quy trìnhkinhdoanh bán điệnCăn cứ Quyết định số 860 /QĐ-EVN-HĐQT ngày 25/10/2007 của
Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam v/v phân cấp, ủy quyền thoả thuận giá điện, ký
Hợp đồng mua bánđiện giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Chủ đầu tư các dự án điệnđộc lập.
Công ty Điện lực 2 thông báo thẩm quyền, trình tự, thủ tục mua bánđiện với Chủ đầu tư các
Nhà máy điệnđộc lập như sau.
I/ Thẩm quyền:
1) Đối với Công ty Điện lực 2: Công ty Điện lực 2 thực hiện đàm phán, ký thoả thuận giá điện,
hợp đồng mua bánđiện đối với các Nhà máy điệnđộc lập có công suất ≤ 30MW . Đề nghị các
Chủ đầu tư trực tiếp làm việc với Công ty Điện lực 2 để được giải quyết.
2) Đối với EVN: Các dự án sử dụng năng lượng mới ( mặt trời, gió, rác, địa nhiệt…), các dự án
liên quan đến xuất nhập khẩu điện không phân biệt mức công suất và các dư án có công suất >
30MW thuộc thẩm quyền Tập đoàn Điện lực Việt Nam giải quyết. Đề nghị các Chủ đầu tư trực
tiếp liên hệ với EVN
II/ Trình tự, thủ tục bao gồm các bước sau:
- Bước 1. Chấp thuận mua điện;
- Bước 2. Thỏa thuận phương án đấu nối;
- Bước 3. Đàm phán và ký kết Thỏa thuận giá điện;
- Bước 4. Thỏa thuận thiết kế hệ thống đo đếm
- Bước 5. Thỏa thuận thiết kế hệ thống SCADA/EMS;
- Bước 6. Đàm phán và ký kết Hợp đồng mua bán điện.
Những văn bản thỏa thuận giữa Hai bên ở các bước 2, 3, 4, 5 nêu trên sẽ là Phụ lục của Hợp
đồng mua bán điện.
Trừ các trường hợp đặc biệt do EVN/PC và Chủ đầu tư thỏa thuận, trình tự, thủ tục mua bán
điện phải thực hiện theo các bước trên, kết quả của công việc trước là cơ sở để thực hiện đàm
phán bước sau.
Trình tự, thủ tục đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện, yêu cầu hồ sơ, mẫu Hợp đồng Mua
bán điện . Đề nghị các Chủ đầu tư tham khảo trên website của PC2: [Link ẩn. ]
Bước 1:Chấp thuận mua điện bao gồm
1. Hồ sơ đề nghị bánđiện của Doanh nghiệp:
EVN/PC tiếp nhận qua đường công văn hồ sơ đề nghị bánđiện của Doanh nghiệp/Chủ đầu tư,
bao gồm các tàiliệu sau:
- Văn bản của Doanh nghiệp/Chủ đầu tư đề nghị bánđiện cho EVN.
- Báo cáo cơ hội đầu tư của dự án (hoặc Báo cáo Dự án đầu tư), trong đó nêu rõ các thông số cơ
bản của dự án: vị trí nhà máy, công suất, điện năng, tổng mức đầu tư, hình thức đầu tư, dự kiến
tiến độ thực hiện dự án ;
- Bản sao có công chứng các quyết định phê quyệt của cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án,
như: quy hoạch nguồn và lưới điện, quy hoạch bậc thang thủy điện của dòng sông, quy hoạch
thủy điện vừa và nhỏ tỉnh hoặc toàn quốc Đối với trường hợp quy hoạch do UBND cấp tỉnh phê
duyệt, cần kèm theo bản thoả thuận của Bộ Công thương về quy hoạch;
- Các văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp thuận cho Doanh nghiệp
được phép nghiên cứu thực hiện dự án (nếu có);
- Hồ sơ pháp lý của Doanh nghiệp (Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có
đăng ký đầu tư công trình nguồn điện, Quyết định thành lập doanh nghiệp );
- Tàiliệu chứng minh năng lực tài chính, năng lực quản lý dự án của Doanh nghiệp đảm bảo đủ
khả năng thực hiện dự án (tỷ lệ vốn tự có tối thiểu theo quy định hiện hành…);
Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ
sơ, EVN/PC có văn bản yêu cầu Doanh nghiệp/Chủ đầu tư bổ sung.
- Ngoài các hồ sơ trên, trong bước 1 các Chủ đầu tư các dự án trình bày sơ bộ giá dự kiến bán
điện.
2. Chấp thuận mua điện có thời hạn của EVN/PC:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, EVN/PC có văn bản chấp
thuận mua điện nếu dự án đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Dự án phù hợp với các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Doanh nghiệp/Chủ đầu tư có giấy phép hoạt động phù hợp được cấp bởi Cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, có đủ năng lực quản lý, năng lực tài chính để thực hiện dự án.
Trong trường hợp dự án không đáp ứng các điều kiện nêu trên, EVN/PC có văn bản trả lời Doanh
nghiệp/Chủ đầu tư về việc không đủ điều kiện để EVN/PC chấp thuận mua điện từ dự án.
Văn bản chấp thuận mua điện bao gồm các nội dung sau:
- Chấp thuận về chủ trương mua điện của EVN/PC;
- Thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận mua điện là 1 năm;
- Các vấn đề cần lưu ý đối với Chủ đầu tư/Doanh nghiệp khi triển khai thực hiện dự án…;
Bước 2:Thỏa thuận phương án đấu nối bao gồm
1. Hồ sơ đề nghị thỏa thuận phương án đấu nối:
EVN/PC tiếp nhận qua đường công văn hồ sơ đề nghị thỏa thuận đấu nối của Chủ đầu tư. Hồ sơ
đề nghị thỏa thuận đấu nối bao gồm các tàiliệu sau:
- Công văn đề nghị EVN/PC thỏa thuận phương án đấu nối;
- Ba (03) bộ Báo cáo phương án đấu nối do Đơn vị tư vấn lập (có thể được trích một phần trong
hồ sơ Báo cáo Dự án đầu tư - Thiết kế cơ sở hoặc Thiết kế kỹ thuật của dự án) về các phương án
đấu nối Nhà máy với lưới điện quốc gia, với các nội dung:
+ Tổng quan dự án;
+ Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực xây dựng dự án;
+ Hiện trạng và quy hoạch phát triển phụ tải, lưới điện khu vực;
+ Phân tích các chế độ tính toán của các phương án và so sánh lựa chọn giải pháp đấu nối;
+ Giải pháp kỹ thuật chính của phương án đấu nối được lựa chọn;
+ Hệ thống viễn thông và thông tin: tổng quan, giải pháp tổ chức viễn thông, liệt kê thiết bị vật
liệu;
+ Dự kiến vị trí đo đếm mua bán điện;
+ Tính toán xác định tổn thất điện năng từ vị trí đo đếm điện năng dự kiến đến điểm đấu nối
(trường hợp vị trí đo đếm khác với điểm đấu nối);
+ Phân tích ảnh hưởng của Nhà máy khi đấu nối với hệ thống điện quốc gia (nếu cần thiết);
+ Kết luận và kiến nghị;
+ Các bản vẽ, Phụ lục kèm theo báo cáo.
Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ
sơ, EVN/PC có văn bản yêu cầu Doanh nghiệp/Chủ đầu tư bổ sung.
2. Thỏa thuận phương án đấu nối:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trên cơ sở Quy định đấu
nối vào hệ thống điện quốc gia ban hành kèm Quyết định số 37/2006/QĐ-BCN ngày 16/10/2007
của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành và các văn bản qui định có liên quan khác của
Nhà nước và của EVN, EVN/PC và Chủ đầu tư xem xét, thẩm định phương án đấu nối vào hệ
thống điện quốc gia của dự án
Trường hợp kết quả thẩm định phương án đấu nối cho thấy việc đấu nối của Nhà máy vào lưới
điện sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thống điện, EVN/PC có văn bản yêu cầu Chủ đầu
tư nghiên cứu và thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn ảnh hưởng hoặc yêu cầu thay
đổi phương án đấu nối của Dự án.
Khi xem xét thỏa thuận phương án đấu nối, các PC cần xem xét đến khả năng truyền tải tiếp từ
điểm đấu nối của nhà máy với hệ thống điện quốc gia đến các khu vực khác. Trường hợp có liên
quan đến lưới 220 kV hoặc liên quan đến lưới điện do đơn vị khác quản lý thì báo cáo EVN xem
xét.
Trường hợp phương án đấu nối được Chủ đầu tư và EVN/PC thống nhất, trong thời hạn 10 ngày
làm việc kể từ ngày các bên thống nhất, EVN/PC có văn bản thỏa thuận phương án đấu nối bao
gồm các nội dung sau:
- Các giải pháp chính về đấu nối điện, viễn thông;
- Trách nhiệm đầu tư;
- Dự kiến vị trí đo đếm mua bán điện;
- Các đề nghị khác đối với Chủ đầu tư (nếu có).
Bước 3. Đàm phán, thỏa thuận giá điện bao gồm
1. Hồ sơ đề nghị đàm phán giá điện:
EVN/PC tiếp nhận qua đường công văn hồ sơ đề nghị đàm phán giá điện của Chủ đầu tư. Hồ sơ
đề nghị đàm phán giá điện bao gồm các tàiliệu sau:
- Văn bản của Chủ đầu tư đề nghị đàm phán giá điện;
- Văn bản chấp thuận mua điện của EVN/PC;
- Hồ sơ pháp lý của Chủ đầu tư (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập
doanh nghiệp…)
- Hồ sơ Báo cáo Dự án đầu tư - Thiết kế cơ sở (hoặc Thiết kế kỹ thuật) được lập và phê duyệt
theo quy định tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP;
- Văn bản thẩm định hoặc thoả thuận phê duyệt, văn bản phê duyệt Dự án Đầu tư - Thiết kế cơ
sở của các cơ quan có thẩm quyền;
- Văn bản Thỏa thuận phương án đấu nối của EVN/PC, kèm theo Hồ sơ phương án đấu nối giữa
nhà máy với lưới điện;
- Sơ bộ hệ thống đo đếm của nhà máy;
- Tàiliệu tính toán tổn thất của máy biến áp, đường dây truyền tải từ nhà máy đến điểm đấu nối
với hệ thống, tính toán điện tự dùng trong nhà máy;
- Phương án tính giá bánđiện theo "Quy định tạm thời nội dung phân tích kinh tế tài chính đầu
tư và khung giá mua bánđiện các dự án nguồn điện" ban hành kèm theo Quyết định 2014/QĐ-
BCN ngày 13/6/2007 của Bộ Công nghiệp;
- Các văn bản khác có liên quan đến phương án giá điện (cam kết cho vay vốn của ngân hàng,
thỏa thuận góp vốn…).
2. Đàm phán và thoả thuận giá điện:
Sau khi nhận được Hồ sơ đàm phán giá điện, EVN/PC có trách nhiệm kiểm tra thành phần và tính
hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 10 ngày làm việc, EVN/PC có văn
bản yêu cầu Chủ đầu tư bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, EVN/PC và Chủ đầu tư tổ
chức đàm phán với Chủ đầu tư theo các nội dung sau:
Trên cơ sở hồ sơ đàm phán giá điện của Dự án, các văn bảnquy phạm kỹ thuật, quy trình, các
quy định hiện hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, EVN/PC và Chủ đầu tư phối hợp kiểm
tra tính toán và đàm phán để thống nhất các thông số đầu vào để tính giá điện bao gồm:
- Công suất lắp máy, sản lượng điện trung bình năm;
__________________
Thời gian xây dựng, thời gian vận hành;
- Vị trí đặt thiết bị đo đếm;
- Tổn thất điện năng qua máy biến áp nâng áp, đường dây đấu nối tính đến điểm đo đếm;
- Điện tự dùng;
- Tổng mức đầu tư, vốn đầu tư thuần của dự án, phân kỳ vốn đầu tư theo thời gian xây dựng,
- Phương thức huy động vốn, lãi suất vay, phương thức vay trả,
- Khấu hao, các loại thuế phải phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước;
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M);
- Các số liệu cần thiết khác.
Kết thúc mỗi cuộc họp đàm phán, EVN/PC lập và ký biên bản về nội dung họp đàm phán giá điện
với Chủ đầu tư.
Kết thúc quá trình đàm phán thông số, trên cơ sở Quyết định 2014/QĐ-BCN ngày 13/6/2007 của
Bộ Công nghiệp, EVN/PC và Chủ đầu tư tính toán các phương án giá điện trên cơ sở các dữ liệu
đầu vào đã thống nhất (trường hợp còn thông số chưa thống nhất thì tính toán theo 2 quan điểm
của EVN/PC và của Chủ đầu tư). Trên cơ sở các văn bản qui định của Nhà nước và của EVN,
EVN/PC và Chủ đầu tư sẽ đàm phán, thống nhất giá điện và ký Thỏa thuận giá điện của dự án.
Giá điện do các PC thỏa thuận với Chủ đầu tư không được vượt quá giá trần do Tổng Giám đốc
Tập đoàn quy định.
Thỏa thuận giá điện bao gồm các nội dung sau:
- Quy mô công suất của nhà máy;
- Vị trí đấu nối, vị trí đặt thiết bị đo đếm của nhà máy;
- Thời gian dự kiến đưa dự án nhà máy điện vào vận hành;
- Giá điện của dự án;
- Thời hạn mua bán điện;
- Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc thiết kế hệ thống đo đếm, hệ thống SCADA, dự thảo
Hợp đồng mua bán điện, thông báo định kỳ tiến độ thực hiện dự án.
Trường hợp PC và Chủ đầu tư không thể thống nhất được giá điện, hai bên cùng ghi nhận các
thông số, cách tính toán và mức giá điện theo theo quan điểm của mỗi bên, ký biên bản đàm
phán và báo cáo Tập đoàn giải quyết.
Bước 4: Thỏa thuận thiết kế kỹ thuật hệ thống đo đếm điện năng bao gồm
1. Hồ sơ đề nghị thỏa thuận thiết kế kỹ thuật hệ thống đo đếm điện năng:
EVN/PC tiếp nhận qua đường công văn hồ sơ Thiết kế hệ thống đo đếm điện năng của Chủ đầu
tư. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị thỏa thuận thiết kế hệ thống đo đếm điện năng.
__________________
- 02 bộ Báo cáo Thiết kế hệ thống đo đếm điện năng của Nhà máy được lập theo các yêu cầu,
quy định của Nhà nước và của Tập đoàn, bao gồm nội dung:
+ Khái quát chung: Căn cứ, qui mô, thông số điện chính của dự án; Đặc điểm đấu nối;
+ Hệ thống đo đếm điện năng: Vị trí đo đếm điện năng; phương án thiết kế, thông số kỹ thuật
thiết bị đo đếm, kết cấu: Hệ thống đo đếm chính, dự phòng, tủ trung gian, tủ công tơ, mạch đo,
biện pháp niêm phong kẹp chì ;
+ Hệ thống thu thập số liệu đo đếm: Phạm vi, chức năng và cấu hình hệ thống; Phương án thiết
kế hệ thống;
+ Các Bản vẽ liên quan, bao gồm: Sơ đồ một sợi của nhà máy nối với lưới điện khu vực, sơ đồ
nối điện chính của nhà máy (có thể hiện vị trí và thông số thiết bị đo đếm), sơ đồ đấu nối mạch
nhị thứ (có thể hiện vị trí đấu nối tủ trung gian, tủ đấu dây, hàng kẹp, vị trí niêm phong, kẹp
chì), sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị đo đếm (ngoài trời, trong nhà), sơ đồ tổ chức thông tin để
thu thập và truyền dữ liệu công tơ từ xa.
- Các văn bản thỏa thuận phương án đấu nối, thỏa thuận giá điện (nếu đã thống nhất được giá
điện).
2. Thỏa thuận thiết kế kỹ thuật hệ thống đo đếm điện năng:
Sau khi nhận được hồ sơ Thiết kế hệ thống đo đếm điện năng, EVN/PC có trách nhiệm kiểm tra
thành phần và tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 10 ngày làm
việc, EVN/PC có văn bản yêu cầu Chủ đầu tư bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, EVN/PC, trên cơ sở Quy
định yêu cầu trang thiết bị đo đếm điện năng đối với các nhà máy điệnban hành kèm theo
Quyết định số 02/2007/QĐ-BCN ngày 09/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và các văn bản
qui định có liên quan khác của Nhà nước và của EVN, EVN/PC và Chủ đầu tư xem xét, thẩm định
phương án phương án thiết kế hệ thống đo đếm của dự án.
Trường hợp Hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu về nội dung kỹ thuật, EVN/PC có văn bản thỏa thuận với
Chủ đầu tư về thiết kế hệ thống đo đếm điện năng của nhà máy.
Trường hợp Thiết kế hệ thống đo đếm điện năng chưa đạt yêu cầu về nội dung kỹ thuật theo các
quy định hiện hành của Nhà nước và của Tập đoàn, EVN/PC có văn bản yêu cầu Chủ đầu tư bổ
sung, hiệu chỉnh, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 5: Thỏa thuận thiết kế kỹ thuật hệ thống SCADA bao gồm
1. Hồ sơ đề nghị thỏa thuận thiết kế kỹ thuật hệ thống SCADA:
EVN/PC tiếp nhận qua đường công văn hồ sơ Thiết kế hệ thống SCADA của Chủ đầu tư. Hồ sơ
bao gồm:
- Văn bản đề nghị thỏa thuận thiết kế hệ thống SCADA.
__________________
- Báo cáo Thiết kế hệ thống SCADA của Nhà máy được lập theo các yêu cầu, quy định của Nhà
nước và của Tập đoàn, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ kèm theo.
- Văn bản thỏa thuận phương án đấu nối.
2. Thỏa thuận thiết kế kỹ thuật hệ thống SCADA:
Sau khi nhận được hồ sơ Thiết kế hệ thống SCADA, EVN/PC có trách nhiệm kiểm tra thành phần
và tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 10 ngày làm việc, EVN/PC
có văn bản yêu cầu Chủ đầu tư bổ sung hồ sơ
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trên cơ sở Quy định đấu
nối vào hệ thống điện quốc gia ban hành kèm Quyết định số 37/2006/QĐ-BCN ngày 16/10/2007
của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành và các văn bản qui định có liên quan khác của
Nhà nước và của EVN, EVN/PC và Chủ đầu tư xem xét, thẩm định Thiết kế hệ thống SCADA.
Trường hợp Hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu về nội dung kỹ thuật, EVN/PC có văn bản thỏa thuận với
Chủ đầu tư về thiết kế hệ thống SCADA của nhà máy.
Trường hợp Thiết kế hệ thống SCADA chưa đạt yêu cầu về nội dung kỹ thuật theo các quy định
hiện hành của Nhà nước và của Tập đoàn, EVN/PC có văn bản yêu cầu Chủ đầu tư bổ sung, hiệu
chỉnh, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 6. Đàm phán, ký kết Hợp đồng mua bánđiện bao gồm
1. Hồ sơ đàm phán Hợp đồng mua bán điện:
EVN/PC tiếp nhận qua đường công văn hồ sơ đàm phán Hợp đồng mua bánđiện của Chủ đầu tư.
Hồ sơ đàm phán Hợp đồng mua bánđiện bao gồm các tàiliệu sau:
- Văn bản của Chủ đầu tư đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện;
- Dự thảo hợp đồng mua bánđiện trên cơ sở mẫu hợp đồng mua bánđiện của EVN với các nội
dung điều khoản được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế từng dự án;
- Thỏa thuận giá điện giữa EVN/PC và Chủ đầu tư;
- Thỏa thuận thiết kế hệ thống đo đếm, hệ thống SCADA/EMS (nếu có) giữa EVN/PC và Chủ đầu
tư;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh của Chủ đầu tư;
- Văn bản uỷ quyền đàm phán, ký kết hợp đồng theo quy định;
- Các tàiliệu khác có liên quan.
Sau khi nhận được Hồ sơ đàm phán Hợp đồng mua bán điện, EVN/PC có trách nhiệm kiểm tra
thành phần và tính hợp lệ của hồ sơ đàm phán Hợp đồng mua bán điện. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ,
hợp lệ, trong vòng 10 ngày làm việc, EVN/PC có văn bản yêu cầu Chủ đầu tư bổ sung hồ sơ.
2. Đàm phán, ký kết Hợp đồng mua bán điện
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được Hồ sơ đàm phán Hợp đồng mua bánđiện đầy
đủ và hợp lệ, EVN/PC tiến hành đàm phán hợp đồng với Chủ đầu tư.
Kết thúc mỗi đợt họp đàm phán hợp đồng, hai bên lập và ký biên bản cuộc họp đàm phán hợp
đồng. Trường hợp cần thiết, EVN/PC có văn bản yêu cầu Chủ đầu tư bổ sung các tàiliệu liên
quan đến nội dung Hợp đồng.
Trường hợp các PC và các chủ đầu tư không thể thống nhất các điều khoản của hợp đồng, các
PC có văn bản báo cáo Tập đoàn để tìm phương án giải quyết.
Sau khi EVN/PC và Chủ đầu tư thống nhất toàn bộ nội dung dự thảo Hợp đồng mua bán điện, hai
bên sẽ ký tắt vào từng trang của dự thảo Hợp đồng mua bánđiện trước khi trình Lãnh đạo phê
duyệt và ký.
. quy trình kinh doanh bán điệnCăn cứ Quy t định số 860 /QĐ-EVN-HĐQT ngày 25/10/2007 của
Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam v/v phân cấp, ủy quy n. giá điện, ký
Hợp đồng mua bán điện giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Chủ đầu tư các dự án điện độc lập.
Công ty Điện lực 2 thông báo thẩm quy n, trình