1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Độc đáo - hội đả ngư (Hà Tây) pptx

2 405 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 132,98 KB

Nội dung

Độc đáo - hội đả ngư (Hà Tây) Lễ hội đả ngư (đánh cá), lễ hội truyền thống của vùng non Tản, được tổ chức vào ngày 15/9 hàng năm, bắt nguồn từ một truyền thuyết về lần Đức Thánh Tản kéo v trên sông Tích. Chuyện kể rằng, có một hôm, Thánh Tản giả dạng thành một lão nông đi dạo trên sông Tích, đến đoạn giữa Cầu Vang và Má Mang thấy một ông già ngồi kéo vó. Lúc trời đứng bóng, ông già mở cơm nắm muối vừng rồi mời Ngài cùng ăn. Cảm kích trước tấm lòng của ông, Ngài h kéo cá. Ông già than phiền vì từ sáng đến giờ chả được con nào. Ngài vui vẻ xin ông kéo thử một mẻ. Thật kỳ lạ, khi cầm vó kéo lên ông già thấy bao nhiêu là cá, cá lớn, cá nhỏ thi nhau quẫy đành đạch làm ông hoa cả mắt. Ông sung sướng vội vàng bắt cá vào giỏ. Hai người vừa bắt vừa đếm được 99 con. Thấy đáy vó còn duy nhất một con cá trê đang mang bụng chửa, ông già đã nghe lời Ngài thả nó về sông để làm phúc. Rồi vì mải vui vì được nhiều cá, khi ngoảnh lại ông già đã không thấy vị khách qua đường đâu. Nhớ lại phong độ đạo mạo và việc làm dị thường của người khách lạ, ông biết rằng mình vừa được gặp Thánh nhân nên vội về làng loan báo tin vui. Từ đấy hàng năm, dân trong vùng lại mở hội đánh cá trên trên sông Tích, chọn 99 con cá làm lễ vật dâng lên Thánh Tản để cảm tạ ân đức của Ngài. Lại nói chuyện con cá trê, sau khi được phóng sinh đã sinh nở đầy đàn. Nhớ ơn cứu mạng, khi sắp chết, cá trê nọ đã cố bơi về gần đền Và, ngoảnh đầu bái lạy. Nơi này về sau gọi là xóm Trê. Ngoài mục đích dựng lại tích Thánh Tản kéo vó, lễ hội đả ngư còn mang tính khuyến ngư và giữ gìn môi trường sinh thái vùng sông Tích. Lệ vùng này quy định, mùa đánh cá trên sông Tích được diễn ra trong 3 tháng, nhất thiết chỉ được bắt đầu từ ngày mở hội, trước đó, ai lén lút phạm luật sẽ bị thánh giáng họa. Mỗi khi vào hội, dân hai bờ sông Tích đổ ra kín cả một khúc sông, dưới nước trai đinh nhộn nhịp bơi lội úp xúc, trên bờ dân làng thôi thúc trống chiêng cổ vũ. Dù bắt được ít hay nhiều cá, ai cũng có lộc. Số cá được chọn để dâng lên Đức Thánh Tản là 99 con. Theo quan niệm dân gian đây là con số thiêng như là có 99 núi Voi quay đầu về đền Hùng, 99 núi voi quay về Chùa Hương Con số 99 ở hội đả ngư còn nhắc chuyện con cá trê mang bụng trứng được phóng sinh năm xưa. Nghĩa cử ấy hợp với việc bảo tồn nguồn thủy sản ngày nay. Hội đả ngư là nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng của vùng xứ Đoài. Chính bởi điều này nên trong dịp Đường Lâm đón Bằng công nhận Di tích quốc gia làng Việt cổ, dân làng đã dựng lại trò đả ngư xưa. Hội đả ngư được tổ chức trên một đoạn sông Tích với sự tham gia của 50 tráng đinh (tượng trưng cho 50 người con theo mẹ lên núi), vật dụng cho mỗi người là một chiếc giỏ, một chiếc dập sào và một chiếc vợt. Khai hội, vị trưởng lão mặc trang phục truyền thống tay cầm trống khẩu hướng về núi Tản cầu Thánh phù hộ dân ó ỏi thăm và muốn giúp ông việc khang, vật thịnh. Kết thúc phần lễ, một ngư đồng sẽ đánh mõ cá và tất cả tráng đinh nhảy xuống sông dập úp cá trong tiếng cổ vũ, reo hò của mọi người. Người nào bắt được cá, đem đến dâng cho vị trưởng lão để cho vào một chiếc giỏ cho đến khi đủ 99 con. Lễ dâng cá thờ được diễn ra ngay tại bờ sông Tích. Vị trưởng lão hành lễ, tráng đinh và nam nữ múa mừng công. Nguồn tin: Báo Hà Tây . Độc đáo - hội đả ngư (Hà Tây) Lễ hội đả ngư (đánh cá), lễ hội truyền thống của vùng non Tản, được tổ chức. ở hội đả ngư còn nhắc chuyện con cá trê mang bụng trứng được phóng sinh năm xưa. Nghĩa cử ấy hợp với việc bảo tồn nguồn thủy sản ngày nay. Hội đả ngư

Ngày đăng: 25/01/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w