1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN

135 940 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 4,74 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo công nghệ thông tin ngành viễn thông Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN

Trang 1

ĐỒ ÁN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCĐề tài:

CÁC PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP IP

TRÊN QUANG VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGNCỦA TỔNG CÔNG TY BCVT VIỆT NAM

Người hướng dẫn: TS Hoàng Văn Võ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Yến

Lớp: D2001VT

Hà Nội 2005

Trang 2

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Trang 3

-o0o -ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Yến

 Các phương thức tích hợp IP trên quang

 Ứng dụng IP trên quang trong NGN của Tổng công ty BCVT Việt Nam

Ngày giao đề tài:

Trang 4

TS Hoàng Văn Võ

Trang 6

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT i

Lời nói đầu 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Xu hướng tích hợp IP trên quang 3

1.1.1 Sự phát triển của Internet 3

1.1.2 Sự phát triển của công nghệ truyền dẫn 4

1.1.3 Nỗ lực của các nhà cung cấp và các tổ chức 5

1.2 Quá trình phát triển 6

1.2.1 Các giai đoạn phát triển 6

1.2.2 Mô hình phân lớp của các giai đoạn phát triển 9

1.3 Các yêu cầu đối với truyền dẫn IP trên quang 12

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ GHÉP KÊNH THEO BƯỚC SÓNG 13

2.1 Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật WDM 13

2.2 Các đặc điểm của công nghệ WDM 15

2.3 Một số công nghệ then chốt 16

2.3.1 Nguồn quang 16

2.3.2 Bộ tách ghép bước sóng quang 19

2.3.3 Bộ lọc quang 21

2.3.4 Bộ đấu nối chéo quang OXC 22

2.3.5 Bộ xen/rẽ quang OADM 24

2.4.3 Bộ khuếch đại quang 33

2.4.4 Hiệu ứng phi tuyến 33

Trang 7

3.1.7 Định tuyến 47

3.2 IPv6 50

3.2.1 Tại sao lại có IPv6? 50

3.2.2 Khuôn dạng datagram IPv6 50

3.2.3 Các tiêu đề mở rộng của IPv6 51

3.2.4 Các loại địa chỉ IPv6 55

3.2.5 Các đặc tính vượt trội của IPv6 56

3.2.6 Sự chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 57

3.2.7 IPv6 cho IP/WDM 60

3.3 Hỗ trợ chất lượng dịch vụ trong IP 60

3.3.1 Kiểu dịch vụ tích hợp (IntServ) 60

3.3.2 Mô hình dịch vụ phân biệt (DiffServ) 61

CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP IP TRÊN QUANG 63

4.5 Công nghệ Ethernet quang (Gigabit Ethernet- GbE) 78

4.6 Kỹ thuật MPLS để truyền dẫn IP trên quang 80

4.7.1 MPLS trong mạng quang hay GMPLS (Generalized MPLS) 86

4.7.2 Mạng quang chuyển mạch tự động (ASON) 89

4.8 Công nghệ truyền tải gói động (DPT) 92

4.9 Phương thức truyền tải gói đồng bộ động (DTM) 93

4.9.1 Truyền tải IP qua mạng DTM 93

4.9.2 Cấu trúc định tuyến 94

4.9.3 Phân đoạn IPOD 94

4.9.4 Tương tác với OSPF 95

4.10 Kiến trúc IP/SDL/WDM 95

4.11 Kiến trúc IP/WDM 96

4.11.1 IP over WDM 96

4.11.2 IP over Optical 105

Trang 8

5.1 Mạng thế hệ sau (NGN) của Tổng công ty 110

5.1.1 Khái niệm về NGN 110

5.1.2 Nguyên tắc tổ chức mạng thế hệ sau (NGN) 111

5.1.3 Mạng thế hệ sau của Tổng công ty 111

5.2 Phân tích và đánh giá các phương thức tích hợp IP trên quang 114

5.2.1 Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá 114

5.2.2 Phân tích và đánh giá 115

5.3 Tình hình triển khai IP trên quang của Tổng công ty 119

5.3.1 Giai đoạn trước năm 2004 119

5.3.2 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay 120

5.4 Đề xuất phương án IP trên quang cho Tổng công ty trong những năm tới 121

Trang 9

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

CR-LDP Constain-based Routing using Lable Distribution Protocol

Định tuyến và sử dụng giao thức phân phối nhãn

Ghép kênh bước sóng mật độ cao

HDLC High-level Data Link Control Điều khiển liên kết dữ liệu mức cao

ICMP Internet Control Message Protocol Giao thức bản tin điều khiển Internet

Giao thức quản lý nhóm

IS - IS Intermediate Intermadiate System

System-to-Giao thức node trung gian-node trung gian

Liên hiệp viễn thông quốc tế

cao

Trang 10

LSP Lable Switch Path Đường chuyển mạch nhãn

MPλSS MultiProtocol Lambda Switching Chuyển mạch bước sóng đa giao thức

OAM&P Operation, Administation, Maintaince and Provisioning

Các chức năng vận hành, quản lý, bảo dưỡng và giám sát

Kết nối dịch vụ miền quang

O-UNI Optical User-Network Interface Giao diện mạng-người sử dụng

PDH Plesiochronous Digital Hierarche Phân cấp số cận đồng bộ

Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng

SAPI Service Access Point Identifier Chỉ thị điểm truy cập dịch vụ

Trang 11

SPM Self Pulse Modulation Hiệu ứng tự điều chế pha

TCP Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền dẫn

VBR-rt Variable Bit Rate-real time Tốc độ bit khả biến-thời gian thực

Trang 12

Lời nói đầu

Internet đã làm một cuộc cách mạng hoá đến rất nhiều khía cạnh trong cuộc sốngcủa chúng ta Nó đã ảnh hưởng đến cách mà chúng ta kinh doanh cũng như cách màchúng ta giải trí Nó làm thay đổi hẳn các hoạt động mang tính chất truyền thống củacon người Bằng cách sử dụng Internet người ta có thể đọc một tờ báo ở một thành phốrất xa, hoặc tìm kiếm một bộ phim hành động đang chiếu ở đâu đó, nói chuyện với mộtngười lạ ở bất kỳ nơi nào người ta muốn, hoặc so sánh giữa các cửa hàng với nhau vềmột sản phẩm nào đó (ví dụ như một chiếc máy tính)… Chính sự đơn giản trong sửdụng, đa dạng trong số các dịch vụ cung cấp và tương đối rẻ so với các loại hình thứcdịch vụ khác, Internet đã phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng tại các quốc giatrên thế giới.

Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng cung cấp các loại hình dịch vụkhác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Các loại hình dịch vụ như: thoại,âm thanh, hình ảnh đều có thể sử dụng giao thức Internet (IP) nhờ tính phổ thông vàgiá thành rẻ của nó Mỗi loại dịch vụ đều có một yêu cầu về băng thông, tốc độ truyềndẫn, QoS…phục vụ nhu cầu của người sử dụng.

Nhu cầu lưu lượng tăng mạnh do sự bùng nổ của các loại hình dịch vụ Internet vàcác dịch vụ băng rộng đã tác động mạnh mẽ tới việc cải tiến, xây dựng cấu trúc mạngviễn thông Việc xây dựng mạng thế hệ sau (NGN) là một giải pháp hữu hiệu nhằmthoả mãn nhu cầu của mạng lưới Trong cấu trúc NGN, lớp truyền tải là khâu quantrọng nhất có nhiệm vụ truyền dẫn thông suốt lưu lượng trao đổi thông tin của ngườidùng với tất cả các loại hình dịch vụ trên mạng, trong đó mạng truyền dẫn được xem làhuyết mạch chính Để thoả mãn việc thông suốt lưu lượng với băng tần lớn, các hệthống truyền dẫn thông tin quang được sử dụng nhờ các ưu điểm nổi bật của nó Mặtkhác, công nghệ WDM được xem là công nghệ quan trọng và hiệu quả nhất cho đườngtruyền dẫn Công nghệ WDM đã và đang cung cấp cho mạng lưới khả năng truyền dẫncao trên băng tần cực lớn Với công nghệ WDM, nhiều kênh quang, thậm chí tới hàngngàn kênh quang, truyền đồng thời trên một sợi, trong đó mỗi kênh quang tương ứngmột hệ thống truyền dẫn độc lập tốc độ nhiều Gbps Hơn nữa, sự ra đời phiên bản mớiIPv6 và các công nghệ như: chuyển mạch quang, GbE…là cơ sở để xây dựng mộtmạng thông tin toàn quang Với tốc độ truyền dẫn ánh sáng và dung lượng truyền dẫncó thể đạt tới tốc độ nhiều Gbps hoặc Tbps trong các mạng toàn quang này, khối lượnglớn các tín hiệu quang được truyền dẫn trong suốt từ đầu đến cuối.

Do đó, việc ứng dụng kỹ thuật IP over Optical là một xu hướng tất yếu của cácmạng viễn thông hiện nay Để tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thuật này, đồ án tốt nghiệpcủa em với đề tài “Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGNcủa Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam” sẽ trình bày tổng quan các phương

Trang 13

thức hướng đến công nghệ IP trên quang bằng cách sử dụng lại các công nghệ hiện cónhư: PDH, SDH, ATM…và sử dụng các công nghệ mới như: DTM, SDL…Qua đóđánh giá về QoS của các phương thức và trình bày công nghệ được ứng dụng trongmạng viễn thông hiện nay.

Nội dung của đề tài được chia thành 5 chương như sau:

- Chương 1: Giới thiệu chung về sự phát triển của Internet, công nghệ truyền

dẫn Đánh giá sơ bộ về ưu điểm và nhược điểm của các mô hình truyền dẫn IP trênquang Yêu cầu đối với việc truyền dẫn IP trên quang.

- Chương 2: Trình bày về công nghệ ghép kênh theo bước sóng, các thiết bị của

hệ thống và yêu cầu đối với các thiết bị này Và một số chú ý khi sử dụng công nghệDWDM.

- Chương 3: Tìm hiểu về giao thức IP với hai phiên bản là IPv4 và IPv6 Bao

gồm: khuôn dạng gói tin, quá trình phân mảnh và tái hợp, định tuyến, đặc tính vượttrội của IPv6 so với IPv4 và sự chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6.

- Chương 4: Nghiên cứu các phương thức truyền dẫn IP trên quang Đặc biệt lưu

ý giai đoạn cuối cùng - truyền dẫn IP datagram trực tiếp trên quang: nguyên lý, kiếntrúc, các yêu cầu đối với hệ thống.

- Chương 5: Phân tích và đánh giá các giải pháp đã trình bày ở chương 4 Tìm

hiểu nguyên tắc tổ chức và phương thức ứng dụng trong NGN của TCT.

Do hạn chế về thời gian và năng lực nên nội dung của đồ án này không tránhkhỏi những thiếu sót và nhầm lẫn Em mong quý Thầy, Cô giáo và các bạn quan tâm,đóng góp ý kiến thêm.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo TS Hoàng Văn Võ đã tận tình hướng dẫnem hoàn thành đồ án tốt nghiệp này Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Côgiáo trong khoa Viễn thông I - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; các anh,chị trong Trung Tâm ứng dụng công nghệ mới - Viện Khoa Học Kỹ Thuật Bưu Điện;các anh, chị trong Trung Tâm Viễn Thông Khu Vực I, VTN đã cung cấp tài liệu và cónhững lời khuyên bổ ích giúp đỡ em trong quá trình làm đề tài này!

Hà Đông, tháng 11 năm 2005

Sinh viên

Nguyễn Thị Yến

Trang 14

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN

Trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, công nghệ truyền thông, tin họcđã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến đờisống kinh tế xã hội Sự phát triển này làm thay đổi hẳn cách sống và cách làm việccủa con người và đã đưa loài người sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của nền kinhtế tri thức.

Khi công nghệ viễn thông và tin học phát triển đến trình độ cao, chúng luôn luôntác động và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển Quá trình này dẫn đến sự hội tụ củacông nghệ viễn thông và tin học, tạo nên một mạng truyền thông thống nhất đáp ứngmọi nhu cầu dịch vụ đa dạng, phong phú của xã hội Mạng viễn thông thống nhất cóxu thế toàn cầu hoá với mục tiêu phát triển:

- Công nghệ hiện đại.- Chất lượng tiên tiến.

- Khai thác đơn giản, thuận tiện.

- Chuẩn hoá quốc tế và đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Chính vì thế, cần có một phương thức truyền dẫn mới ra đời có khả năng đápứng được các yêu cầu này

1.1 Xu hướng tích hợp IP trên quang1.1.1 Sự phát triển của Internet

a) Về mặt lưu lượng

Thoại là hình thức thông tin đã xuất hiện từ lâu và ngày nay lưu lượng thoại đangđi vào trạng thái ổn định mà trong quá trình phát triển khó có thể có được sự đột biếnnào Trong khi đó, xã hội loài người đang chuyển sang xã hội thông tin, nhu cầu traođổi số liệu lớn nên lưu lượng số liệu ngày càng cao Sự ra đời và phổ biến của mạngInternet đã khiến cho nhu cầu trao đổi thông tin tăng, dẫn đến bùng nổ lưu lượngInternet Theo số liệu thống kê trên thế giới trong 5 năm qua, lưu lượng Internet đãtăng 86% mỗi năm, hơn 6 lần tốc độ phát triển của lưu lượng thoại Hiện nay, khoảng45% dân số EU kết nối Internet Các nước Châu Á tuy tỷ lệ kết nối Internet hiện cònthấp, nhưng trong một vài năm tới sẽ tăng rất nhanh, đặc biệt là các thị trường tiềmnăng như Trung Quốc và Ấn Độ.

Trang 15

Ngoài ra, ngày nay giao thức IP không chỉ còn sử dụng để truyền dẫn số liệu chomạng Internet mà nó còn được sử dụng để truyền dẫn các loại lưu lượng khác nhaunhư thoại, video là các dịch vụ với QoS cao Vì vậy, phương thức truyền dẫn phải códung lượng lớn và chất lượng cao.

b) Về mặt công nghệ

Các tổ chức viễn thông quốc tế đã khuyến nghị nhiều công nghệ truyền dẫn sốliệu khác nhau Sử dụng giao thức X.25 để truyền dẫn có nhược điểm là thời gian trễlớn do có nhiều thủ tục quản lý, sửa lỗi, phát lại gói tin và cần thiết lập liên kết trướckhi truyền, các liên kết này được dùng riêng nên hiệu suất sử dụng không cao X.25 cóthông lượng tối đa là 64 Kbps nên không đáp ứng được truyền thông đa phương tiện.

Để khắc phục, giao thức Frame Relay ra đời cho phép thông lượng đạt tới 2Mbps Đồng thời nó còn giảm thời gian trễ vì không có chức năng sửa lỗi, gói tin hỏngsẽ bị loại bỏ, việc kiểm tra gói tin được thực hiện tại từng node trên đường truyền vàkhi gói tin bị hỏng sẽ bị loại bỏ ngay và các gói sau sẽ được phát tiếp Đến đích, góinào thiếu mới yêu cầu phát lại.

IP băng hẹp sử dụng mã hoá vi sai nên với cùng một tốc độ truyền dẫn thì lượngthông tin truyền đi nhiều hơn Trong khi đó, IP băng rộng ra đời sẽ cung cấp phươngthức truyền dẫn có băng thông rộng, truyền được tất cả các nhu cầu dịch vụ của xã hộinhư truyền hình, hội nghị truyền hình, giao dịch điện tử, mua hàng tại nhà, truy cậpthông tin

Công nghệ truyền dẫn IP có nhiều điểm ưu việt so với chuyển mạch kênh truyềnthống, cụ thể: nó là hình thức truyền dẫn thông tin theo các gói nên định tuyến các góitin là độc lập nhau, hiệu suất sử dụng tài nguyên mạng cao, quản lý đơn giản, khai thácdễ dàng và nó sẽ là xu hướng phát triển tất yếu.

1.1.2 Sự phát triển của công nghệ truyền dẫn

Có nhiều hình thức để truyền dẫn tín hiệu từ đầu cuối đến đầu cuối Các phươngthức truyền thống chính là sử dụng cáp Đầu tiên là sử dụng cáp đồng Đây là hìnhthức truyền dẫn đơn giản nhất nhưng lại bộc lộ nhiều nhược điểm như: băng thônghẹp, tốc độ thấp, chịu ảnh hưởng của sóng điện từ Hiện nay, cáp đồng chỉ còn đượcsử dụng để truyền dẫn ở cự ly ngắn, dung lượng ít Để cải thiện chất lượng truyền dẫn,người ta sử dụng cáp đồng trục Tuy cáp đồng trục đã hạn chế được sự ảnh hưởng củasóng điện từ nhưng băng thông và tốc độ truyền dẫn thì vẫn không đáp ứng được nhucầu phát triển Các hệ thống truyền dẫn vô tuyến như vi ba số, vệ tinh cũng đã ra đời

Trang 16

nhưng chất lượng của các phương pháp truyền dẫn này lại phụ thuộc rất nhiều vàođiều kiện của môi trường như: nhiệt độ, mưa, độ ẩm Vì thế, chất lượng đường truyềnkhông ổn định.

Khi truyền dẫn cáp sợi quang ra đời đã đem đến một phương pháp truyền dẫnmới có băng thông rộng, tốc độ cao và chất lượng truyền dẫn tốt vì ít chịu ảnh hưởngcủa sóng điện từ cũng như các điều kiện của môi trường xung quanh Ngoài ra, các hệthống ghép kênh theo bước sóng WDM cũng đang được ứng dụng trên mạng, có khảnăng đáp ứng được tất cả các yêu cầu của người sử dụng cũng như của các nhà cungcấp DWDM còn cho phép ghép nhiều bước sóng hơn trên một sợi quang, như vậy giáthành sẽ giảm trong khi dung lượng của hệ thống là rất lớn, đáp ứng được sự bùng nổthông tin ngày nay DWDM là lựa chọn tất yếu cho các mạng truyền dẫn.

1.1.3 Nỗ lực của các nhà cung cấp và các tổ chức

Bên cạnh nhu cầu lắp đặt các modul định tuyến IP, đã có một số tham luận tronglĩnh vực kinh tế và kỹ thuật đề cập đến những nỗ lực nhằm kết hợp IP với công nghệquang Ví dụ, đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cần có độ rộng băngthông cho phép ghép kênh tăng dung lượng, vì thế có thể sử dụng biện pháp như ghépkênh theo bước sóng mật độ cao DWDM để đáp ứng được các yêu cầu truyền tải lưulượng lớn mạng DWDM cho phép ghép STM-16 (2,5 Gbps) hay STM-64 (10 Gbps)kênh thoại trên các bước sóng để truyền dẫn song song trên một sợi cáp quang.

ISP còn dùng công nghệ quang có chi phí thấp để truyền toàn bộ các gói IP kíchthước lớn dưới dạng quang trong suốt qua các điểm trung chuyển mà không phảichuyển đổi lại (không cần chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu điện, xử lý tại tầng IPvà chuyển đổi ngược lại thành tín hiệu quang cho bước tiếp theo trên tuyến) Các nhàcung cấp luôn mong muốn thúc đẩy việc hoàn thiện cơ cấu kỹ thuật lưu lượng IP đểnhanh chóng xây dựng các chức năng cho tầng quang nhằm đáp ứng được yêu cầutăng số địa chỉ dự phòng Công nghệ truyền tải quang còn có kỹ thuật bảo vệ và khôiphục dữ liệu một cách nhanh chóng Đây là vấn đề mà các ISP rất quan tâm khi họmuốn truyền được nhiều dữ liệu có tính khẩn cấp cao.

Mặt khác, một số nhà cung cấp cho rằng các chức năng của tầng truyền dẫn đồngbộ ATM hay tầng SDH - các thành phần chính trong cơ sở hạ tầng của nhiều mạng - sẽkhông cần thiết khi có các chức năng tương tự hay tốt hơn được thực hiện nhờ sự liênkết của tầng IP và tầng quang Việc loại bỏ một tầng tương ứng với việc loại bỏ phầncứng và chi phí vận hành của nó; do đó, cơ sở hạ tầng của mạng sẽ có giá thành thấp

Trang 17

và ít phức tạp hơn Tất nhiên nó không đúng cho mọi trường hợp, cụ thể là đối với cácnhà cung cấp còn sử dụng các dịch vụ ATM hay TDM.

Các hoạt động giúp cho việc thống nhất công nghệ IP và công nghệ quang thựchiện tốt hơn vẫn chưa được nói đến nhiều từ trước đến nay Loại router có card đườngdây cung cấp OC-192/STM-64 đã được sản xuất và sử dụng trong một số mạng Mộthọ thiết bị mạng mới đã ra đời gọi là các bộ định tuyến theo bước sóng Những thiết bịnày dùng giao thức định tuyến động giả IP để tạo và chuyển mạch một số lượng lớncác kết nối quang.

Tổ chức IETF đang giải quyết một số công việc để tìm ra những cách tốt hơnnhằm thực hiện truyền dẫn IP trên mạng quang Đáng chú ý hơn, nhóm làm việc vềchuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS (MultiProtocol Label Switching) đã đề xuấtviệc mở rộng để có thể thực hiện được tại các kết nối chéo quang OXC (Optical CrossConnect) và được gọi là chuyển mạch bước sóng đa giao thức MPλSS (MultiProtocolLambda Switching).

Ngoài ra, còn có các tổ chức khác và các Liên đoàn công nghiệp đang sử dụng

các giao thức chuẩn cho phép các thực thể client (ví dụ như Router IP) báo hiệu và

thiết lập kết nối qua mạng truyền tải quang (OTN) Các nhóm này bao gồm: Diễn đànkết nối mạng quang (OIF), Kết nối song hướng dịch vụ miền quang (ODSI) và Liênhiệp viễn thông quốc tế (ITU).

Hạ tầng cơ sở của mạng truyền thông trong tương lai, đặc biệt là trong xã hộithông tin, thì IP trên DWDM là tất yếu Trên cơ sở IP trên DWDM sẽ đáp ứng đượccác nhu cầu dịch vụ phong phú, đa dạng cũng như đảm bảo được chất lượng dịch vụ.Vì thế, IP trên DWDM đang nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhàsản xuất cũng như các tổ chức viễn thông trên thế giới.

1.2 Quá trình phát triển1.2.1 Các giai đoạn phát triển

Do sự phát triển về công nghệ còn nhiều hạn chế mà kỹ thuật IP over Opticalkhông thể thực hiện ngay lập tức các gói IP trực tiếp trên quang Để đạt được kỹ thuậtnày cần phải trải qua một quá trình phát triển Quá trình này được chia ra làm 3 giaiđoạn phát triển và được minh hoạ trong hình 1.1

Trang 18

Kênh bước sóng thuê riêngCác dịch vụ IP

Frame RelayCác luồngCác kênh

thuê riêng

Kênh bước sóng thuê riêngCác dịch vụ IP

Frame RelayCác luồng thuê riêngCác kênh

Frame RelayCác luồng thuê riêngCác kênh

Giai đoạn II

Giai đoạn IIIDWDM

Kênh bước sóng thuê riêngInternet cơ bản

Giai đoạn I

Hình 1.1: Tiến trình phát triển của tầng mạng.

Trang 19

1 Giai đoạn I: IP over ATM

Đây là giai đoạn đầu tiên trong công nghệ truyền tải IP trên quang Trong giaiđoạn này, các IP datagram trước khi đưa vào mạng truyền tải quang (OTN) thì phảithực hiện chia cắt thành các tế bào ATM để có thể đi từ nguồn tới đích Tại chuyểnmạch ATM cuối cùng, các IP datagram mới được khôi phục lại từ các tế bào.

Đây là giai đoạn đầu tiên nên có đầy đủ các tầng IP, ATM và SDH, do đó chi phícho lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng là tốn kém nhất Tuy nhiên, khi mà công nghệ củacác router còn nhiều hạn chế về mặt tốc độ, dung lượng thì việc xử lý truyền dẫn IPtrên quang thông qua ATM và SDH vẫn có lợi về mặt kinh tế.

2 Giai đoạn II: IP over SDH

IP over SDH là giai đoạn tiếp theo trong tiến trình phát triển hướng tới mạngInternet quang – mô hình này đã được sử dụng trong nhiều mạng thực tế hiện nay.Trong hình vẽ này, tầng ATM đã bị loại bỏ và các IP datagram được chuyển trực tiếpxuống tầng SDH Như vậy, đã loại bỏ được các chức năng, sự hoạt động và chi phí bảodưỡng cho riêng mạng ATM Điều này có thể thực hiện được bởi công nghệ router đãcó những ưu điểm vượt trội so với chuyển mạch ATM về mặt tính năng, dung lượngvà còn vì router IP là phương tiện có chức năng định hướng cho đơn vị truyền dẫn ưuviệt: IP datagram.

Ngoài ra, việc có thêm kỹ thuật MPLS bổ sung vào tầng IP sẽ xuất hiện hai khảnăng mới Đầu tiên, nó cho phép thực hiện kỹ thuật lưu lượng nhờ vào khả năng thiếtlập kênh ảo VC - giống như các đường cụ thể trong mạng chỉ gồm các router IP Thứhai, MPLS tách riêng mặt điều khiển ra khỏi mặt định hướng nên cho phép giao thứcđiều khiển IP quản lý trạng thái thiết bị mà không yêu cầu xác định rõ biên giới củacác IP datagram (như trong chuyển mạch ATM đòi hỏi phải xác định rõ biên giới củatừng tế bào) Như vậy, có thể dễ dàng xử lý đối với các IP datagram có độ dài thay đổi.

3 Giai đoạn III: IP over Optical

Trong giai đoạn này, tầng SDH cũng bị loại bỏ và IP datagram được chuyển trựctiếp xuống tầng quang Việc loại bỏ tầng ATM và tầng SDH đồng nghĩa với việc có ítphần tử mạng phải quản lý hơn Sự kết hợp IP phiên bản mới với khả năng khôi phụccủa tầng quang, các thiết bị OAM&P và chức năng định tuyến phân bố đã tạo ra khảnăng phục hồi, phát hiện lỗi và giám sát nhanh Một điểm mới là với cấu trúc khunggọn nhẹ có thể thay thế cho các chức năng mà các khung SDH thực hiện trong các kếtnối Och Sự tồn tại của hàng loạt giao thức kỹ thuật lưu lượng MPLS (MPLS TE) đã

Trang 20

mở rộng khả năng hoạt động cho mạng quang và tầng IP, đặc biệt là các router IP ngàynay có thể giao diện trực tiếp với mạng quang.

Thông qua 3 giai đoạn phát triển trên ta thấy rằng càng các giai đoạn về sau thìcác tầng ATM, SDH càng giảm do ít sử dụng vì một số hạn chế vốn có của nó trongkhi yêu cầu về chất lượng dịch vụ càng ngày càng tăng, còn DWDM càng tăng lên docó những ưu điểm ưu việt cho việc tích hợp các gói tin IP trên quang Trong quá trìnhđó xuất hiện một số công nghệ mới hỗ trợ cho việc phát triển truyền dẫn cho quá trìnhtích hợp IP trên quang như GMPLS, DTM, GbE Trong phần tiếp theo sẽ nghiên cứumô hình phân lớp của chúng.

1.2.2 Mô hình phân lớp của các giai đoạn phát triển

Hình 1.2 minh hoạ mô hình phân lớp của các giai đoạn phát triển.

Hình 1.2: Mô hình phân lớp của các giai đoạn phát triển.

a) IP over ATM/SDH/Optical.b) IP over SDH/Optical.

c) IP over Optical.

Tầng OTN

Tầng OTN là lớp mạng truyền tải quang, nó bao gồm các lớp sau:

Lớp kênh quang (Och): định nghĩa một kết nối quang (đường tia sáng) giữa

hai thực thể client quang Lớp kênh quang là sự truyền dẫn trong suốt các tin tức dịch

Trang 21

vụ từ đầu cuối đến đầu cuối (Kênh quang Och tương đương với một bước sóng trongDWDM) Nó thực hiện các chức năng sau: định tuyến tin tức của thuê bao khách hàng,phân phối bước sóng, sắp xếp kênh tín hiệu quang để mạng kết nối linh hoạt, xử lý cácthông tin phụ của kênh tín hiệu quang, đo kiểm lớp kênh tín hiệu quang và thực hiệnchức năng quản lý Khi phát sinh sự cố, thông qua việc định tuyến lại hoặc cắt chuyểndịch vụ công tác sang tuyến bảo vệ cho trước để thực hiện đấu chuyển bảo vệ và khôiphục mạng.

Lớp đoạn ghép kênh quang (OMS): định nghĩa việc kết nối và xử lý trong nội

bộ ghép kênh hay một nhóm các kết nối quang ở mức kênh quang Och (OMS cònđược gọi là một nhóm bước sóng truyền trên cáp sợi quang giữa hai bộ ghép kênhDWDM) Nó đảm bảo truyền dẫn tín hiệu quang ghép kênh nhiều bước sóng giữa haithiết bị truyền dẫn ghép kênh bước sóng lân cận, cung cấp chức năng mạng cho tínhiệu nhiều bước sóng OMS có các tính năng như: cấu hình lại đoạn ghép kênh quangđể đảm bảo mạng định tuyến nhiều bước sóng linh hoạt, đảm bảo xử lý hoàn chỉnh tintức phối hợp của đoạn ghép kênh quang nhiều bước sóng và thông tin phụ của đoạnghép kênh quang, cung cấp chức năng đo kiểm và quản lý của đoạn ghép kênh quangđể vận hành và bảo dưỡng mạng.

Lớp đoạn truyền dẫn quang (OTS): định nghĩa cách truyền tín hiệu quang

trên các phương tiện quang đồng thời thực hiện tính năng đo kiểm và điều khiển đốivới bộ khuếch đại quang và bộ lặp Lớp này thực hiện các vấn đề sau: cân bằng côngsuất, điều khiển tăng ích của EDFA, tích luỹ và bù tán sắc.

Lớp sợi quang: là tầng vật lý ở dưới cùng, gồm các sợi quang khác nhau như:

G.652, G.653, G.655 Các sợi này sẽ được trình bày trong chương sau.

Tầng SDH

Tầng SDH có tốc độ thấp, các mạch đường dây TDM (ví dụ luồng 2 Mbps, 34

Mbps) nối với các thiết bị client (như chuyển mạch ATM), sắp xếp chúng vào khuôn

dạng của các khung đồng bộ để truyền tải qua mạng truyền tải tốc độ cao (có thể làSTM-1) Điển hình cho chức năng này là hoạt động của bộ ghép kênh xen/rẽ ADMSDH Nói chung ADM được thiết kế để sử dụng trong cấu hình mạng ring quang, vàmạng SDH được tạo bởi hai hay nhiều mạng ring kết nối vào nhau thông qua việc sửdụng các thiết bị kết nối chéo số DXC Việc thiết lập một mạch TDM kết nối end-to-end có thể mất nhiều thời gian bởi vì nhà cung cấp phải xử lý tại từng ring và từngDXC dọc trên đường truyền.

Trang 22

Kế thừa mạch ghép kênh TDM trong mạng thoại, mạng SDH cung cấp tất cả cácchức năng vận hành, quản lý, bảo dưỡng và giám sát (OAM&P) Các chức năng nàyđược dùng để thiết lập và quản lý các mạch kết nối qua mạng Để bảo vệ thông tin khisợi quang bị đứt hay bị các tổn hao quan trọng khác, mạng SDH có chức năng chuyểnmạch bảo vệ tự động (APS) APS cho phép thiết lập và chuyển mạch sang các đườngbảo vệ vật lý dự phòng trong trường hợp lỗi xảy ra trên đường hoạt động Dịch vụđược khôi phục nhanh chóng (trong khoảng thời gian xấp xỉ 50 ms), nhưng khi đó taphải có băng thông rộng hơn và phải có chi phí thêm cho các thiết bị được lắp đặt trênđường truyền dự phòng.

Tầng ATM

Tầng ATM (nếu có) nằm ngay trên tầng SDH, hỗ trợ một vài chức năng mạnhcho mạng Đây là kỹ thuật kết nối có định hướng yêu cầu thiết lập một kênh ảo VCgiữa nguồn và đích trước khi thông tin được trao đổi VC có thể được thiết lập thôngqua tiến trình xử lý động một cách tự động hoặc bằng lệnh Tiến trình này có sử dụngbáo hiệu của ATM và các giao thức định tuyến ATM có lớp đa dịch vụ cho phép nhàcung cấp thực hiện ghép kênh và truyền tải lưu lượng dữ liệu, thoại và video với tínhnăng có thể dự đoán trước lưu lượng để thực hiện ghép kênh thống kê ATDM Ngoàiviệc định nghĩa kênh ảo VC trên một đường truyền xác định giữa hai điểm trên mạng,nhà cung cấp còn có thể sử dụng ATM để thực hiện kỹ thuật lưu lượng TE.

Tại tầng ATM có thể thực hiện chức năng chuyển mạch gói theo từng tế bàoATM Việc này được thực hiện tại các tổng đài ATM Tại đây, chỉ thị kênh ảo VCI vàchỉ thị đường ảo VPI được biên dịch để các tế bào ATM đến được đầu ra tương ứng.Đây là xử lý chuyển mạch gói tại miền điện.

Tuy nhiên, giống như bất kỳ một công nghệ nào khác ATM cũng có những hạnchế của nó Hiệu quả băng thông bị giảm vì ATM cắt các gói thành các tế bào 53 byteđể truyền tải, trong đó có 5 byte tiêu đề mang thông tin điều khiển cho mỗi tế bào

ATM Một hạn chế khác là khả năng mở rộng scalability: giao thức định tuyến IP

không thể thực hiện được khi lượng liên kết lớn, do đó không thể mở rộng phạm vimạng Một VC được coi là một liên kết, và để kết nối N router IP trong kiến trúc mạngmesh với đầy đủ các kết nối thì cần (N2 - N) VC được thiết lập và quản lý Cuối cùnglà ATM yêu cầu phải có sơ đồ địa chỉ, giao thức định tuyến và hệ thống quản lý mạngcủa nó, vì thế làm tăng độ phức tạp của mạng và tăng chi phí vận hành.

Trang 23

Tầng IP

Tầng IP có chức năng cung cấp dịch vụ cho các tầng dưới Tầng này sử dụnggiao thức chính là giao thức IP Tại đây thực hiện việc đóng gói dữ liệu, thoại và videothành các IP datagram, sau đó định hướng nó truyền qua mạng theo từng bước một.Tầng IP cung cấp các liên kết any-to-any, chức năng liên kết mạng phi kết nối Nócũng có khả năng tự sửa lỗi, nghĩa là các gói IP có thể được định tuyến động khimạng, node hay liên kết xảy ra lỗi.

1.3 Các yêu cầu đối với truyền dẫn IP trên quang

Giao thức IP thực hiện truyền dẫn dựa trên cơ sở đơn vị truyền dẫn là các IPdatagram Và các datagram này định tuyến hoàn toàn độc lập với nhau cho dù có xuấtphát từ cùng một nguồn và đến cùng một đích Để đảm bảo sử dụng các tài nguyên củamạng với hiệu suất cao thì các gói tin có thể đi theo bất kỳ hướng nào mà tài nguyênrỗi Vì thế đòi hỏi năng lực định tuyến của các node mạng phải cao.

Mặt khác, nhược điểm lớn nhất của IP chính là trễ lớn do phải chia sẻ tài nguyênvà các gói tin phải xử lý tiêu đề và có thể phải phân tách datagram (nếu cần) tại mỗinode trung gian trên đường truyền dẫn.

Để khắc phục có thể ứng dụng rộng rãi phiên bản mới của IP là IPv6 có thể địnhtuyến và phân đoạn datagram ngay tại nguồn Ngoài ra, có thể sử dụng các giao thứcgiúp định tuyến nhanh hơn như sử dụng giao thức MPS.

Để có thể đưa kỹ thuật này vào thực tế, một yêu cầu khá quan trọng khác là tínhhiện hữu của công nghệ cũng như giá thành thiết bị của nhà cung cấp hay các thiết bịcủa khách hàng.

Như vậy, trong chương này em đã trình bầy xu hướng tất yếu là tích hợp IP trênquang Trong đó, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet thì giao thức IP và côngnghệ ghép kênh theo bước sóng WDM và DWDM là những công nghệ lõi và đóng mộtvai trò quyết định trong quá trình tích hợp IP trên quang Trong phần tiếp theo, em sẽnghiên cứu về giao thức và công nghệ này Tuy nhiên, các công nghệ khác như:MPLS, GMPLS, DTM, GbE…đã làm tăng tính đa dạng cho quá trình này và tạo điềukiện thuận lợi cho quá trình tích hợp IP trên quang sẽ được giới thiệu trong các kiếntrúc cụ thể tương ứng.

Trang 24

CHƯƠNG 2

CÔNG NGHỆ GHÉP KÊNH THEO BƯỚC SÓNG

Do hệ thống truyền dẫn thông tin quang có nhiều ưu điểm trội hơn hẳn các hìnhthức thông tin khác như: băng thông rộng, tốc độ cao, không chịu ảnh hưởng của sóngđiện từ…nên thông tin quang đang giữ vai trò chính trong việc truyền tín hiệu ở cáctuyến đường trục và các tuyến xuyên lục địa, vượt đại dương…Công nghệ hiện nay đãtạo đà cho thông tin quang phát triển theo xu hướng hiện đại và kinh tế nhất trongmạng viễn thông Vì vậy, các hệ thống truyền dẫn thông tin quang sẽ dần thay thế cáchệ thống thông tin theo phương pháp truyền thống.

Ngày nay, với sự xuất hiện của các hệ thống truyền dẫn thông tin quang ghépkênh theo bước sóng (WDM) thì dung lượng, tốc độ, băng thông…của hệ thống ngàycàng nâng cao DWDM (ghép kênh theo bước sóng mật độ cao) là bước phát triển tiếptheo của WDM Nguyên lý của nó tương tự như WDM chỉ khác là khoảng cách giữacác kênh bước sóng gần hơn, tức là số kênh ghép được nhiều hơn Thông thườngkhoảng cách kênh ghép là 0.4 nm (50GHz) Hiện nay người ta dùng WDM với nghĩarộng bao hàm cả DWDM.

Trong chương này sẽ trình bày về công nghệ ghép kênh theo bước sóng.

2.1 Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật WDM

Hiện nay, kỹ thuật thông tin quang đã được ứng dụng rộng rãi Tuy nhiên, trongthời gian gần đây cùng với sự phát triển của Internet do máy tính cá nhân phổ cập, sựxuất hiện của dịch vụ đa phương tiện và cuộc cách mạng thông tin di động, thông tincá nhân…dẫn đến sự bùng nổ thông tin Với các hệ thống cáp quang đã được lắp đặt từtrước thì nguồn tài nguyên dường như đã cạn kiệt Yêu cầu đặt ra là phải có các giảipháp để khắc phục hiện tượng này Nếu phải lắp thêm các đường cáp quang mới thìchi phí sẽ rất cao Mặt khác, sự ra đời của các loại nguồn quang laser bán dẫn có phổhẹp cho phép phổ của tia sáng là rất nhỏ so với băng thông của sợi quang Về mặt lýthuyết, có thể làm tăng dung lượng truyền dẫn của hệ thống bằng cách truyền đồngthời nhiều tín hiệu quang trên cùng một sợi nếu các nguồn phát có phổ cách nhau hợplý và ở đầu thu có thể thu được tín hiệu quang riêng biệt khi sử dụng các bộ tách bướcsóng Và đây chính là cơ sở của kỹ thuật ghép kênh theo bước sóng WDM.

Trang 25

Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật WDM là các tín hiệu quang có bước sóng khácnhau ở đầu phát được ghép kênh và truyền trên cùng một sợi quang Ở đầu thu, tínhiệu gồm nhiều bước sóng đến từ sợi quang đó được tách kênh để thực hiện xử lý theoyêu cầu của từng bước sóng.

Như vậy, WDM có nghĩa là độ rộng băng quang của một liên kết được táchthành các vùng phổ cố định, không chồng lấn Mỗi vùng tương ứng với một kênh cóbước sóng λSi Các kênh khác nhau thì độc lập với nhau và truyền với các tốc độ xácđịnh Điều này cho phép WDM được xem như là hệ thống truyền dẫn mà tín hiệu đượctruyền trong suốt đối với dạng mã và tốc độ bit.

Bộ ghép kênh

Bộ khuếch đại quang

Bộ tách kênh

Máy thu quang

Máy thu quang

1, , ,N

1, 2, ,

Bộ ghép kênh

Máy phát quang

Máy phát quang

Bộ khuếch đại quang

Bộ tách kênh

Máy thu quang

Máy thu quang

Máy phát quang

Máy phát quang

Máy thu quang

Máy thu quang

Máy phát quang

Máy phát quang

Bộ khuếch đại quang

Máy thu quang

Máy thu quang1

Bộ ghép/

tách kênh quang

Bộ ghép/

tách kênh quang

Hình 2.1: a, Hệ thống WDM một hướng.

b, Hệ thống WDM hai hướng.

Hình 2.1 mô tả hai loại hệ thống WDM: hệ thống ghép kênh bước sóng haihướng trên hai sợi khác nhau (hệ thống WDM một hướng) và hệ thống ghép kênhbước sóng hai hướng khác nhau trên một sợi (hệ thống WDM hai hướng).

Trang 26

Trong hệ thống WDM một hướng, tại đầu phát thiết bị ghép bước sóng đượcdùng để kết hợp các bước sóng khác nhau sau đó truyền trên cùng một sợi quang Tạiđầu thu, thiết bị tách bước sóng sẽ tách các bước sóng này trước khi đưa tới các bộ thuquang Để có thể truyền dẫn thông tin hai hướng thì cần lắp đặt hai hệ thống WDMmột hướng ngược chiều nhau.

Trong hệ thống WDM hai hướng, tín hiệu được truyền đi theo một hướng tạibước sóng 1,2, ,N và hướng ngược lại tại bước sóng ''

2.2 Các đặc điểm của công nghệ WDM

Công nghệ WDM có các đặc điểm cơ bản sau:

▪ Tận dụng tài nguyên dải tần rất rộng của sợi quang.

Công nghệ WDM tận dụng tài nguyên băng thông truyền dẫn to lớn của sợiquang, làm cho dung lượng truyền dẫn của sợi quang so với truyền dẫn bước sóng đơntăng từ vài lần tới hàng trăm lần Do đó, có thể giảm chi phí đầu tư.

Dùng công nghệ WDM có thể ghép N bước sóng truyền dẫn trong sợi quang đơnmode và có thể truyền dẫn hoàn toàn song công Do vậy, khi truyền dẫn thông tinđường dài với dung lượng lớn có thể tiết kiệm số lượng lớn sợi quang Thêm vào đó làkhả năng mở rộng dung lượng cho hệ thống quang đã xây dựng Chỉ cần hệ thống cũcó độ dư công suất tương đối lớn thì có thể tăng thêm dung lượng mà không cần thayđổi nhiều đối với hệ thống cũ.

▪ Có khả năng đồng thời truyền dẫn nhiều tín hiệu.

Vì trong công nghệ WDM sử dụng các bước sóng độc lập với nhau nên có thểtruyền dẫn nhiều tín hiệu có đặc tính hoàn toàn khác nhau, thực hiện việc tổng hợp vàphân chia các dịch vụ viễn thông, bao gồm tín hiệu số và tín hiệu tương tự, tín hiệuPDH và tín hiệu SDH, truyền dẫn tín hiệu đa phương tiện (thoại, số liệu, đồ hoạ, ảnhđộng…).

Trang 27

▪ Có nhiều ứng dụng.

Căn cứ vào nhu cầu, công nghệ WDM có thể có rất nhiều ứng dụng như trongmạng đường trục, mạng phân phối kiểu quảng bá, mạng cục bộ nhiều đường, nhiều địachỉ…Bởi thế, nó rất quan trọng trong các ứng dụng mạng.

▪ Giảm yêu cầu xử lý tốc độ cao cho một số linh liện quang điện.

Tốc độ truyền dẫn tăng lên không ngừng nên tốc độ xử lý tương ứng của nhiềulinh kiện quang điện tăng lên theo nhưng không đáp ứng được đủ Sử dụng công nghệWDM có thể giảm yêu cầu quá cao về tốc độ đối với linh kiện mà vẫn có thể đáp ứngdung lượng lớn.

▪ Có khả năng truyền dẫn IP.

Sử dụng công nghệ WDM có thể thiết lập kênh truyền dẫn số liệu (IP) Ghépkênh bước sóng đối với khuôn dạng số liệu (IP) là trong suốt, tức là không có quan hệgì với tốc độ của tín hiệu và phương thức điều chế tín hiệu xét trên phương diện điện.Ghép kênh bước sóng cũng là biện pháp mở rộng và phát triển mạng lý tưởng, là cáchthuận tiện để đưa vào dịch vụ băng rộng Chỉ cần dùng thêm một bước sóng là có thểtăng thêm một dịch vụ mới hoặc dung lượng mới mong muốn.

▪ Có khả năng truyền dẫn hai chiều trên cùng một sợi quang.▪ Cấu hình mạng có tính linh hoạt, tính kinh tế và độ tin cậy cao.

2.3 Một số công nghệ then chốt2.3.1 Nguồn quang

Các bộ phát quang thực chất là các laser diode Laser diode có khoang cộnghưởng Fabry – Perot tạo ra nhiều mode dọc không mong muốn Trái lại, laser đơnmode chỉ tạo ra một mode dọc chính, còn các mode bên bị loại bỏ nên được sử dụngđể làm nguồn quang cho hệ thống WDM Các loại laser đơn mode phổ biến là laserphản hồi phân bố (DFB), laser phản xạ Bragg phân bố (DBR).

Bộ phát quang DFB và DBR

Cấu tạo khoang của các bộ phát quang DFB, DBR khác với bộ phát quang F-P.Nguyên lý của chúng dựa trên nguyên lý phản xạ Bragg.

Trang 28

a) Nguyên lý phản xạ Bragg

Khi chiếu ánh sáng lên mặt tiếp giáp của hai môi trường có phản xạ mang tínhchu kỳ sẽ xuất hiện phản xạ chu kỳ, phản xạ này gọi là phản xạ Bragg Mặt tiếp giápcó thể là hình sin hoặc không sin (chữ nhật, hình vuông, hình tam giác…) Hình 2.2thể hiện nguyên lý phản xạ Bragg Nếu sai pha giữa các tia phản xạ l, l’ và l” là bội sốnguyên lần của u, tức là:

+ m: là số nguyên, thông thường m = 1.

+ λSn: là bước sóng trong môi trường vật liệu, λSn = λSB/n.+ n: là chiết suất vật liệu.

+ λSB: là bước sóng trong không gian tự do, còn gọi là bước sóng Bragg.+ A: là chu kỳ cách tử.

Công thức (2.1) là điều kiện phản xạ Bragg Ý nghĩa vật lý của nó là: Đối với Avà θ nhất định, khi có một λSn thoả mãn (2.1) thì sóng quang có bước sóng λSn sẽ giaothoa cùng với sóng quang phản xạ.

b) Bộ phát quang DFB

DFB gồm một cách tử (còn gọi là lưới nhiễu xạ) có cấu trúc chu kỳ đặt cạnh lớphoạt tính gây ra phản xạ ánh sáng suốt cả chiều dài khoang cộng hưởng để loại bỏ cácmode không mong muốn Hình 2.3 thể hiện mặt cắt dọc của loại laser này

Hình 2.2: Nguyên lý phản xạ Bragg.

1”

Trang 29

Khi có dòng điện vào bộ phát quang, các điện tử và lỗ trống trong lớp hoạt tínhtái hợp, bức xạ ra các photon ánh sáng Các photon này sẽ phản xạ tại cách tử, giốngnhư hình 2.2, chỉ khác là θ = π/2 Lúc này, các tia tới và tia phản xạ ngược chiều nhauvà công thức (2.2) trở thành:

A = mλSn/2 (2.3)

Những tín hiệu nào có bước sóng thoả mãn công thức trên mới được phản xạmạnh Công thức (2.3) gọi là điều kiện phân bố phản hồi.

So với bộ phát quang F-P, DFB có hai ưu điểm sau:

+ Dao động đơn mode dọc dải hẹp: do chu kỳ cách tử A trong bộ phát quangDFB rất nhỏ nên hình thành khoang cộng hưởng kiểu nhỏ, làm tăng hệ số tăng ích củamode chính và mode biên, từ đó được dải phổ rất hẹp so với bộ phát quang F-P.

+ Bước sóng có tính ổn định rất cao: vì lưới quang trong DFB giúp cho việc chốttrên bước sóng cho trước, trôi nhiệt của nó chỉ cỡ 0.8Ǻ/oC, tốt hơn nhiều so với F-P.

c) Bộ phát quang DBR

Laser DBR có cấu trúc tương tự laser DFB, chỉ khác là DBR có cấu trúc nhiễu xạbên ngoài khoang cộng hưởng Với cấu trúc như vậy, khoang laser và khoang phản xạBragg là hoàn toàn độc lập Hình 2.4 thể hiện mặt cắt của laser loại này.

Đầu ra quangLớp hoạt tính

Tín hiệu điệnLớp kim loại

tiếp xúc và

Lớp nền N-InPLớp kim loại

tiếp xúc và toả nhiệt

Đầu ra quangMàng AR

Lớp hoạt tính Cách tử

Tín hiệu điện

Lớp kim loại

Hình 2.3: Mặt cắt dọc của laser DFB.

Trang 30

Bộ phát quang DBR cũng hoạt động dựa trên nguyên lý phản xạ Bragg và có đặcđiểm tương tự như bộ phát quang DFB, chỉ có một số điểm khác biệt nhỏ cần lưu ý:

(i) Vật liệu chế tạo của DBR là khó khăn hơn DFB vì nó không nhất thiết đòi hỏisự ghép công suất giữa các vùng thụ động và vùng tích cực.

(ii) Đặc tính phụ thuộc nhiệt độ thì khác nhau, khi nhiệt độ tăng thì trong DBR cósự chuyển đổi từ mode này qua mode khác còn DFB thì thể hiện tính ổn định nhiệt độtrong một dải rộng.

2.3.2 Bộ tách ghép bước sóng quang

Về mặt nguyên lý, cấu trúc của bộ tách ghép có tính thuận nghịch, bất kỳ bộ ghépbước sóng nào cũng có thể dùng làm bộ tách bước sóng chỉ bằng cách đơn thuần làthay đổi hướng tín hiệu đầu vào Vì vậy, ở đây chỉ lấy bộ ghép bước sóng để phân tích.Có nhiều cách để phân loại thiết bị ghép bước sóng Theo công nghệ chế tạo thìchúng được chia làm hai loại chính: thiết bị vi quang và thiết bị WDM ghép sợi.

Cấu trúc sử dụng các phần tử phân tán cho phép đồng thời đưa ra tất cả các bướcsóng Chùm tín hiệu quang đầu vào chuẩn trực sẽ đập vào thiết bị phân tán, thiết bịphân tán sẽ tách ra các kênh khác nhau tuỳ theo bước sóng của chúng tạo thành cácchùm theo các góc khác nhau Các chùm đầu ra đã tách sẽ được hội tụ nhờ một hoặcmột số lăng kính và được đưa vào sợi dẫn quang riêng rẽ Các phần tử phân tán gócđược sử dụng như cách tử, lăng kính.

Hình 2.5 mô tả một bộ tách hai bước sóng quang: Tín hiệu WDM gồm hai bướcsóng đi tới lăng kính trực chuẩn, sau khi được tách bởi cách tử chúng được hội tụ để đivào hai ống dẫn sóng riêng.

Trang 31

Các thiết bị vi quang sử dụng phù hợp với các hệ thống truyền dẫn đa mode,chúng cho phép tách ghép đồng thời nhiều bước sóng khác nhau Nhưng chúng lại khósử dụng cho sợi đơn mode do ánh sáng phải qua các giai đoạn phản xạ, hội tụ…từ đódẫn tới quang sai, trễ tạo suy hao tín hiệu trong thiết bị.

Thiết bị ghép sợi

Các thiết bị ghép sợi có cấu trúc dựa trên việc ghép hai trường ánh sáng phíangoài lõi Chúng còn được gọi là các coupler quang Phía phát nó kết hợp các tín hiệuquang vào từ các tuyến khác nhau thành một tín hiệu quang tại đầu ra truyền trên mộtsợi Phía thu, tách công suất quang của một sợi vào để phân phối cho hai hoặc nhiềusợi Vì thế, để tách các bước sóng khác nhau thì sau mỗi một sợi phải có một bộ lọcbước sóng sẽ trình bày ở mục 2.3.3

Khi số lượng kênh ghép tăng lên thì phải xử lý bằng cấu hình rẽ nhánh tách(ghép) liên tiếp Các thiết bị ghép sợi rất phù hợp với các hệ thống truyền dẫn đơnmode Hình 2.6 là bộ ghép bốn bước sóng sử dụng thiết bị ghép sợi.

Cách tửThấu kính

Trang 32

2.3.3 Bộ lọc quang

Bộ lọc màng mỏng điện môi nhiều lớp

Bộ lọc quang sử dụng trong thiết bị WDM thường là bộ lọc màng mỏng điệnmôi, làm việc theo nguyên tắc phản xạ tín hiệu ở một dải phổ nào đó và cho phần dảiphổ còn lại đi qua, vì vậy nó thuộc loại lọc bước sóng cố định Cấu trúc bộ lọc gồmmột khoang cộng hưởng bằng điện môi trong suốt, hai đầu khoang có các gương phảnxạ được thực hiện nhờ nhiều lớp màng mỏng điện môi có chiết suất cao thấp xen kẽnhau Vì vậy, chiết suất lớp điện môi trong suốt (n3) sẽ thấp hơn chiết suất của các lớpmàng mỏng điện môi (n1 = 2.2 (TiO2), n2 = 1.35 (MgF2) hoặc 1.46 (SiO2)).

Thiết bị này như một bộ lọc băng hẹp, cho qua một bước sóng riêng và phản xạcác bước sóng khác Bước sóng lọt qua bộ lọc được xác định bằng chiều dài khoangcộng hưởng Chiều dài của khoang bằng bội số nguyên lần của nửa bước sóng nào thìcông suất của bước sóng ấy đạt cực đại tại đầu ra của bộ lọc.

Để có thể lọc được bước sóng một cách chính xác, loại bỏ được đa số các bướcsóng xung quanh thì có thể sử dụng bộ lọc nhiều khoang cộng hưởng Bộ lọc này gồmhai hoặc nhiều khoang tách biệt nhau bởi các lớp màng mỏng điện môi phản xạ Sốkhoang càng nhiều thì đỉnh hàm truyền đạt càng phẳng và sườn càng dốc Cả hai đặctính này của bộ lọc đều rất cần thiết Cấu trúc bộ lọc màng mỏng điện môi nhiềukhoang cộng hưởng được thể hiện trong hình 2.7.

n1 n2 n3

Khoang Khoang Khoang … 1 2 3

Bộ phản xạ điện môi Lớp điện môi trong suốt

Hình 2.7: Bộ lọc màng mỏng điện môi có nhiều khoang cộng hưởng.Bộ lọc Fabry – Perot

Các bộ lọc bước sóng điều chỉnh được thường được ngoại suy từ cấu trúc laserđiều chỉnh được (điều hưởng) Bộ lọc khoang cộng hưởng Fabry – Perot được tạothành bởi hai gương phản xạ đặt song song với nhau như hình 2.8.

Trang 33

Đây là loại bộ lọc điều chỉnh được Tia sáng đi vào qua gương thứ nhất, đầu ra ởmặt gương thứ hai Do các thiết bị hiện nay thường được chế tạo từ các chất bán dẫnđể đạt được kích thước nhỏ nhất Khi này, các gương được tạo thành nhờ sự chênhlệch chiết suất giữa các lớp bán dẫn.Việc điều chỉnh chọn lựa bước sóng có thể thựchiện bằng cách: điều chỉnh chiều dài khoang cộng hưởng (khoảng cách giữa haigương), chiết suất của môi trường điện môi của khoang cộng hưởng nhờ điện áp ngoài.

Tín hiệu vào

Tín hiệu ra cùng pha

Khoang cộng hưởng Fabry - Perot

Phản xạ lần 2

Phản xạ lần 1

Hình 2.8: Bộ lọc Fabry - Perot.

2.3.4 Bộ đấu nối chéo quang OXC

● Chức năng của OXC

Chức năng của OXC tương tự như chức năng của DXC trong mạng SDH, chỉkhác là thực hiện trên miền quang, không cần chuyển đổi O/E/O và xử lý tín hiệu điện.OXC phải hoàn thành hai chức năng chính sau:

+ Chức năng nối chéo các kênh quang: thực hiện chức năng kết nối giữa N cổngđầu vào tới N cổng đầu ra.

+ Chức năng xen/rẽ đường tại chỗ: chức năng này có thể làm cho kênh quangnào đó tách ra để vào mạng địa phương hoặc sau đó trực tiếp đi vào DXC của SDHthông qua biến đổi O/E.

Có thể phân biệt chức năng đấu nối chéo với chức năng chuyển mạch là: đấu nốichéo là các kết nối bán cố định dưới sự điều khiển của nhà khai thác và thường thựchiện ở mức tín hiệu đã ghép kênh theo thời gian như các VC-n; chuyển mạch là các kếtnối tạm thời dưới sự điều khiển của người sử dụng.

● Kết cấu của điểm node OXC

Cấu tạo của OXC có 3 thành phần chính:

♦ Bộ tách kênh chia bước sóng quang ở đầu vào: thực hiện tách các kênh quangtheo các bước sóng khác nhau từ các sợi quang vào khác nhau.

Trang 34

♦ Ma trận chuyển mạch: thực hiện đấu nối chéo từ một kênh quang đầu vào tớimột kênh quang đầu ra Trường chuyển mạch có thể là chuyển mạch chia thời gianhoặc chuyển mạch chia bước sóng được trình bày ở mục sau.

♦ Bộ ghép kênh chia bước sóng quang ở đầu ra: thực hiện ghép các kênh quangtừ các đầu ra tương ứng của trường chuyển mạch để truyền dẫn trên một sợi quang.

Ngoài các thành phần chính trên thì trong OXC có thể còn trang bị các bộ lọcbước sóng để loại bỏ các thành phần xuyên nhiễu xuất hiện trong quá trình truyền tínhiệu Biến đổi bước sóng là công nghệ then chốt trong cấu tạo của OXC Nhờ côngnghệ này có thể thực hiện kết nối định tuyến ảo, do đó giảm nghẽn mạng, tận dụng tốiđa tài nguyên sợi quang cũng như bước sóng…

Tuỳ theo OXC có cung cấp chức năng biến đổi bước sóng hay không mà có thểchia kênh quang thành kênh bước sóng (WP) hay kênh bước sóng ảo (VWP) WPnghĩa là các kênh quang trong từng liên kết sẽ có bước sóng giống nhau trên toàn bộđường tuyền dẫn từ đầu cuối đến đầu cuối Vì vậy, để có được một kết nối thì yêu cầuphải có một bước sóng rỗi chung cho tất cả các liên kết Nếu không thoả mãn điều kiệnnày dù chỉ là trên một liên kết thì vẫn không tạo được kênh yêu cầu VWP cho phépcác đoạn ghép kênh bước sóng khác nhau có thể chiếm bước sóng khác nhau nhờ vàochức năng biến đổi bước sóng của OXC Từ đó, có thể lợi dụng các bước sóng rỗi củatừng đoạn ghép để tạo thành các kênh quang.

λ1, λ2,…, λM1

λ1, λ2,…, λM

λ1, λ2,…, λMN

λ1, λ2,…, λM1

λ1, λ2,…, λM

λ1, λ2,…, λMN

Tách kênhBộ chuyển mạch quangGhép kênh

Hình 2.9: Sơ đồ mạch của bộ OXC.

Trang 35

Ưu điểm của VWP so với WP:

+ Xác suất thiết lập được kênh quang cao hơn.+ Nâng cao được hiệu suất sử dụng bước sóng.+ Khả năng định tuyến cao.

+ Thực hiện điều khiển đơn giản hơn do việc phân phối bước sóng có thể đượcthực hiện từng bước tại các điểm node Tuy nhiên, cấu trúc mạng phức tạp, có thể cónhiều tuyến liên kết giữa hai node Vì vậy, phải có được thuật toán chọn đường vàphân phối bước sóng hữu hiệu căn cứ vào topo của mạng và trạng thái hiện hành.

Trong điểm node OXC động, trạng thái nối vật lý của các tín hiệu kênh quang cóthể thay đổi tuỳ theo yêu cầu tức thời Nó thực hiện gần giống với chức năng củachuyển mạch nhưng ở đây các yêu cầu này lại là của nhà cung cấp Tuy khó khăn vềmặt công nghệ nhưng nó chính là tiền đề tất yếu để thực hiện nhiều chức năng thenchốt của mạng thông tin quang WDM như: định tuyến động, khôi phục và tái tạo cấuhình theo thời gian thực, mạng tự khôi phục…

2.3.5 Bộ xen/rẽ quang OADM

● Chức năng của OADM

OADM là một linh kiện quan trọng trong việc tổ chức mạng truyền dẫn Chứcnăng chính của OADM là rẽ tín hiệu quang từ thiết bị truyền dẫn về mạng tại chỗ,đồng thời xen tín hiệu quang của thuê bao để phát đến một điểm nút khác mà khôngảnh hưởng đến việc truyền dẫn các tín hiệu kênh bước sóng khác Chức năng nàytương tự như chức năng của bộ xen/rẽ kênh ADM trong mạng SDH, nhưng đối tượngthao tác trực tiếp là tín hiệu quang Nhờ năng lực này của OADM nên nó trở thànhphần tử cơ bản nhất trong các mạng hình vòng dựa trên công nghệ WDM Mạng hìnhvòng WDM giữ lại đặc tính tự khôi phục của kiến trúc hình vòng, đồng thời có thểnâng cấp dung lượng đều đặn trong trường hợp không biến đổi kiến trúc của hệ thống

Trang 36

● Cấu trúc của OADM

Kết cấu của OADM bao gồm phần tử tách kênh, phần tử điều khiển tách nhập vàphần tử ghép kênh Hình 2.10 trình bày kết cấu tính năng của OADM.

Kết cấu trong hình vẽ không có nghĩa là tất cả các bước sóng đều phải tách kênhtrên sợi quang đầu vào Thông thường điểm nút OADM được dùng để tách ra bướcsóng cần thiết của luồng đến (λSd), đồng thời ghép lên sợi quang truyền dẫn bước sóngtruy nhập (λSa) thông qua bộ ghép kênh.

Mô đun thay

đổi nhau bảo vệ

Thiết bị khuếch

đại quangMô đun

thay đổi nhau bảo vệ

Mô đun tách nhập bước sóngThiết bị

khuếch đại quang

Bộ tách kênh

Bộ ghép kênh

Mô đun tách nhập bước sóng

Điều khiển tách nhập

Mô đun giao diện bước sóng trên dưới

Các thiết bị OADM được chia làm hai loại: OADM tĩnh và OADM động.

Trong OADM tĩnh, sử dụng tín hiệu kênh quang có bước sóng vào/ra cố định Vìvậy trong kết cấu, phần tử điều khiển tách nhập chủ yếu dùng linh kiện thụ động như:bộ tách ghép kênh, bộ lọc cố định Như vậy, định tuyến của điểm node là cố định,thiếu linh hoạt nhưng không có trễ.

Trong OADM động, có thể căn cứ vào nhu cầu để chọn tín hiệu kênh quang cóbước sóng vào/ra khác nhau Vì vậy trong kết cấu, phần tử điều khiển tách nhậpthường dùng linh kiện khoá quang, bộ lọc có điều khiển Như vậy, có thể phân phối tàinguyên bước sóng của mạng một cách hợp lý Tuy nhiên, phức tạp và có trễ.

2.3.6 Chuyển mạch quang

♣ Khái niệm

Để xây dựng các hệ thống truyền dẫn toàn quang nhằm lợi dụng được các ưuđiểm của truyền dẫn quang thì ngoài phần truyền dẫn là các sợi quang, các thiết bị

Trang 37

chuyển mạch cũng phải làm việc ở miền quang Các ma trận chuyển mạch được sửdụng để cấu tạo nên các thiết bị chuyển mạch quang dùng thay thế cho các thiết bịchuyển mạch điện tử, sẽ khắc phục giới hạn “nút cổ chai” trong các mạch điện tử vàlàm tăng khả năng trong suốt của mạng quang Ngoài ra, các ma trận chuyển mạchquang cũng là một trong các thành phần lõi của các thiết bị điểm node trong mạngWDM.

Hệ thống chuyển mạch quang là một hệ thống cho phép các tín hiệu bên trongcác sợi cáp quang hay các mạch tích hợp quang (IOC) được chuyển mạch có lựa chọntừ một cáp (mạch) này tới một cáp (mạch) khác.

Một hệ thống chuyển mạch quang có thể được vận hành nhờ các phương tiện cơnhư dịch chuyển sợi quang này tới sợi quang khác, hay nhờ các hiệu ứng điện – quang,từ - quang, hay bằng các phương pháp khác.

♣ Phân loại

Có 4 loại chuyển mạch quang là: chuyển mạch phân chia theo thời gian, chuyểnmạch phân chia theo không gian, chuyển mạch phân chia theo bước sóng và chuyểnmạch phân chia theo mã Trong hệ thống WDM chỉ dùng hai loại chuyển mạch là:chuyển mạch phân chia theo không gian và chuyển mạch phân chia theo bước sóng.Còn chuyển mạch quang phân chia theo thời gian và chuyển mạch quang phân chiatheo mã đã được ứng dụng vào chuyển mạch gói quang ATM.

Sau đây, ta sẽ tìm hiểu hai loại chuyển mạch này

a, Chuyển mạch quang phân chia theo không gian

Chuyển mạch quang phân chia theo không gian là loại chuyển mạch cơ bản Nócó thể chia thành hai loại: loại sợi quang và loại không gian tự do Trong đó, loại sợiquang là phổ biến Cấu trúc của loại này: đầu vào và đầu ra có các sợi quang có thểhoàn thành hai trạng thái kết nối song song và kết nối chéo Trong kết cấu kiểu này,các sợi đến và đi có thể phải giao nhau tại các điểm chuyển mạch nên phải đặt gầnnhau về mặt vật lý Hình 2.11 là một ví dụ về loại chuyển mạch này.

Hình 2.11: Ví dụ về chuyển mạch quang không gian loại sợi quang.

Trang 38

Đây là các chuyển mạch quang kiểu ống dẫn sóng, hoạt động nhờ sự thay đổihiệu suất khúc xạ của ống dẫn sóng được điều khiển từ bên ngoài để chọn ống dẫnsóng đầu ra Điều khiển hiệu suất khúc xạ bằng cách đưa điện áp bên ngoài vào đểhình thành điện trường, hoặc thông qua đốt nóng.

Công nghệ hiện nay cho phép sử dụng các vi gương để tạo nên cấu trúc của matrận chuyển mạch Các vi gương chính là các gương có kích thước nhỏ hơn cả đầu củachân cắm IC, được chế tạo từ silicon – crystal đơn để chuyển mạch luồng tín hiệuquang Để thực hiện chuyển mạch tín hiệu quang từ đầu vào đến đầu ra tương ứng thìgóc nghiêng của các vi gương được điều chỉnh thích hợp sao cho tia sáng từ sợi đầuvào phản xạ trên gương để đến đầu ra yêu cầu Các ma trận chuyển mạch thường đượccấu tạo từ nhiều modul Trên mỗi modul có một số lượng vi gương nhất định và bằngnhau theo nhà sản xuất, thường là 512 vi gương Hình 2.12 là cấu tạo của modulchuyển mạch loại này.

: vi gương

Hình 2.12: Cấu trúc modul vi gương.

Nhược điểm của chuyển mạch quang phân chia theo không gian là khi chuyểnmạch với dung lượng lớn, số lượng các giao điểm quang tăng lên nhanh và cần một sốlượng lớn các sợi quang cho đầu vào và đầu ra.

b, Chuyển mạch quang phân chia theo bước sóng

Chuyển mạch bước sóng tức là bước sóng λSi bất kỳ trong các tín hiệu ghép kênhbước sóng được biến đổi thành bước sóng λSj khác theo nhu cầu Chuyển mạch bướcsóng quang cần bộ biến đổi bước sóng.Thực hiện chuyển mạch bước sóng là tách kênh

Trang 39

để chia cắt các kênh tín hiệu về không gian, tiến hành chuyển đổi bước sóng đối vớimỗi kênh rồi ghép lại và đưa ra sợi quang.

Cần phân biệt giữa chuyển mạch bước sóng với định tuyến bước sóng Địnhtuyến bước sóng là lợi dụng sự khác nhau giữa các bước sóng để thực hiện chọn đườngtức là, chuyển mạch không gian trong đó không bao gồm chuyển đổi bước sóng.

Để thực hiện biến đổi bước sóng phải sử dụng các bộ biến đổi bước sóng (WC).Chức năng của bộ này là biến đổi bước sóng mang dữ liệu đầu vào thành một bướcsóng đầu ra trong dải thông của hệ thống Một bộ WC lý tưởng sẽ trong suốt đối vớitốc độ bit BR và khuôn dạng tín hiệu Các thiết bị WC có thể là thiết bị quang - điệnhay hoàn toàn là quang Sử dụng loại thiết bị nào phụ thuộc vào yêu cầu của hệ thống.Tuy nhiên, WC hoàn toàn quang có nhiều ưu điểm vượt trội hơn và có xu hướng đượcsử dụng rộng rãi.

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu chuyển mạch quang đã đạt đượcnhiều thành tựu Các loại cấu hình chuyển mạch quang đã được thử nghiệm trên cáctuyến thực tế Chuyển mạch quang theo không gian kết hợp chặt chẽ với định tuyếnbước sóng đã được sử dụng vào các nút xen/rẽ quang (OADM) và nối chéo quang(OXC) trên các tuyến thông tin quang DWDM Chuyển mạch quang sẽ đóng vai tròhết sức quan trọng trong mạng quang thế hệ sau.

● Sợi quang G.653

Để xây dựng các tuyến thông tin quang tốc độ cao, cự ly dài thì cần phải sử dụngloại sợi có cả suy hao và tán sắc tối ưu tại một bước sóng Hiện nay, bằng cách thayđổi mặt cắt chiết suất có thể chế tạo được sợi tán sắc dịch chuyển, loại sợi này gọi làsợi DSF hay sợi G.653.

Trang 40

Hệ số suy hao của sợi DSF thường nhỏ hơn 0.5 dB/km ở cửa sổ 1310 nm và nhỏhơn 0.3 dB/km ở cửa sổ 1550 nm Hệ số tán sắc ở vùng bước sóng 1310 nm khoảng 20ps/nm.km, còn ở vùng bước sóng 1550 nm thì nhỏ hơn 3.5 ps/nm.km Bước sóng cắtthường nhỏ hơn 1270 nm.

Xét về mặt kỹ thuật, sợi G.653 cho phép xây dựng các hệ thống thông tin quangvới suy hao chỉ bằng khoảng một nửa suy hao của hệ thống bình thường khi làm việc ởbước sóng 1310 nm Còn đối với các tuyến hoạt động ở bước sóng 1550 nm thì do sợiG.653 có tán sắc rất nhỏ, nên nếu chỉ xét về tán sắc thì gần như không có sự giới hạnvề tốc độ truyền tín hiệu trong các hệ thống này.

● Sợi quang G.654

G.654 là sợi quang đơn mode tới hạn thay đổi vị trí bước sóng cắt Loại sợi nàycó đặc điểm: suy hao ở bước sóng 1550 nm giảm nhưng tán sắc vẫn tương đối cao,điểm tán sắc bằng 0 vẫn ở bước sóng 1310 nm G.654 chủ yếu được sử dụng cho cáctuyến cáp quang biển.

● Sợi quang G.655

Sử dụng sợi quang nào thích hợp nhất cho hệ thống WDM luôn là vấn đề đượcnhiều nhà khoa học quan tâm Do tính chất ưu việt của sợi quang G.653 (DSF) ở bướcsóng 1550 nm mà nó trở thành sợi quang được chú ý nhất Nhưng nghiên cứu kỹ ngườita đã phát hiện ra rằng khi dùng G.653 trong hệ thống WDM thì ở khu vực bước sóngcó tán sắc bằng 0 sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hiệu ứng phi tuyến Đây là nhượcđiểm chính của DSF Từ đó xuất hiện một loại sợi quang mới - sợi quang dịch chuyểntán sắc khác 0 (NZ-DSF), còn gọi là sợi quang đơn mode G.655 Đối với loại sợi này,điểm tán sắc bằng 0 của nó không nằm ở 1550 nm mà dịch tới 1570 nm hoặc gần 1510- 1520 nm Giá trị tán sắc trong phạm vi 1548 – 1565 nm là ở 1 ÷ 4 ps/nm.km đủ đểđảm bảo tán sắc khác 0, trong khi vẫn duy trì tán sắc tương đối nhỏ.

NZ-DSF có ưu điểm của cả hai loại sợi quang G.652 và G.653, đồng thời khắcphục được nhược điểm cố hữu của sợi G.652 (bị hạn chế bởi tán sắc) và sợi G.653 (bịảnh hưởng bởi hiệu ứng phi tuyến “trộn 4 bước sóng” nên khó thực hiện trong hệthống WDM) Lý thuyết đã chứng minh rằng tốc độ truyền dẫn của sợi quang NZ-DSFcó thể đạt ít nhất là 80 Gbps Vì vậy, sợi NZ-DSF là sự lựa chọn lý tưởng để thiết kếtuyến truyền dẫn tốc độ cao, cự ly dài.

Ngày đăng: 21/11/2012, 15:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] TS. Cao Phán & KS. Cao Hồng Sơn.“Cơ sở kỹ thuật thông tin quang”, HVCN – BCVT, 6/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở kỹ thuật thông tin quang
[2] TS. Cao Phán & KS. Cao Hồng Sơn.“Ghép kênh PDH và SDH”, HVCN – BCVT, 1/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ghép kênh PDH và SDH
[3] TS. Cao Phán & TS. Cao Hồng Sơn.“Thông tin quang PDH và SDH”, HVCN – BCVT, 6/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin quang PDH và SDH
[4] TS. Trần Hồng Quân & TS, Cao Phán. “Công nghệ SDH”, NXB Bưu Điện, 4/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ SDH
Nhà XB: NXB Bưu Điện
[5] TS Vũ Văn San. “Kỹ thuật thông tin quang”, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật thông tin quang
Nhà XB: NXB Khoa Học và Kỹ Thuật
[6] Vũ Tuấn Lâm & KS. Võ Đức Hùng.Tài liệu: “Nghiên cứu giải pháp tích hợp IP và quang, đề xuất ứng dụng cho NGN của Tổng công ty”. Mã số: 38-2002-HVCN-BCVT-RD-HT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp tích hợp IP và quang, đề xuất ứng dụng cho NGN của Tổng công ty
[8] KS. Nguyễn Hoàng Hải.Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ DTM và khả năng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT”. Mã số: 127-2002-TCT-RDF-VT-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu công nghệ DTM và khả năng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT
[10] Behrouz A. Forouzan & Sophia Chung Fegan.“TCP/IP Protocol Suite” Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCP/IP Protocol Suite
[12] TS. Phùng Văn Vận, TS. Trần Hồng Quân & TS. Nguyễn Quí Minh Hiền.“Mạng viễn thông và xu hướng phát triển”, NXB Bưu Điện, 12/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạng viễn thông và xu hướng phát triển
Nhà XB: NXB Bưu Điện
[11] Bài giảng: Mạng thế hệ sau, Trung Tâm Ứng Dụng Công nghệ mới - Viện KHKT Bưu Điện, 4/2005 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Tiến trình phát triển của tầng mạng. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 1.1 Tiến trình phát triển của tầng mạng (Trang 19)
Hình 1.1: Tiến trình phát triển của tầng mạng. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 1.1 Tiến trình phát triển của tầng mạng (Trang 19)
1.2.2. Mô hình phân lớp của các giai đoạn phát triển - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
1.2.2. Mô hình phân lớp của các giai đoạn phát triển (Trang 21)
Hình 1.2 minh hoạ mô hình phân lớp của các giai đoạn phát triển. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 1.2 minh hoạ mô hình phân lớp của các giai đoạn phát triển (Trang 21)
Hình 2.1: a, Hệ thống WDM một hướng. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.1 a, Hệ thống WDM một hướng (Trang 26)
Hình 2.1: a, Hệ thống WDM một hướng. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.1 a, Hệ thống WDM một hướng (Trang 26)
hình 2.2, chỉ khác là θ= π/2. Lúc này, các tia tới và tia phản xạ ngược chiều nhau và công thức (2.2) trở thành: - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
hình 2.2 chỉ khác là θ= π/2. Lúc này, các tia tới và tia phản xạ ngược chiều nhau và công thức (2.2) trở thành: (Trang 30)
Hình 2.2, chỉ khác là θ = π/2. Lúc này, các tia tới và tia phản xạ ngược chiều nhau và  công thức (2.2) trở thành: - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.2 chỉ khác là θ = π/2. Lúc này, các tia tới và tia phản xạ ngược chiều nhau và công thức (2.2) trở thành: (Trang 30)
Hình 2.6: Thiết bị ghép sợi. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.6 Thiết bị ghép sợi (Trang 32)
Hình 2.6: Thiết bị ghép sợi. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.6 Thiết bị ghép sợi (Trang 32)
Hình 2.7: Bộ lọc màng mỏng điện môi có nhiều khoang cộng hưởng. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.7 Bộ lọc màng mỏng điện môi có nhiều khoang cộng hưởng (Trang 33)
Hình 2.7: Bộ lọc màng mỏng điện môi có nhiều khoang cộng hưởng. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.7 Bộ lọc màng mỏng điện môi có nhiều khoang cộng hưởng (Trang 33)
Hình 2.8: Bộ lọc Fabry- Perot. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.8 Bộ lọc Fabry- Perot (Trang 34)
Hình 2.8: Bộ lọc Fabry - Perot. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.8 Bộ lọc Fabry - Perot (Trang 34)
Hình 2.9: Sơ đồ mạch của bộ OXC. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.9 Sơ đồ mạch của bộ OXC (Trang 35)
Hình 2.9: Sơ đồ mạch của bộ OXC. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.9 Sơ đồ mạch của bộ OXC (Trang 35)
Hình 2.10: Kết cấu chức năng của OADM. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.10 Kết cấu chức năng của OADM (Trang 37)
Hình 2.12: Cấu trúc modul vi gương. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.12 Cấu trúc modul vi gương (Trang 39)
Hình 2.12: Cấu trúc modul vi gương. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.12 Cấu trúc modul vi gương (Trang 39)
Hình 2.13: Diode tách quang p– n. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.13 Diode tách quang p– n (Trang 44)
Hình 2.13: Diode tách quang p – n. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 2.13 Diode tách quang p – n (Trang 44)
Hình 3.2: Địa chỉ mạng con của địa chỉ lớp B. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 3.2 Địa chỉ mạng con của địa chỉ lớp B (Trang 53)
Hình 3.6: Cấu trúc bảng định tuyến. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 3.6 Cấu trúc bảng định tuyến (Trang 59)
Hình 3.13: Ngăn kép. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 3.13 Ngăn kép (Trang 69)
Hình 3.13: Ngăn kép. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 3.13 Ngăn kép (Trang 69)
Hình 3.14: Đường hầm tự động. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 3.14 Đường hầm tự động (Trang 70)
Hình 3.14: Đường hầm tự động. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 3.14 Đường hầm tự động (Trang 70)
● Tầng IP: Nhận dữ liệu (có thể là thoại, âm thanh, hình ảnh…), đóng gói thành các datagram có độ dài từ 255 đến 65535 byte - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
ng IP: Nhận dữ liệu (có thể là thoại, âm thanh, hình ảnh…), đóng gói thành các datagram có độ dài từ 255 đến 65535 byte (Trang 77)
Hình 4.3: Đóng gói LLC/SNAP. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.3 Đóng gói LLC/SNAP (Trang 77)
Hình 4.4: Xử lý tại lớp thích ứng ATM AAL5. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.4 Xử lý tại lớp thích ứng ATM AAL5 (Trang 78)
Hình 4.5: Sắp xếp các tế bào ATM vào VC-3/VC-4. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.5 Sắp xếp các tế bào ATM vào VC-3/VC-4 (Trang 78)
Hình 4.4: Xử lý tại lớp thích ứng ATM AAL5. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.4 Xử lý tại lớp thích ứng ATM AAL5 (Trang 78)
Hình 4.5: Sắp xếp các tế bào ATM vào VC-3/VC-4. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.5 Sắp xếp các tế bào ATM vào VC-3/VC-4 (Trang 78)
Hình 4.6: Sắp xếp các tế bào ATM vào VC-4-Xc. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.6 Sắp xếp các tế bào ATM vào VC-4-Xc (Trang 79)
Hình 4.6: Sắp xếp các tế bào ATM vào VC-4-X c . - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.6 Sắp xếp các tế bào ATM vào VC-4-X c (Trang 79)
Hình 4.7: Sắp xếp các tế bào ATM vào : - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.7 Sắp xếp các tế bào ATM vào : (Trang 80)
Hình 4.8: Khung STM-N. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.8 Khung STM-N (Trang 81)
Hình 4.8: Khung STM-N. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.8 Khung STM-N (Trang 81)
Hình 4.9: Ví dụ về IP/ATM/SDH/WDM. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.9 Ví dụ về IP/ATM/SDH/WDM (Trang 82)
Hình 4.9: Ví dụ về IP/ATM/SDH/WDM. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.9 Ví dụ về IP/ATM/SDH/WDM (Trang 82)
Hình 4.12 là khuôn dạng của khung PPP. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.12 là khuôn dạng của khung PPP (Trang 86)
Hình 4.15: Ví dụ về mạng IP/SDH/WDM. 4.5. Công nghệ Ethernet quang (Gigabit Ethernet- GbE)  - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.15 Ví dụ về mạng IP/SDH/WDM. 4.5. Công nghệ Ethernet quang (Gigabit Ethernet- GbE) (Trang 89)
Hình 4.16: Khung Gigabit Ethernet. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.16 Khung Gigabit Ethernet (Trang 90)
Hình 4.18: Phân cấp phát chuyển của GMPLS. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.18 Phân cấp phát chuyển của GMPLS (Trang 98)
Hình 4.18: Phân cấp phát chuyển của GMPLS. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.18 Phân cấp phát chuyển của GMPLS (Trang 98)
Một kiến trúc của ASON được trình bày trong hình 4.19. Trong hình này biểu diễn tất cả các thành phần tạo nên ASON. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
t kiến trúc của ASON được trình bày trong hình 4.19. Trong hình này biểu diễn tất cả các thành phần tạo nên ASON (Trang 101)
Hình 4.19: ASON Kiến trúc mảng điều khiển. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.19 ASON Kiến trúc mảng điều khiển (Trang 101)
Hình  4.20: Mô hình xếp chồng của mạng ASON. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
nh 4.20: Mô hình xếp chồng của mạng ASON (Trang 102)
Hình 4.21: Định tuyến hop-by-hop hay thiết lập shortcut. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.21 Định tuyến hop-by-hop hay thiết lập shortcut (Trang 106)
Hình  4.21: Định tuyến hop-by-hop hay thiết lập shortcut. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
nh 4.21: Định tuyến hop-by-hop hay thiết lập shortcut (Trang 106)
Mô hình overlay. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
h ình overlay (Trang 112)
Hình 4.23: Mô hình overlay và peer. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.23 Mô hình overlay và peer (Trang 112)
Hình 4.26 biểu diễn quá trình tái sinh các tín hiệu quang của luồng dữ liệu số mã RZ. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.26 biểu diễn quá trình tái sinh các tín hiệu quang của luồng dữ liệu số mã RZ (Trang 118)
Hình 4.26 biểu diễn quá trình tái sinh các tín hiệu quang của luồng dữ liệu số mã  RZ. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 4.26 biểu diễn quá trình tái sinh các tín hiệu quang của luồng dữ liệu số mã RZ (Trang 118)
Hình 5.1: Cấu trúc mạng thế hệ sau của Tổng Công Ty. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 5.1 Cấu trúc mạng thế hệ sau của Tổng Công Ty (Trang 123)
Hình 5.1: Cấu trúc mạng thế hệ sau của Tổng Công Ty. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 5.1 Cấu trúc mạng thế hệ sau của Tổng Công Ty (Trang 123)
5.3. Tình hình triển khai IP trên quang của Tổng công ty 5.3.1. Giai đoạn trước năm 2004 - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
5.3. Tình hình triển khai IP trên quang của Tổng công ty 5.3.1. Giai đoạn trước năm 2004 (Trang 130)
Hình dưới đây mô tả phương thức triển khai IP trên quang của Tổng công ty trong  giai đoạn này: - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình d ưới đây mô tả phương thức triển khai IP trên quang của Tổng công ty trong giai đoạn này: (Trang 130)
Hình 5.4: Giai đoạn 2005-2006. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 5.4 Giai đoạn 2005-2006 (Trang 133)
Hình 5.4: Giai đoạn 2005-2006. - Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
Hình 5.4 Giai đoạn 2005-2006 (Trang 133)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w