Tài liệu Xây mới hay mua lại? pdf

5 256 0
Tài liệu Xây mới hay mua lại? pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xây mới hay mua lại? Mua lại một doanh nghiệp đang hoạt động dễ dàng được vay tiền hơn là xây dựng mới. Có ba khái niệm đúc kết từ triết lý kinh doanh của Karin Mills, đó là: tân trang lại, tái quay vòng, tái sử dụng. "Nếu tôi có thể tân trang lại mặt bằng kinh doanh và máy móc thiết bị, tôi sẽ tiết kiệm được hàng ngàn đô la chi phí cho những việc khác," nữ chủ nhân của nhà hàng Carrboro, North Carolina nói. "Tôi cũng không biết sẽ làm gì với một miếng đất và quyết định xem nên xây cái gì trên đó. Thẳng thắn mà nói là như vậy." Đó là vì Mills và đối tác kinh doanh của cô, Linda Bourne, 39 tuổi, đã phải đối mặt với những tình huống khó xử. Khi lần đầu bắt tay vào kinh doanh với cửa hàng Spotted Dog Restaurant & Bar năm 1998, họ phải hoạt động trong một toà nhà hình chữ V có lối đi rất hẹp. Sau đó họ dọn đến kinh doanh cửa hàng ăn trên toa xe – địa điểm này được họ sửa chữa để tạo thành một cửa hàng nước ngọt kiểu cổ. Cả hai lần, họ đều tận dụng được cơ hội hiếm có mà không cần nguồn tài chính lớn. Công việc kinh doanh của họ tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là sau khi họ kết hợp cả việc bán thực phẩm, nhưng cơ sở của họ được trang bị quá kém để theo kịp với sản lượng tăng nhanh. Cô Mills, 37 tuổi nhớ lại: “Bạn thử tưởng tượng xem, chúng tôi làm kem trên một toa tàu.” Thời điểm đánh dấu bước ngoặt của họ tới: một quán cà phê đang phát đạt được rao bán ở vùng Durham, Bắc Carolina gần đó. Nơi này không chỉ rộng rãi hơn mà còn cho phép họ mở rộng công việc kinh doanh kem của họ. Ngay trong quán cà phê này có một dây chuyền làm kem kiểu Itali và kem hoa quả, Mills và Bourne có thể làm thêm cả “kem đậu nành ở đó." Khi có thêm mặt bằng và thiết bị, họ có thể biến nó thành nhà hàng ăn cho cả vùng được. Để hoàn thành được các giao dịch này, hai cô cần sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình - những nguồn tài chính bên ngoài duy nhất mà họ cần cho tới thời điểm này. Và mặc dù họ đã thành công từ trước, nhưng họ đã phải rất vất vả mới vay được tiền từ ngân hàng. Mặc dù họ mua lại một cơ sở kinh doanh đang hoạt động với lượng khách hàng có sẵn, nhưng ngân hàng cần bảo đảm nhiều hơn thế. Mills nhớ lại: "Chúng tôi phải trả lời câu hỏi liệu chúng tôi có làm quá sức mình hay không. Chúng tôi biết việc mở rộng kinh doanh làm cho công việc dễ dàng hơn nghe khá kỳ cục, nhưng về lâu về dài, nó lại giải quyết được nhiều vấn đề." Một ngân hàng địa phương đã đồng ý cấp vốn vụ giao dịch này vào đầu năm 2003. Tuy vậy, nếu những phụ nữ này muốn xây dựng một cơ sở riêng mới hoàn toàn thì kết cục có lẽ đã khác hẳn. Mills thừa nhận: "Chúng tôi có lẽ không được vay tiền." Thực tế là triển vọng được vay tiền của Mills khá hơn nếu cô tiếp tục mua chứ không xây mới. Những người cho vay thường có thiện cảm với các vụ mua lại hơn, vì doanh nghiệp được mua có lai lịch tài chính rõ ràng, có tài sản và khách hàng ổn định. Mặc dù rõ ràng việc mua lại là có lợi— ngay lập tức thu được tiền bán hàng và vận hành các cơ sở hạ tầng có sẵn— nhưng đây chỉ là một mặt của sự việc. Các doanh nghiệp thường phải thu hút nhân công và tốn nhiều chi phí hoạt động ban đầu. Hơn nữa, bên mua có thể gặp khó khăn khi tiếp cận các nguồn tài chính truyền thống khi các chủ nợ của họ có xu hướng đánh giá quá cao các tài sản dựa trên giá trị tiền mặt chứ không phải chi phí thay thế. Trước khi tài trợ cho bất kỳ dự án phát triển kinh doanh nào, nhà cho vay muốn biết rõ người vay có cơ hội phát triển thực sự hay không và có năng lực cần thiết để tận dụng cơ hội đó hay không. "Nếu có đủ các điều kiện trên, thì người cho vay hiểu rằng yếu tố khiến các nhà kinh doanh chưa đạt được thành công là do thiếu tiền," Mary Speight, trợ lý giám đốc khu vực của Trung tâm phát triển công nghệ và kinh doanh nhỏ Bắc Carolina ở Durham nhận xét. "Đó là lý lẽ thuyết phục đối với các ngân hàng." Lựa chọn giữa mở rộng cơ sở hiện có và mua lại doanh nghiệp đang hoạt động, các nhà cho vay đều nhận thấy phương án sau là ít rủi ro hơn. "Tôi cho rằng mua một doanh nghiệp có sẵn thường ít rủi ro hơn bởi vì nó vẫn thu hút được số khách hàng cũ và không có đối thủ cạnh tranh mới," Emilia DiMenco, phó chủ tịch điều hành của Ngân hàng Harris Trust & Saving ở Chicago nói, tuy nhiên, nên cảnh giác khi giá mua cao hơn 25% tổng chi phí hoạt động. Với một thương vụ lớn, năng lực tài chính của người đi vay là yếu tố quyết định. "Một doanh nghiệp mạnh," Emilia cho biết, "có thể duy trì hoạt động và kiểm soát rủi ro tài chính tốt hơn những doanh nghiệp yếu." Doanh nhân, ở một khía cạnh khác, thường mua lại với giá rẻ hơn nhiều khi họ đầu tư xây dựng mới trên cơ sở hạ tầng đang có. Tuy nhiênm theo các chuyên gia, điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. "Họ cần phải tăng tài sản," ông Richard Cheney, giám đốc điều hành Trung tâm phát triển doanh nghiệp nhỏ ở Storrs, Connecticut nhấn mạnh. "Họ cũng cần tăng vốn lưu động thường xuyên." Trong thực tế, đánh giá thấp hơn thực tế các chi phí là một sai lầm mà các nhà doanh nghiệp thường mắc phải . "Thiết bị có thể bị hạ giá còn rất thấp và trong vài năm đầu họ phải thay thế nó đi." Cô Mills đã rút được kinh nghiệm về chi tiêu sau lần mua bán này. "Chúng tôi đã không thể tiếp tục một số việc mà chủ trước đã từng làm như quảng cáo chẳng hạn," cô nói. Thêm vào đó, một vài kế hoạch nâng cấp như thay thế máy rửa bát cũng chỉ được tiến hành sau khi xem xét kỹ lưỡng chất lượng sử dụng. Những chi phí này cũng đáng giá khi những chủ nhân mới này giờ đây hàng năm có doanh thu 1 triệu USD. Mills nói: "Tôi nướng bánh để cung cấp cho các nhà hàng khác và làm bánh cưới ở đây để bán cho các công ty cung cấp thực phẩm. Cái chúng tôi thực sự cần là ở đây có đủ mặt bằng để hoạt động." Trước khi bạn mua lại một doanh nghiệp, các chuyên gia khuyên bạn nên phân tích thật kỹ lưỡng công ty mà bạn muốn mua. So sánh nó với các doanh nghiệp khác trong ngành và khám phá những điều nằm ngoài những lời quảng cáo của người bán. Nếu những đánh giá này để lộ ra thực chất vấn đề, thì bạn có thể dùng nó để đàm phán lấy mức giá thấp hơn hay để vay tiền người bán. Người bán thường không chỉ đưa ra những điều khoản mềm hơn, mà họ còn thường chỉ yêu cầu ký quỹ tài sản doanh nghiệp, trong khi các nhà cho vay truyền thống lại đòi hỏi cả tài khoản cá nhân của người vay. Việc xác định giá trị của một doanh nghiệp không có một công thức chính xác nào, vì thế đàm phán với các nhà cho vay truyền thống rất dễ thất bại do không nhất trí được giá mua. Những điểm không nhất trí thường nằm ở giá trị những tài sản vô hình như vị trí kinh doanh hay cơ sở khách hàng truyền thống có thể gây khó khắn cho bạn. Ông Cheney nói. "Nếu bên mua không có đủ tài sản ký quỹ thì cần yêu cầu sự tài trợ từ người bán". Phần lớn các vụ tài trợ từ bên bán có thời hạn là 5 năm, nhưng nó có thể kéo dài lâu hơn, khi phần lớn khoản vay vẫn chưa được thanh toán vào thời điểm hết hạn hợp đồng. Người mua phải tìm các nguồn tài chính bên ngoài để thanh toán “phần tăng lên” cuả khoản nợ. Khoản trả ban đầu, trước khi một chủ nợ bên ngoài nhập cuộc, có thể là rất lớn. Ông Cheney nói, "Bạn phải trả rất nhiều tiền, nhưng với lãi suất thấp hơn." . Xây mới hay mua lại? Mua lại một doanh nghiệp đang hoạt động dễ dàng được vay tiền hơn là xây dựng mới. Có ba khái niệm đúc. tục mua chứ không xây mới. Những người cho vay thường có thiện cảm với các vụ mua lại hơn, vì doanh nghiệp được mua có lai lịch tài chính rõ ràng, có tài

Ngày đăng: 25/01/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan