số lợng các thực thể tham gia vào liên kết (quan hệ).Có 3 loại quan hệ :Quan hệ 1 chiều, Quan hệ 2 chiều, Quan hệ nhiều chiều.
- Quan hệ một chiều: là quan hệ mà mỗi lần xuất của một thực thể đợc quan hệ với một lần xuất của chính thực thể đó .
- Quan hệ hai chiều: là quan hệ mà trong đó có hai thực thể liên kết với nhau.
- Quan hệ nhiêù chiều: là một quan hệ có nhiều hơn hai thực thể tham gia.
+ Thuộc tính:
Để mô tả các đặc trng của một thực thể hoặc một quan hệ. Có 3 loại thuộc tính: Thuộc tính định danh, thuộc tính mô tả và thuộc tính quan hệ.
- Thuộc tính định danh (Identifier) là thuộc tính dùng để xác định một cách duy nhất một lần xuất của thực thể.
- Thuộc tính mô tả (Description) dùng để mô tả về thực thể.
- Thuộc tính quan hệ (Relationship) dùng để chỉ đến một lần xuất nào đó trong thực thể có quan hệ.
+ Qui tắc:
Một quan hệ đợc định danh bằng việc ghép định danh của các thực thể tham gia vào quan hệ.
Chuyển đổi sơ đồ khái niệm dữ liệu sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu
- Sau khi phân tích viên có đợc sơ đồ luồng dữ liệu mô tả hoạt động của doanh nghiệp thì cần chuyển đổi thành sơ đồ cấu trúc dữ liệu (DSD).