VIRALMARKETING
(Hay còn được gọilàMarketing Virus)
Marketing virus và quảng cáo virus là những thuật ngữ nhằm ám chỉ các kĩ thuật
marketing sử dụng những mạng xã hội sẵn có để tác động và làm tăng cường sự nhận biết
nhãn hiệu của công chúng, thông quá các quá trình tự nhân bản của virus, tương tự như
quá trình tự nhân bản của virus máy tính.
Biện pháp Marketing này có thể là lời truyền miệng hoặc được trợ giúp bởi các ảnh
hưởng của mạng Internet.
Marketing virus là hiện tượng marketing tạo điều kiện và khuyến khích mọi người
truyền đi thông điệp marketing của chính công ty một cách tự nguyện và vô tình.
Thông thường người ta nhận thấy, cứ một khách hàng hài lòng sẽ kể cho ít nhất 3
người nữa về sản phẩm mà họ thích, và 11 người khác về sản phẩm/dịch vụ mà họ không
thích. Chiến lược marketing virus được tạo ra dựa trên hành vi tự nhiên này của con người.
Giống như cách thức lan truyền của một con virus. Hình thức quảng cáo này bắt đầu
từ giả thuyết một khách hàng luôn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dich vụ của
bạn mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng. ViralMarketing mô tả chiến thuật khuyến
khích một cá nhân nào đó lan truyền một nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người
khác, tạo ra một tiềm năng phát triển theo hàm mũ sự lan truyền và ảnh hưởng của một
thông điệp như những con virus. Như vậy thông điệp này sẽ nhanh chóng được rất nhiều
người biết đến.
Với phương pháp này nhà tiếp thị sẽ tạo được một hiện tượng trong xã hội bằng cách
khuyến khích các đối tượng truyền tải thông điệp một cách "tự nguyện". Thông điệp chuyển
tải có thể là một Video clip, câu chuyện vui, Flash game, ebook, software, hình ảnh hay đơn
giản là một đoạn text. Cho đến nay thì chưa có ai tổng kết có bao nhiêu loại hình Viral
Marketing.
Bí quyết để có một chương trình Viral Marketing: Người nhận cảm thấy cần phải gửi
thông điệp này cho người khác một cách tự nhiên.
5 nguyên tắc cuẩ Marketing lan truyền:
1. Cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ miễn phí
2. Khi sản phẩm hay dịch vụ miễn phí của bạn thu hút được người khác quan tâm, họ
sẽ sử dụng chúng và họ sẽ gửi chúng cho bạn bè v.v… Thế là họ đã giúp bạn quảng cáo rồi
đấy! Bạn không phải làm gì cả!
3. Bạn phải chuẩn bị tinh thần cho trường hợp số lượng người sử dụng sản phẩm hay
dịch vụ miễn phí của bạn sẽ tăng lên rất nhanh.
4. Bạn nên nghiên cứu hành vi, sở thích và động lực sử dụng sản phẩm hay dịch vụ
miễn phí của bạn của mọi người để có chiến lược phù hợp hơn.
5. Tận dụng những mối quan hệ của “khách hàng” của bạn để quảng bá sản phẩm
hay dịch vụ của bạn.
1
VD: Tháng 12 năm 2005, một chàng trai trẻ đưa lên mạng youtube đoạn clip chơi đàn
guitar bài Canon theo phong cách rook. Đoạn clip này hấp dẫn đến nổi mà người ta xem
xong thì lại giới thệu đường link đó cho bạn bè của mình. Cho đến bây giờ, đoạn clip này đã
có đến 56 triệu lượt xem, hơn 250 ngàn lời bình luận. Đó là một chiến dịch ViralMarketing
đầy hấp dẫn của một trang web dạy đàn guitar với sự giúp sức của youtube, yahoo, các
forum và mạng xã hội khác.
2
Buzz marketing
(Marketing tin đồn)
Buzz marketinglà một hình thức marketing với mục đích làm tăng sự phổ biến, sự
kích thích và một số thông tin về sản phẩm thông qua việc dùng tin đồn để tác động vào đối
tượng muốn hướng đến cuả doanh nghiệp. Hình thức này sử dụng vai trò của truyền thông
trong việc tạo ra sự bàn tán tích cực về thương hiệu.
Nếu như viralmarketing tập trung vào sự lan truyền thông tin trên thế giới trực tuyến
(internet, weblog, instant messege, web review, rss ).thì buzz marketing lại bổ sung vai trò
của truyền thông trong việc tạo ra sự bàn tán tích cực về thương hiệu.
Nếu có ý tưởng marketing độc đáo sẽ giúp tạo ra hiệu ứng tích cực cho thương hiệu
của bạn. Ngày nay, buzz marketinglà cứu cánh cho những thương hiệu mới ra đời và cả
những thương hiệu mong muốn bứt phá.
VD: Half.com là trang web mua sắm giảm giá trực tuyến về băng đĩa, phim, ca nhạc,
sách giáo khoa.
Website ra mắt năm 1999 trong thời kỳ bùng nổ Internet. Phó chủ tịch phụ trách tiếp
thị lúc đó là Mark Hughes được thuê thực hiện chiến dịch giới thiệu website này. Trọng trách
của Mark là: “8 tuần thực hiện với ngân sách 150.000 đô-la Mỹ, hoặc công ty này sẽ phá
sản!”. Mark đã gặp rất nhiều công ty quảng cáo để tìm ý tưởng độc. Nhiều ý tưởng sốc như
làm khinh khí cầu bay với logo và slogan của half.com qua tượng George Washington. Thế
rồi, những ý tưởng này không thể thực hiện được vì chi phí vượt quá ngân sách cho
phép.Trong lúc bế tắc, Mark phát hiện nước Mỹ có hơn 40 thị trấn có tên tương tự như
website của anh như Half Acre, Halfway, Half Moon…. Mark tự hỏi: “Nếu yêu cầu một thị
trấn nào đó đổi tên thành Half.com, chỉ cần một năm thôi, thì thế nào nhỉ?”Đây là chuyện
không tưởng trong lịch sử hơn 300 lập quốc của Mỹ. Biết là khó nhưng Mark không bó tay.
Anh thử đến thị trấn nhỏ chỉ có 350 người Halfway tại bang Oregon.Ban đầu, “lời đề nghị
khiếm nhã” của Mark đều bị từ chối. Anh phải gặp gỡ, thuyết phục từng thành viên trong hội
đồng thị trấn và cả những người dân nơi đây để quyết định có đổi tên hay không.Vũ khí anh
đưa ra trong cuộc thương lượng đơn giản và cụ thể. Thị trấn cần nhiều người biết đến, người
dân cần cải thiện cuộc sống, cần thêm công ăn việc làm, cần thêm du lịch. Còn half.com
cũng cần nhiều người biết. Tuy vậy, half.com sẽ ủng hộ 100.000 đô-la Mỹ để xây dựng
phòng máy vi tính, làm websiste riêng cho thị trấn. Chỉ có thế.Và đó cũng là cái mà thị trấn
cần. Trong tiến trình bàn bạc của các quan chức thị trấn, trưng cầu ý kiến, báo chí đã nhảy
vào cuộc. vì đây là sự kiện lạ nhất từ trước đến nay.Rồi ngày Halfway quyết định đổi tên,
cũng là ngày mà website half.com chính thức ra đời. Ngày đó, báo chí ùn ùn đưa tin. Từ báo
giấy, đài, radio cho đến báo mạng, đều dành trang nhất cho sự kiện này. Tạp chí Time đã
kết luận một câu chắc nịch: “Đây là sự kiện truyền thông ầm ĩ nhất trong lịch sử nước
Mỹ”.Hai mươi ngày sau, eBay đề nghị mua lại half.com với giá 300 triệu đô-la Mỹ. Tất nhiên,
half.com không thể nói không!Chưa đầy 3 năm kể từ khi ra đời, lượng thành viên truy cập
half.com tăng lên 8 triệu người, một con số không tưởng lúc bấy giờ. Còn giờ đây, Mark đã là
CEO của công ty tư vấn Buzzmarketing và chủ xị của một chương trình radio The Buzz
Factor. Anh còn kiếm được thêm nhiều tiền từ cuốn sách bestseller Buzzmarketing.
Việt Nam cũng có buzzBuzz thì ở đâu cũng có,có chủ ý hoặc tự phát Cách đây mấy
năm, Tiger “vô tình lượm được cái bình” với cái buzz từ trên trời rơi xuống. Đó là việc tranh
3
cãi ai sẽ là chủ nhân hợp pháp của chiếc Land Cruiser (người đãi tiệc hay người mở được
nắp trúng) torng chương trình khuyến mãi dưới nắp chai.Sự kiện tranh cãi trên các phương
tiện truyền thông vô tình tiếp sức thêm cho chương trình khuyến mãi vốn đã trở nên hấp
dẫn, trở thành chuyện tám của các chiến hữu bên bàn nhậu.Và khi có câu chuyện tám hấp
dẫn, thì các chiến hữu chỉ còn biết khui bia và cụng ly. Thực ra, lợi ích lớn nhất của buzz đó
là tính minh bạch của chương trình, không phải do Tiger tự nói mà do chính khách hàng
nói.Năm đó, Tiger đã thắng đậm!
Trong quảng cáo truyền thống, các thương hiệu phải trả tiền để chuyển tải thông điệp
cho khách hàng. Phải có một ngân sách cực lớn mới có thể nói cho hàng triệu người nghe,
nhớ thông điệp. Đây là cuộc chơi của những thương hiệu nhiều tiền lắm của.Các thương
hiệu này chỉ có một con đường duy nhất là “kích hoạt” một ý tưởng độc chiêu để cho mọi
người nói về một chuyện gì đó, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến thương hiệu của mình.
Hãy để cho người khác nói thay cho bạn! Việc kích hoạt có thể là một quảng cáo trên
báo gây sốc, pa-nô lớn nhất không đụng hàng, hay một trang quảng cáo “phạm thượng”, một
clip quảng cáo “cấm kỵ” Một khi ý tưởng độc đáo, khi được kích hoạt, tự thân nó sẽ được
truyền miệng, trở thành đề tài cho báo chí đưa tin. Nó sẽ nhanh chóng trở thành chuyện tám
trên mạng hay chuyện làm quà khi gặp nhau. Những thông điệp và cách thể hiện mang tính
thách thức. Chẳng hạn như: “Vì sao bạn phải uống nước tinh khiết với giá nước
khoáng?” của Vĩnh Hảo, hoặc: “Nếu thương chồng, hãy cho anh ấy dùng dầu gội riêng!”
mang tính “khích tướng” của X-Men cũng ít nhiều tạo ra hiệu ứng buzz tích cực.
White Place sau khi khai trương không lâu thì được đưa lên báo với thông tin là xây
dựng không phép, xây dựng trên đất của bộ quốc phòng, bị cấm trong 1 thời gian không cho
hoạt động, 1 đám cưới đáng lẻ phải diễn ra trong sảnh lại phải bị dời qua sân vận động quân
khu 7 Việc trở thành đề tài bàn tán của giới truyền thông liên tục trong 1 thời gian ngắn đã
giúp cho White Place nổi tiếng nhanh chóng và hiện nay đã trở thành một trong các địa điểm
tổ chức tiệc cưới và hội nghị nổi tiếng nhất thành phố Hồ Chí Minh.
Adidas cách đây 2 năm đã trình làng một pa-nô “ngoại lệ” ở Tokyo, một trong những
thị trường lớn của thương hiệu trời trang thể thao này. Trên tấm pa-nô dựng đứng đó là hình
một sân bóng đá và trên đó có các cầu thủ bị buộc dây vào người chơi bóng. Ý tưởng độc
đáo này còn giúp chuyển tải thông điệp “Impossible is nothing”.Rồi một hãng sản xuất thuốc
diệt chuột mới trình làng ở Mỹ đã tung một chương trình khuyến mãi “kỳ quặc”. Đó là thả 6
chú chuột có đánh dấu xuống dưới cổng trước sự chứng kiến của báo giới. Ai bắt được chú
chuột có đánh dấu này sẽ được thưởng một chiếc xe hơi. Sau đó, nhà nhà, người người đều
muốn thành “dùng sĩ diệt chuột”.Tóm lại, buzz marketing sẽ là cứu cánh cho những doanh
nghiệp nhỏ và cả những tên tuổi lớn trong cuộc chơi tiếp thị khắc nghiệt này.
Chỉ có những thương hiệu dám vượt ra ngoài những rào cản “an toàn” thông thường
mới có thể thử sức chơi buzz marketing vốn ít tốn kém nhưng hiệu quả vô cùng.
4
. VIRAL MARKETING
(Hay còn đ ợc gọi là Marketing Virus)
Marketing virus và quảng cáo virus là những thuật ngữ nhằm ám chỉ các kĩ thuật
marketing. hay đ n
giản là một đoạn text. Cho đ n nay thì chưa có ai tổng kết có bao nhiêu loại hình Viral
Marketing.
Bí quyết đ có một chương trình Viral Marketing: