Khúcdạođầu để quảntrịdoanhnghiệpthànhcông !
Những mô hình quảntrị hiện đại của các nước phát triển đã bắt đầu được các doanh
nghiệp tại Việt Nam quan tâm, nhưng có một nguyên tắc thật đơn giản để một mô hình
quản trịthànhcông thì yêu cầu đầu tiên lại chính là hệ thống kiểm soát từ phía trong
doanh nghiệp. Nhân ngày đầu xuân, bài viết này sẽ tìm hiểu vai trò và chức năng của
công tác kiểm toán nội bộ trong môi trường quảntrịdoanhnghiệp ở Việt Nam.
Vậy quảntrịdoanhnghiệp nghĩa là gì?
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa đầy đủ nào về quảntrịdoanhnghiệp được
chấp nhận một cách phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết các định nghĩa về quản trịdoanhnghiệp
đều có một số nội dung chung mô tả hoạt động này như là các chính sách, các quy trình,
cơ cấu được các tổ chức áp dụng nhằm chỉ đạo và kiểm soát hoạt động, đạt được mục tiêu
đề ra và bảo vệ lợi ích của các nhóm cổ đông theo cách thức phù hợp với các chuẩn mực
đạo đức áp dụng.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã định nghĩa quảntrịdoanhnghiệp như
sau: “Quản trịdoanhnghiệp bao gồm các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc doanhnghiệp
với Hội đồng Quản trị, các cổ đông và các bên hữu quan khác. Quảntrịdoanhnghiệp
cũng đề ra cơ cấu mà thông qua đó các mục tiêu của doanhnghiệp được xây dựng và các
phương tiện nhằm đạt được các mục tiêu đó cũng như theo dõi kết quả hoạt động được
xác định.”
Vai trò của kiểm toán nội bộ trong quảntrịdoanhnghiệp
Kiểm toán nội bộ có vai trò kép. Thứ nhất, các kiểm toán viên đưa ra các đánh giá độc
lập, khách quan về mức độ phù hợp của cơ cấu quảntrịdoanhnghiệp của tổ chức cũng
như hiệu quả của các hoạt động cụ thể có liên quan. Thứ hai, họ giữ vai trò như “chất xúc
tác” cho các thay đổi, tư vấn hoặc khuyến nghị các biện pháp hoàn thiện nhằm nâng cao
hiệu quả của các cơ cấu và thực tiễn quảntrị của doanh nghiệp.
Trách nhiệm của Hội đồng Quảntrị là thiết lập và theo dõi các hệ thống trong phạm vi
toàn doanhnghiệp nhằm đảm bảo hoạt động quảntrịdoanhnghiệp có hiệu quả. Các kiểm
toán viên nội bộ có điều kiện tốt nhất để hỗ trợ và hoàn thiện các hệ thống này. Mặc dù
các kiểm toán viên nội bộ cần đảm bảo tính độc lập, nhưng họ có thể tham gia và đem lại
giá trịcộng thêm trong việc xây dựng các quy trình quảntrịdoanh nghiệp. Qua việc đưa
ra đảm bảo về các quy trình quảntrị rủi ro, kiểm soát nội bộ và quảntrịdoanh nghiệp,
công tác kiểm toán nội bộ giữ vai trò chính trong việc đảm bảo duy trì hoạt động quảntrị
doanh nghiệp có hiệu quả.
Vai trò thích hợp đối với công tác kiểm toán nội bộ sẽ phụ thuộc vào mức độ phát triển
của các quy trình, cơ cấu quản trịdoanhnghiệp của doanh nghiệp, cũng như vai trò và
kinh nghiệm của các kiểm toán viên nội bộ. Là một nền kinh tế mới nổi, nói chung Việt
Nam đang có cơ cấu và quy trình quảntrịdoanhnghiệp ở mức độ phát triển còn thấp,
kiểm toán nội bộ vẫn còn là lĩnh vực tương đối mới. Trong môi trường này, chức năng
kiểm toán nội bộ cần tập trung nhiều hơn vào việc tư vấn cơ cấu và thông lệ thực hành tối
ưu cũng như so sánh cơ cấu, thông lệ quảntrịdoanhnghiệp hiện thời với các quy định
pháp lý, quy định tuân thủ khác là phù hợp hơn.
Vào một thời điểm thích hợp khi mà môi trường quảntrịdoanhnghiệp tiến gần hơn đến
các thông lệ quảntrịdoanhnghiệp có tổ chức tốt hơn, phát triển hơn, thì các kiểm toán
viên nội bộ có thể chuyển trọng tâm sang các hoạt động sau:
Đánh giá xem các cấu phần quảntrịdoanhnghiệp có hoạt động đồng bộ trong toàn doanh
nghiệp như dự kiến hay không;
- Phân tích mức độ minh bạch trong công tác báo cáo giữa các cấu phần trong cơ cấu
quản trịdoanh nghiệp;
- So sánh các thông lệ thực hành quảntrịdoanhnghiệp tốt nhất;
- Xác định mức độ tuân thủ với các quy định quảntrịdoanhnghiệp được chấp nhận và
đang áp dụng.
Hình minh họa dưới đây mô tả về mặt khái niệm khối lượng thời gian mà các kiểm toán
viên nội bộ cần đầu tư cho các nhiệm vụ khác nhau thay đổi tùy theo mức độ phát triển
của các thông lệ quảntrịdoanhnghiệp của tổ chức đối tượng.
Kiểm toán nội bộ thường sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi xử lý các hoạt động quảntrị
doanh nghiệp bằng cách làm nhiều việc hơn chỉ đơn thuần tiến hành nhiều kiểm toán cụ
thể các quy trình họat động. Vị thế đặc biệt của kiểm toán viên nội bộ trong doanhnghiệp
cho phép họ quan sát kỹ cơ cấu tổ chức và thiết kế quảntrịdoanhnghiệp trong khi vẫn
không chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các quy trình đó. Thông thường, kiểm toán viên
nội bộ có thể hỗ trợ doanhnghiệp tốt hơn bằng cách thông báo cho Ban Giám đốc và Hội
đồng Quảntrị về các biện pháp cần thiết để hoàn thiện, các thay đổi cần tiến hành đối với
cơ cấu và thiết kế, không chỉ dừng lại ở việc các quy trình đã thiết lập có hoạt động hay
không. Tuy vậy, điều này khác với việc đưa ra báo cáo đánh giá khách quan về các hoạt
động quảntrịdoanhnghiệp cụ thể thông qua các cuộc kiểm toán cụ thể.
Trên hết, các báo cáo đánh giá kiểm toán nội bộ liên quan đến các hoạt động quảntrị
doanh nghiệp cần được dựa trên các thông tin được thu thập từ nhiều dự án kiểm toán
khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Tốt hơn hết là, các kiểm toán viên nội
bộ cần hướng đến việc đưa ra các đánh giá về tính hiệu quả của các nội dung quảntrị
doanh nghiệpquan trọng, được thực hiện riêng biệt hoặc cùng với các đánh giá về tính
hiệu quả của công tác quảntrị rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ chủ yếu.
Các kiểm toán viên nội bộ có thể hoạt động với hiệu quả cao nhất cho Hội đồng Quảntrị
trong vai trò một đại diện cung cấp các thông tin, các đánh giá độc lập và khách quan.
Sau đó, Hội đồng Quảntrị sẽ “sở hữu” bộ phận kiểm toán nội bộ, xây dựng mối quan hệ
hỗ trợ lẫn nhau giữa Hội đồng Quảntrị và bộ phận kiểm toán nội bộ. Để có được sự hiểu
biết toàn diện về các hoạt động của doanh nghiệp, điều cần thiết là Hội đồng Quảntrị
xem xét cân nhắc công việc của kiểm toán viên nội bộ. Ví dụ, các kiểm toán viên nội bộ
có thể tham mưu cho Hội đồng Quảntrị về các vấn đề như văn hóa, đạo đức nghề nghiệp,
tính minh bạch và các mối quan hệ tương tác nội bộ. Ngoài ra, công tác kiểm toán nội bộ
hiện hành được dựa trên khuôn khổ của doanhnghiệp về việc nhận diện, ứng phó và quản
trị các rủi ro chiến lược, hoạt động, tài chính và tuân thủ khác nhau mà doanhnghiệp gặp
phải. Do đó, các kiểm toán viên nội bộ có thể đưa ra sự đảm bảo khách quan về tính hiệu
quả của khuôn khổ đó nói chung, bao gồm cả các hoạt động theo dõi và đảm bảo của Ban
Giám đốc, cũng như về công tác quảntrị từng rủi ro trọng yếu.
Tuy vậy, vai trò hỗ trợ Hội đồng Quảntrị cũng có thể tạo ra tình trạng căng thẳng bởi vì
kiểm toán nội bộ cũng có thể được đặt vào vị thế là “đối tác” của Ban Giám đốc. Các
kiểm toán viên nội bộ sẽ cần quản lý các nhu cầu và kỳ vọng của cả hai bên một cách cẩn
thận.
. Khúc dạo đầu để quản trị doanh nghiệp thành công !
Những mô hình quản trị hiện đại của các nước phát triển đã bắt đầu được các doanh
nghiệp tại. định nghĩa quản trị doanh nghiệp như
sau: Quản trị doanh nghiệp bao gồm các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc doanh nghiệp
với Hội đồng Quản trị, các cổ