Tài liệu Khái niệm cho vay và rủi ro tín dụng docx

4 395 1
Tài liệu Khái niệm cho vay và rủi ro tín dụng docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cho vay Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Các loại tín dụng 1.Tín dụng nhà nước 2.Tín dụng thương mại 3.Tín dụng ngân hàng Lãi suất Lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Khái quát Có nhiều loại lãi suất như: lãi suất tiền vay; lãi suất tiền gửi; lãi suất tái cấp vốn; lãi suất liên ngân hàng, v.v. John Maynard Keynes lập luận rằng lãi suất là một hiện tượng tiền tệ phản ánh mối quan hệ giữa cung cầu về tiền. Cung tiền được xác định một cách ngoại sinh, cầu tiền phản ánh các nhu cầu đầu cơ, phòng ngừa giao dịch về tiền. Trái với Keynes, các nhà kinh tế học cổ điển trước đó đã coi lãi suất là một hiện tượng thực tế, được xác định bởi áp lực của năng suất - cầu về vốn cho mục đích đầu tư - tiết kiệm. Tác động tới nền kinh tế Thông qua vay nợ Lãi suất tăng làm giảm vay nợ. Cá nhân giảm đi vay tăng gửi tiết kiệm, do đó giảm tiêu dùng và tác động tiêu cực tới tổng cầu. Doanh nghiệp giảm vay mới do đó giảm đầu tư mới, nên tác động tiêu cực tới tổng cầu. Mặt khác, lãi suất tăng còn có nghĩa là giá cả các khoản vay hiện thời của doanh nghiệp tăng, có nghĩa là giá vốn tăng hay chi phí sản xuất tăng. Điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất; do đó tác động tiêu cực tới tổng cầu. Giãn thợ còn làm giảm thu nhập của người lao động. Điều này khiến họ giảm tiêu dùng. Tổng cầu lại chịu tác động tiêu cực. Đối với hoạt động vay cầm cố, khi lãi suất tăng người ta sẽ giảm nhu cầu vay để xây hay mua nhà, do đó đầu tư xây nhà giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới tổng cầu. Nó còn khiến cho việc trả nợ các khoản vay cầm cố hiện thời trở nên khó khăn hơn khiến người đi vay phải giảm tiêu dùng để còn trả nợ. Tổng cầu vì thế chịu tác động tiêu cực. Thông qua tỷ giá hối đoái Lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất ở nước ngoài sẽ khiến cho dòng vốn từ nước ngoài tăng cường chảy vào trong nước. Điều này làm cho tỷ giá hối đoái giữa nội tệ với ngoại tệ giảm xuống. Xuất khẩu ròng vì thế giảm đi, khiến cho tổng cầu giảm theo. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là ngôn từ thường được sử dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính. Đó là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Luôn là người cho vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng. Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng. Đánh giá rủi ro tín dụng Đánh giá rủi ro tín dụng là công việc thuộc về các chuyên viên phân tích, chuyên viên kế toán chuyên viên kiểm toán. Mức độ rủi ro cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan chủ quan của mục đích vay vốn cũng như hoạt động của người vay vốn. Các yếu tố khách quan Các yếu tố khách quan thường là những nhìn nhận ban đầu tổng quát về triển vọng của dự án cần vay vốn. Nếu dự án có triển vọng thành công cao thì rủi ro tín dụng thấp ngược lại. Các yếu tố này bao gồm: 1. Môi trường kinh tế: thị trường, đối thủ cạnh tranh, khả năng tiêu thụ 2. Sự phát triển của ngành liên quan: nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai đoạn phát triển thì dự án có nhiều khả năng thành công. Ngược lại; nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai đoạn suy thoái có nhiều công ty trong ngành làm ăn thua lỗ thì khả năng thành công của dự án là thấp. 3. Môi trường pháp lý: Luật bảo hiểm, luật lao động, luật cạnh tranh là những điều khoản cần được quan tâm khi đánh giá một dự án. Các yếu tố chủ quan Các yếu tố chủ quan có thể được hiểu là tính tin cậy của doanh nghiệp đi vay hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi đến hạn. Nhân tố này được phân tích chủ yếu dựa vào các dữ liệu kế toán của doanh nghiệp. 1. Hiệu quả hoạt động hiện tại của doanh nghiệp: kết quả kinh doanh hàng quí hàng năm của doanh nghiệp. 2. Các khoản tín dụng hiện tại lịch sử của các khoản tín dụng quá khứ của doanh nghiệp: Nếu hiện tại doanh nghiệp đang có các khoản vay khác có các khoản vay tín dụng quá hạn chưa được thanh toán hay doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng đã được thanh toán nhưng thường quá hạn phải chi trả thì tín tin cậy của doanh nghiệp là thấp, việc cho doanh nghiệp vay tín dụng sẽ có rủi ro cao. 3. Khả năng tài chính của doanh nghiệp: được căn cứ dựa vào vốn tự có, các khoản cho vay, tài sản thế chấp, người bảo lãnh Các ngân hàng có thể đánh giá mức rủi ro tín dụng trên cơ sở xác định tỷ lệ tổng vốn cần vay của doanh nghiệp/vốn tự có của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này là cao thì rủi ro tín dụng cao, ngược lại. 4. Tính thanh khoản cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Dù doanh nghiệp có tình trạng kinh tế tốt nhưng nếu tính thanh khoản hay khả năng huy động tiền mặt không cao thì doanh nghiệp có nhiều khả năng phải thanh toán nợ quá hạn quy định. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có rủi ro tín dụng cao. Rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại Một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại là hoạt động cho vay nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vayrủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản. Vì thế bộ phận quản lý tín dụng quản trị rủi ro là hai bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. . rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng. Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng. Đánh giá rủi ro tín dụng Đánh giá rủi ro tín. thế giảm đi, khiến cho tổng cầu giảm theo. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là ngôn từ thường được sử dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc

Ngày đăng: 25/01/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cho vay

    • Các loại tín dụng

    • Lãi suất

      • Khái quát

      • Tác động tới nền kinh tế

        • Thông qua vay nợ

        • Thông qua tỷ giá hối đoái

        • Rủi ro tín dụng

          • Đánh giá rủi ro tín dụng

            • Các yếu tố khách quan

            • Các yếu tố chủ quan

            • Rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan