NÔNGDÂNTRẢLƯƠNGCHOKỸSƯ
Ở huyện ven biển Bình Đại, tỉnh Bến Tre, người dân không xa lạ gì với việc một
số kỹsư thủy sản có thu nhập hơn 200 triệu đồng trong một vụ tôm (bốn tháng). Đó
chính là số tiền mà nôngdântrảcho họ sau một vụ hợp tác nuôi tôm thành công.
Trần Văn Vinh là một trong những kỹsư được trả thù lao trên 200 triệu đồng
sau vụ vừa qua. Cứ mỗi hộ anh chịu trách nhiệm hướng dẫnkỹ thuật nuôi, anh được
hưởng 10% lợi nhuận. Vinh cho biết: “Tôi có kỹ thuật, nôngdân có điều kiện nuôi
tôm, vậy tại sao tôi và họ lại không hợp tác với nhau cùng làm giàu”.
Vụ tôm này, các hộ nôngdân Bình Đại trúng lớn, trung bình một hecta thu
hoạch được 7,5 tấn, có hộ thu hoạch đến 10 tấn. Đồng thời, giá tôm cũng ở mức cao,
100.000 đồng/kg (40 con), nghĩa là một hecta tôm nuôi, nôngdân có lãi ít nhất 350
triệu đồng. Cả nôngdân và kỹsư đều vui vẻ.
Tại đại lý thức ăn thủy sản Nhật Linh, ngay trung tâm chợ huyện Bình Đại, luôn
có mặt 4-5 kỹsư nuôi trồng thủy sản. Một số khác thì túc trực ở các quán cà phê,
chờ nôngdân đến ký hợp đồng miệng nuôi tôm. Họ là những kỹsư đã có chút tiếng
tăm, buộc người nôngdân phải tìm đến nếu muốn hợp tác. Phần lớn các kỹsư khác
phải xuống tận ao nuôi để tự tiếp thị và tìm kiếm cơ hội.
Có nhiều hình thức hợp tác khác nhau, kỹsư tự chịu trách nhiệm về kỹ thuật
và cuối vụ được chia 10% lợi nhuận hoặc hưởng lương 5 triệu đồng/tháng cộng với
5% lợi nhuận sau vụ tôm. Ngoài ra, nếu thiếu vốn đầu tư, nôngdân có thể kết hợp
với kỹsư là đại diện của hãng thức ăn nuôi tôm. Hãng sẽ ứng thêm vốn để cuối vụ
ăn chia theo tỷ lệ. Một kỹsư có thể làm kỹ thuật cho nhiều nông dân.
Hầu hết nôngdân đều chấp nhận hình thức chia chokỹsư thủy sản 10% lợi
nhuận. Ông Nguyễn Văn Huân, một nôngdân ở xã Bình Thới, huyện Bình Đại, đã liên
kết với kỹsư thủy sản nuôi 2 ha tôm công nghiệp. Trong vụ tôm đầu tiên, ông lãi
trên 700 triệu đồng, trả lại chokỹsư 10%, ông thu về trên 600 triệu. Ông Huân nói:
“Nuôi tôm mà có họ làm kỹ thuật thì an tâm hơn. Nếu vụ nào cũng có lãi, tôi sẵn
sàng thuê kỹ sư”.
Không phải hộ nuôi tôm nào cũng lãi. Nếu rủi ro, phần lỗ người nôngdân tự
gánh, còn kỹsư chỉ chịu thiệt thòi làm việc bốn tháng không công. Cũng có trường
hợp kỹsư bị sa thải sau một vụ tôm trúng đậm, vì đối tác đã học lỏm được kỹ thuật
nuôi.
Ở huyện Bình Đại hiện có khoảng gần 100 kỹsư thủy sản đang hành nghề. Họ
là nhân viên của các công ty sản xuất thức ăn nuôi tôm hay những kỹsư làm việc tự
do. Có trường hợp là kỹsư thuộc phòng thủy sản hay trung tâm khuyến ngư. Việc
cạnh tranh giữa họ cũng diễn ra khá gay gắt. Một kỹsư tên Thành ở huyện Bình Đại
cho biết: “Cạnh tranh là không thể tránh khỏi vì số kỹsư ở đây quá đông, nhưng
chưa có trường hợp nào giảm giá để giành hợp đồng”.
. NÔNG DÂN TRẢ LƯƠNG CHO KỸ SƯ
Ở huyện ven biển Bình Đại, tỉnh Bến Tre, người dân không xa lạ gì với việc một
số kỹ sư thủy sản có thu. kỹ thuật cho nhiều nông dân.
Hầu hết nông dân đều chấp nhận hình thức chia cho kỹ sư thủy sản 10% lợi
nhuận. Ông Nguyễn Văn Huân, một nông dân ở xã Bình