1. Trang chủ
  2. » Tất cả

CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVIII

13 4.3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

- Trong hoàn cảnh đó, cha ông ta phải tiến hành kháng chiến khi so sánh lực lượng chênh lệch, phải lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao để thắng số lượng đông, phải ti

Trang 1

CHỦ ĐỀ 3: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM TỪ THẾ KỈ X

ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Câu 1: Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế

kỉ X đến thế kỉ XVIII theo mẫu.

Tên phong

trào Thời gian

Vương

triều Lãnh đạo

Trận đánh

tiêu biểu

Nghệ thuật

quân sự

Kết

quả

Kháng chiến

chống Tống

thời Tiền Lê

981 TiềnLê Lê Hoàn Vùng ĐôngBắc Mai phục,phản kích Thắnglợi

Kháng chiến

chống Tống

thời Lý

1075

-1077 Lý

Lý Thường

Kiệt

Ung Châu,

phòng tuyến

sông Như

Nguyệt

Tiên phát

chế nhân;

kết hợp

quân sự với

đàm phán

Thắng

lợi

Ba lần

kháng chiến

chống quân

Mông

-Nguyên

1258;

1285;

1287

-1288

Trần Các vua nhàTrần, Trần

Quốc Tuấn

Đông Bộ

Đầu, Tây

Kết, Hàm

Tử, Chương

Dương, Vạn

Kiếp, Bạch

Đằng

Kế thanh dã,

lấy ít địch

nhiều

Thắng

lợi

Kháng chiến

chống Minh

1406

-1407 Hồ Hồ Quý Ly

Cần Trạm,

Chi Lăng

Bố phòng,

phản công

Thất

bại

Khởi nghĩa

Lam Sơn

1418

-1427

Lê Lợi,

Nguyễn Trãi

Tân Bình,

Thuận Hóa,

Tốt Động,

Chúc Động,

Chi Lăng –

Xương

Giang

Kết hợp

quân sự với

đàm phán

Thắng

lợi

Kháng chiến

chống Xiêm 1785 TâySơn Nguyễn Huệ Rạch Gầm –Xoài Mút

Mai phục,

lợi dụng địa

hình, địa vật

Thắng

lợi

Kháng chiến

chống

Thanh

1789 TâySơn Nguyễn Huệ Ngọc Hồi –Đống Đa Thần tốc,táo bạo. Thắnglợi

Câu 2: Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào qua các cuộc kháng chiến và

khởi nghĩa chống xâm lược của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, nhân dân ta đã tiến hành nhiều cuộc khởi nghĩa giành độc

lập dân tộc như khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905), khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) và

các cuộc kháng chiến nhằm bảo vệ Tổ quốc như kháng chiến chống quân Nam Hán trên

sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (938), hai lần kháng chiến chống Tống thời Tiền

Lê (981) và thời Lý (1075 – 1077), ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời

Trần (1258, 1285, 1287 – 1288), kháng chiến chống quân Minh thời nhà Hồ Qua các cuộc

kháng chiến và khởi nghĩa nêu trên, cha ông ta đã hình thành nghệ thuật quân sự độc đáo,

sáng tạo

Trang 2

Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều: Trong các cuộc chiến tranh giữ nước, kẻ thù

của chúng ta rất mạnh và có lực lượng quân sự lớn hơn ta rất nhiều lần

- Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, lực lượng quân đội ta chỉ có khoảng

10 vạn trong khi quân địch có hơn 30 vạn

- Thời nhà Trần, lúc cao nhất quân ta có khoảng 15 vạn lại phải đương đầu với đội

quân hùng hậu lên tới 50 – 60 vạn

- Trong hoàn cảnh đó, cha ông ta phải tiến hành kháng chiến khi so sánh lực lượng

chênh lệch, phải lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao để thắng số lượng

đông, phải tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân để huy động toàn dân đánh giặc và thắng

giặc Đây chính là một truyền thống quý báu trong nghệ thuật quân sự của nhân dân Việt

Nam

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dựa vào dân để tiến hành kháng

chiến lâu dài: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ cuộc

sống yên bình của nhân dân, bảo vệ triều đình Vì vậy toàn dân phải tham gia kháng chiến

Bất cứ một cuộc chiến tranh dù diễn ra dưới hình thức nào đi chăng nữa thì quần chúng

nhân dân bao giờ cũng giữ vai trò quyết định Với chiến lược kháng chiến toàn dân, toàn

diện và lâu dài đã tạo ra sức mạnh to lớn của cả dân tộc để đánh bại mọi kẻ thù

- Thời nhà Lý, Lý Thương Kiệt đã huy động các dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc

tham gia chiến thuật “Tiên phát chế nhân”

- Thời nhà Trần thì “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức” nên giặc

phải thua vậy

- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thì “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông

chén rượu ngọt ngào” trải qua 10 năm chiến đấu gian khổ đã đi tới thắng lợi trọn vẹn.

Đường lối chiến lược và phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo: Trong các

cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, muốn giành được thắng lợi thì cần phải có chiến lược

và chiến thuật đúng đắn, sáng tạo phù hợp với tình hình cụ thể

- Ngô Quyền dùng kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng, nhử địch vào trận địa mai phục

để tiêu diệt

- Lý Thường Kiệt thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân” chủ động vượt biên

giới đánh vào các căn cứ chuẩn bị của nhà Tống, làm suy yếu tinh thần của kẻ thù và làm

chậm kế hoạch tấn công của địch

- Nhà Trần kiên trì thực hiện kế sách “thanh dã” (vườn không nhà trống), “biết tránh

chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của địch”, rút lui để bảo toàn lực lượng; chấp nhận bỏ ngỏ kinh

thành Thăng Long để quân Mông – Nguyên tạm chiếm sau đó bao vây, làm cho chúng suy

yếu về tinh thần và lực lượng rồi phản công quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi của đất nước

Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, ngoại giao và tâm lí chiến để

tăng cường sức mạnh kháng chiến:

- Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và khởi nghĩa Lam Sơn ta đã chủ động

kết thúc chiến tranh bằng việc giảng hòa để tránh chạm vào lòng tự ái của nước lớn, tránh

hậu quả của việc binh đao sau này

- Trong những thời điểm quyết định, cha ông ta đã có những văn kiện độc đáo để

khích lệ, động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ và làm nản lòng quân địch: bài thơ Nam

quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Trung quân từ mệnh

tập của Nguyễn Trãi

* Bài học:

Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời điểm và

mọi tình huống

Chăm lo đời sống cho nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Lịch sử

cho thấy cứ khi nào nhân dân ta đoàn kết một lòng thì không một kẻ thù nào có thể làm tổn

hại đến nền độc lập của dân tộc, ngược lại khi nhân dân không đoàn kết thì khi đó kẻ thù

mới có cơ hội cướp nước ta

Chú trọng xây dựng lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ và hiện đại

Trang 3

Tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước, nêu cao tinh thần quyết

chiến quyết thắng của toàn dân

Xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các nước và luôn luôn chủ động trong

việc bảo vệ Tổ quốc

Câu 3: Phân tích nghệ thuật chỉ đạo kháng chiến và khởi nghĩa của quân dân ta từ thế

kỉ X đến thế kỉ XV.

1 Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077).

* Nghệ thuật chiến tranh tâm lí:

Thực hiện chiến lược “Tiên phát chế nhân”, chủ động đưa quân tấn công vào các căn

cứ trên đất Tống để phá huỷ tiềm lực kinh tế và quân sự của nhà Tống rồi sau đó chủ động

lui về tổ chức phòng thủ

Sử dụng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ

và làm nhụt ý chí của quân giặc, nêu cao tính chính nghĩa và tất thắng của cuộc chiến tranh

Chủ động giảng hòa khi quân Tống lâm vào tình thế khó khăn để “không nhọc tướng

tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu” Điều đó cho thấy ta biết nắm bắt thời

cơ, tránh hao tổn nhân lực, vật lực cho cả hai bên, tránh hiềm khích với nhà Tống

* Nghệ thuật chiến tranh nhân dân:

Huy động toàn dân để đánh giặc và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc

trong quá trình đưa quân sang đất Tống

Sử dụng chiến thuật phục kích bẻ gãy gọng kìm của quân địch, đặc biệt đó là việc bố

trí phòng tuyến chặn giặc trên sông Như Nguyệt

2 Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần.

Với ý chí kiên cường và truyền thống yêu nước sâu sắc, nhân dân Đại Việt đã thực

hiện lệnh của triều đình “nếu có giặc ngoài đến thì phải liều chết mà đánh, nếu sức không

địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng”

Quân giặc đi đến đâu nếu không bị đánh giết thì cũng chỉ thấy cảnh “vườn không nhà

trống” cho nên rơi vào tình thế mệt mỏi và phải chịu thất bại tại Đông Bộ Đầu, Chương

Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng

3 Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh.

Chủ trương “lấy ít đánh nhiều, lấy đoản chống trường” Quân Minh cậy vào trường

trận, quân ta cậy vào đoản binh, đem đoản binh đánh lại trường trận là việc thường trong

binh pháp Bộ chỉ huy nghĩa quân đã thực hiện tiến công từ nhỏ đến lớn, từ tiêu diệt chiến

thuật, chiến dịch đến tiêu diệt chiến lược

“Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” Khi quân Minh

lâm vào tình thế khó khăn, bộ chỉ huy nghĩa quân đã chủ trương “thể đức hiếu sinh”

- Ta nêu lên sự khó khăn tuyệt vọng và thất bại của quân địch và chỉ ra lối thoát cho

chúng

- Ta khẳng định ý chí kiên quyết tiêu diệt quân xâm lược của quân và dân ta, lại vừa

nói rõ chính sách khoan hồng của ta đối với hàng binh, tù binh

- Ta nói rõ với quân địch “nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống,

chuẩn bị thuyền bè, bảo đảm đưa ra khỏi bờ cõi không phải lo gì” Kết quả là “mũi nhọn

không dính máu mà tự mở”, hàng vạn quân Minh đã kéo ra đầu hàng

Tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước trong nhân dân, binh lính, tố cáo tội ác của kẻ

thù Trong Bình ngô sách, Nguyễn Trãi đã viết thư cho tướng sĩ quân Minh, nêu lên tính

chính nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của ta và tính phi nghĩa của cuộc chiến

tranh xâm lược của quân Minh; nêu rõ sự đoàn kết của quân và dân ta và tạo ra mâu thuẫn

trong nội bộ quân Minh

Trang 4

Câu 4: Phân tích nét nổi bật trong việc phòng thủ, tấn công và kết thúc cuộc kháng

chiến chống quân xâm lược Tống của quân dân Đại Việt (thế kỉ XI).

Vào những năm 70 của thế kỉ XI, trong khi Đại Việt đang phát triển thì nhà Tống lâm

vào khủng hoảng, phía Bắc bị người Liêu, Hạ xâm lấn, trong nước thì nhân dân nổi dậy

nhiều nơi Trước tình hình đó, Tể tướng Vương An Thạch khuyên vua Tống đưa quân xâm

lược Đại Việt: “Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiêng nể”

Để đánh Đại Việt, nhà Tống xúi giục vua Champa đánh từ phía Nam Chúng cũng tập

kết một lực lượng quân sự rất lớn ở biên giới, lập các căn cứ quân sự (Ung Châu, Khâm

Châu, Liêm Châu) để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Đai Việt

1 Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ, chủ động đối phó với quân xâm lược bằng

biện pháp tích cực nhất.

Được tin quân Tống chuẩn bị xâm lược, Thái hậu Ỷ Lan cùng vua Lý triệu tập các

đại thần bàn kế sách đánh giặc Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ trương “Ngồi yên đợi giặc

không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” (chiến lược tiên phát chế

nhân)

Được sự nhất trí của triều đình và sự ủng hộ của quân sĩ, năm 1075, Lý Thường Kiệt

đã kết hợp quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người

mở cuộc tập kích vào đất Tống, đánh tan các đạo quân nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu,

Liêm Châu rồi rút về nước

Cùng thời gian đó, quân dân nhà Lý đã thực hiện thành công cuộc hành quân chinh

phạt Champa, đập tan mưu đồ của quân Tống câu kết với Champa

Như vậy, ta đã tiêu diệt các cứ điểm xuất phát của quân địch trước khi chúng có thời

gian hoàn tất việc chuẩn bị kéo vào nước ta Ta đã giành thế chủ động trong cuộc kháng

chiến chống xâm lược Tống

2 Nhà Lý chủ động phản công và tiến công địch.

Sau khi phá tan các cứ điểm của quân Tống, Lý Thường Kiệt cho quân rút về nước

và bố trị trận địa mai phục bên bờ nam sông Như Nguyệt (đoạn sông Cầu chảy từ Đa Phúc

đến Phả Lại) Đây là một chiến lũy tự nhiên, chặn đường tiến quân của giặc vào Thăng

Long Phòng tuyến được đắp bằng đất cao, vững chắc, có nhiều lớp giậu tre dày đặc

Năm 1077, nhà Tống cử 30 vạn quân do Quách Quỳ, Triệt Tiết sang xâm lược nước

ta Khi đối diện với phòng tuyến Như Nguyệt, địch nhiều lần dùng cầu phao và bè lớn vượt

sông đánh sang nhưng thất bại

Bài thơ “Thần” được Lý Thường Kiệt cho công bố vào chính lúc này đã khẳng định

quyền độc lập, tự chủ của dân tộc ta, tố cáo hành động chiến tranh xâm lược của giặc, khích

lệ tinh thần chiến đầu của quân dân ta, đẩy địch vào thế hoang mang, lo sợ

Khi quân giặc mệt mỏi và chán nản, Lý Thường Kiệt cho quân tập kích bất ngờ vào

trận tuyến của địch khiến quân Tống đại bại Trận thắng trên bờ Bắc sông Như Nguyệt đã đè

bẹp ý đồ xâm lược của kẻ thù

3 Chủ động kết thúc chiến tranh.

Biết rõ ý chí xâm lược của giặc đã bị đè bẹp, Lý Thường Kiệt chủ động đưa ra đề

nghị giảng hòa, thực chất là mở một lối thoát cho quân Tống Đó là chủ trương kết thúc

chiến tranh mềm dẻo của Lý Thường Kiệt “dùng biện sĩ bàn hòa, không nhọc tướng tá, khỏi

tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu”.

Quách Quỳ chấp nhận đề nghị của quân ta và rút quân Cuộc kháng chiến kết thúc

thắng lợi vẻ vang Quân Tống buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt Nền độc lập, tự chủ

của dân tộc ta được bảo vệ vững chắc

Trang 5

Câu 5: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa cuộc kháng chiến chống Tống

thời Lý với kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần Phân tích

nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược

Mông – Nguyên.

1 So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

với kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần.

a Giống nhau.

Đất nước Đại Việt đang trên bước đường ổn định và phát triển dưới các triều đại nhà

Lý và nhà Trần

Đều kết thúc kháng chiến thắng lợi với những trận quyết chiến chiến lược như trận

đánh bên bờ sông Như Nguyệt, trận Bạch Đằng

Đều có bộ tham mưu với những vị tướng đứng đầu tải giỏi như Lý Thường Kiệt,

Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn)

b Khác nhau.

Nội dung Kháng chiến chống Tống thời Lý Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần

Chủ

trương “Tiên phát chế nhân”, lấy tiến côngtrước để tự vệ, để giành thắng lợi

Rút lui để bảo vệ lực lượng sau đó

mới tổ chức phản công Thực hiện

“vườn không nhà trống” (kế sách

thanh dã)

Tương

quan lực

lượng

Nhà Tống đang khủng hoảng và

suy yếu Đại Việt đang vươn lên

phát triển mạnh mẽ

Quân Mông – Nguyên đang là đội

quân rất hùng mạnh, vô địch từ châu

Á sang châu Âu Đại Việt dưới thời

Trần đang phát triển mạnh mẽ

Diễn biến

Quân ta chủ động tiến quân sang

đất Tống, đánh tan lực lượng

chuẩn bị xâm lược của chúng rồi

rút về và tổ chức phòng tuyến đón

đánh tan giặc ở bờ bắc sông Như

Nguyệt, không cho địch tiến vào

Thăng Long

Cả 3 lần quân giặc đều tiến vào được

kinh thành Thăng Long Ta đều rút lui

để bảo toàn lực lượng, đồng thời tìm

cách làm giặc suy yếu dần rồi mới tổ

chức phản công tiêu diệt quân địch và

giành thắng lợi

Cách kết

thúc chiến

tranh

Chủ động giảng hòa, đặt quan hệ

hòa hiếu Dùng thắng lợi quân sự để kết thúcchiến tranh

Quy mô,

tính chất Các trận đánh diễn ra trên địa bànnhỏ và ít ác liệt Các trận đánh diễn ra trên địa bànrộng lớn hơn và rất ác liệt

2 Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

a Khách quan.

Địa hình nước ta không phù hợp với quân Mông – Nguyên nên chúng không phát

huy được sở trường chiến đấu trên lưng ngựa của mình

Mâu thuẫn trong nội bộ quân Mông – Nguyên, đặc biệt là từ khi Hốt Tất Liệt xưng

đế, các phe phái xảy ra đánh nhau tranh giành

b Chủ quan.

* Thứ nhất, xây dựng được khối đoàn kết toàn dân rộng rãi.

Trong quý tộc nhà Trần: Hội nghị Bình Than là hội nghị diễn ra trước cuộc kháng

chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai Đây là hội nghị của các vương hầu quý tộc nhà

Trần để bàn kế sách đánh giặc Trần Quốc Tuấn đã chủ động dẹp mối bất hòa đối với Trần

Quang Khải, khôi phục chức cho Trần Quang Khải để cùng nhau chống giặc

Xây dựng khối đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân:

Trang 6

- Hội nghị Diên Hồng là hội nghị diễn ra trước cuộc kháng chiến chống Mông –

Nguyên lần thứ hai Đây là hội nghị mà nhà Trần tổ chức để hỏi ý kiến của các bô lão về

việc giặc mạnh nên hàng hay nên đánh thì các bô lão đều đồng tình là đánh

- Nhà Trần đoàn kết với các dân tộc miền núi như Hà Bổng, Hà Đặc, Hà Chương và

họ cũng nhiều đóng góp cho cuộc kháng chiến

- Nhà Trần còn thực hiện đoàn kết trong quân đội, đó chính là việc xây dựng đội

quân phụ tử chi binh

* Thứ hai, phát huy ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc.

Giai cấp thống trị:

- Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ nhất, Thái sư Trần

Thủ Độ khẳng định“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”

- Trần Hưng Đạo trong lần kháng chiến chống Mông – Nguyên lần hai (1285) khẳng

định: “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin chém đầu thần trước đã”

- Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục sau khi bị giặc bắt “Ta thà làm quỷ

nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”

- Chính những câu trả lời quyết đoán ấy đã giữ vững tinh thần quyết chiến quyết

thắng của quân dân Đại Việt trong tình thế cam go nhất Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo đã

trở thành linh hồn và là người lãnh đạo có tài năng và uy tín nhất trong hàng ngũ quý tộc

Quần chúng nhân dân:

- Giặc vào nhân dân ta thực hiện kế sách “thanh dã” (vườn không nhà trống), tùy sức

mà đánh giặc, không đánh được thì cho phép lẩn trốn vào rừng núi

- Nhân dân khắp nơi đã nổi dậy đánh giặc và có những đóng góp nhất định như bà

hàng nước bến đò rừng, các gia nô như Yết Kiêu, Dã Tượng

* Thứ ba, giai cấp lãnh đạo có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

Phương châm chiến lược được vận dụng trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm

lược Mông – Nguyên đó là đánh lâu dài, sử dụng chiến thuật phục kích, tập kích, vận động

chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu

Sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu trong đó nổi lên là thiên tài quân sự của Trần

Quốc Tuấn là nguyên nhân góp phần làm nên thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mông

– Nguyên

3 Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của kẻ thù, bảo vệ được nền độc lập

và chủ quyền của quốc gia dân tộc

Khẳng định sức mạnh của dân tộc, nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin

trong quần chúng nhân dân

Để lại bài học kinh nghiệm quý báu, đó là việc xây dựng và củng cố khối đoàn kết

toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đó là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân,

dựa vào dân để đánh giặc

Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông – Nguyên đối với Nhật

Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đò thôn tính những miền đất còn lại ở châu

Á của Hốt Tất Liệt

Câu 6: Phân tích nghệ thuật tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của quân dân Đại

Việt thời Trần.

1 Nhà Trần huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc giữ nước.

Để huy động sức mạnh của toàn dân, nhà Trần đã “khoan thư sức dân để làm kế sâu

rễ, bền gốc”, tạo được niềm tin của nhân dân đối với triều đình

Khi giặc đến, nhà Trần phát động nhân dân thực hiện kế sách “thanh dã” (vườn

không nhà trống), không cho địch cướp lương thực, thực phẩm Kế “thanh dã” được toàn

dân thực hiện làm cho giặc ngoại xâm không thể lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, nhanh

Trang 7

chóng rơi vào tình thế khó khăn, suy yếu, tạo ra thời cơ cho quân dân nhà Trần phản công

giành thắng lợi

Nhà Trần đã xây dựng được khối đoàn kết trong triều đình và phát triển thành khối

đoàn kết toàn dân Trần Quốc Tuấn chủ động hòa giải mối mâu thuẫn với Trần Quang Khải

làm tấm gương về đoàn kết trong nhân dân Sự đoàn kết giữa quân với dân đã tạo ra sức

mạnh của chiến tranh nhân dân, làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông

– Nguyên

2 Nhà Trần đã khơi dậy ý chí và quyết tâm chiến đấu chống giặc trong toàn quân và

toàn dân.

Vua Trần tổ chức hội nghị Bình Than và hội nghị Diên Hồng, qua đó khơi dậy quyết

tâm đánh giặc trong toàn quân, toàn dân, tạo được sức mạnh về tinh thần cho kháng chiến

thắng lợi

Ý chí và quyết tâm của nhà Trần nói riêng và quân dân Đại Việt nói chúng thể hiện

trong suốt quá trình kháng chiến:

- Tinh thần quyết chiến chống giặc được thể hiện qua câu nói đầy khí phách của Thái

sư Trần Thủ Độ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất (1258): “Đầu

thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

- Trần Hưng Đạo trong lần kháng chiến chống Mông - Nguyên lần hai (1285): “Nếu

bệ hạ muốn hàng, xin chém đầu thần trước đã”.

- Việc làm của Trần Quốc Toản với lá cờ thêu 6 chữ vàng “Phá cường địch, báo

hoàng ân”; các đại biểu hội nghị Diên Hồng và quân sĩ thích vào cánh tay hai chữ “Sát

Thát”

- Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục sau khi bị giặc bắt “Ta thà làm quỷ

nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”

Chính những câu trả lời quyết đoán ấy đã giữ vững tinh thần quyết chiến quyết thắng

của quân dân Đại Việt trong tình thế cam go nhất Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo đã trở

thành linh hồn và là người lãnh đạo có tài năng và uy tín nhất trong hàng ngũ đại quý tộc

3 Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn và sáng tạo trong tổ chức

chiến đấu chống quân xâm lược.

Tổ chức kháng chiến lâu dài, chủ động phòng ngự: Trước thế mạnh của giặc, cả ba

lần kháng chiến, nhà Trần đều chủ động rút lui khỏi kinh thành Thăng Long về hậu phương

để bảo toàn lực lượng, tổ chức cuộc kháng chiến lâu dài và chờ thời cơ phản công quân

địch, giành thắng lợi

Kháng chiến toàn dân: Nhà Trần đã tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, phát huy

được sức mạnh to lớn của chiến tranh nhân dân

Đánh vào điểm yếu nhất của quân địch và chớp thời cơ tiến công: Việc thực hiện kế

“thanh dã” trong cả ba lần kháng chiến và tổ chức đánh đoàn thuyền chở lương thực của

giặc trong cuộc kháng chiến lần thứ ba làm cho quân địch không có lương ăn, lâm vào cảnh

khốn đốn Như vậy, quân và dân nhà Trần đã đánh trúng điểm yếu nhất của chúng, buộc

địch phải tính đến việc rút quân, qua đó tạo nên thời cơ thuận lợi để tiến hành cuộc phản

công giành thắng lợi cuối cùng

Mở trận đánh có tính chất quyết chiến chiến lược: Nhà Trần đã tạo dựng thế trận cho

trận đánh mang tính quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng, đập tan hoàn toàn ý chí

xâm lược của địch và kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến

Câu 7: Trong lịch sử dân tộc ta đã diễn ra ba trận chiến trên sông Bạch Đằng, trong đó

tiêu biểu là trận Bạch Đằng năm 938 và năm 1288 Hãy làm sáng tỏ những điểm giống

và khác nhau giữa 2 trận chiến này

Sơ lược về hai trận chiến : Trong lịch sử dân tộc ta đã diễn ra ba trận chiến trên sông

Bạch Đằng, đó là vào năm 938 (Ngô Quyền chống quân Nam Hán), năm 981 (Thời Tiền Lê

Trang 8

chống quân Tống ) và năm 1288 (thời Trần chống quân Nguyên) trong đó tiêu biểu là trận

Bạch Đằng năm 938 và năm 1288 Giữa hai trận chiến này có những điểm giống và khác

nhau, chứng tỏ sự kế thừa và phát triển nghệ thuật quân sự của ông cha ta

1 Giống nhau.

Bố trí trận địa: Đều lợi dụng địa thế nhánh sông, ghềnh núi, rừng rậm của khu vực

này để bố trí quân mai phục gồm cả quân thuỷ và quân bộ kết hợp với nhau

Lợi dụng thuỷ triều:

- Lợi dụng chế độ thuỷ triều và sự chênh lệch mực nước lúc thuỷ triều lên với khi

thuỷ triều rút để xây dựng trận địa cọc phối hợp với trận địa mai phục

- Kết hợp yếu tố nhân tạo với thiên tạo, làm tăng hiệu quả tiêu diệt quân xâm lược

- Cách đánh giống nhau: khiêu chiến, đánh kiềm chế để đưa địch vào thế trận bày

sẵn, chọn đúng thời điểm để phản công quyết liệt

Cách bố trí trận địa như vậy đều thể hiện rõ quyết tâm của người cầm quân là đánh

một trận nhanh, gọn, triệt để nhằm đè bẹp ý chí xâm lược của quân thù

Ý nghĩa: Cả hai trận đều là trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa kết thúc chiến

tranh, đè bẹp hẳn ý chí xâm lược của kẻ thù

2 Khác nhau.

Trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền là đánh quân địch trên đường tiến vào xâm

lược nước ta; Trận Bạch Đằng năm 1288 là đánh quân Nguyên trên đường rút khỏi nước ta

Khả năng chiến đấu của hai đạo quân trong hai trận chiến trên khác nhau:

- Nam Hán có thuỷ quân rất mạnh (thuyền chiến to khoẻ, có khả năng vượt biển xa,

thuỷ quân Nam Hán dày dạn chiến trận)

- Thuỷ quân là điểm yếu của quân Nguyên (không tinh nhuệ bằng quân kị - bộ, đã bị

đánh tơi bời một số trận nên tinh thần chiến đấu giảm sút, hơn nữa trên thuyền lại chở theo

một số lớn quân bộ vốn không quen tác chiến trên sông nước)

Trận Bạch Đằng năm 938 còn có ý nghĩa rất lớn, là trận chung kết lịch sử của dân tộc

ta, chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài của đất nước

Trận Bạch Đằng năm 1288 không chỉ kế thừa mà còn phát triển, sáng tạo ra cách

đánh mới hơn trận Bạch Đằng lần trước, đó là dùng những thuyền nan, bè nứa chứa đầy

chất dễ cháy để lao theo dòng nước đốt cháy chiến thuyền địch

Câu 8: Sự khác nhau trong nghệ thuật kết thúc chiến tranh của cuộc kháng chiến

chống Tống thời Lý và kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần Giải thích vì sao

có sự khác biệt đó?

1 Sự khác nhau trong nghệ thuật kết thúc chiến tranh của cuộc kháng chiến chống

Tống thời Lý và kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần

Thời Lý: Sau khi tiến hành trận quyết chiến trên bờ Bắc sông Như Nguyệt, quân ta

đã đánh tan quân xâm lược nhà Tống, đẩy quân địch vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” và

ta chủ động giảng hoà với địch kết thúc chiến tranh

Thời Trần: Cả ba lần quân dân nhà Trần đều tiến hành các trận quyết chiến chiến

lược, đẩy lui quân địch, giành chiến thắng trong các trận đánh ở Đông Bộ Đầu, Tây Kết,

Chương Dương, Hàm Tử… Điển hình là lần kháng chiến thứ ba, khi quân Thoát Hoan bị

cầm chân tại Vạn Kiếp gặp phải nhiều khó khăn nên đã quyết định rút quân về nước theo

hai đường thủy bộ Quân ta tập trung lực lượng, tiến đánh nhằm tiêu diệt hoàn toàn lực

lượng của địch trong trận Bạch Đằng (1288), kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống

quân xâm lược Mông Nguyên

2 Giải thích.

Thứ nhất, tương quan lực lượng ta và địch khác nhau:

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý diễn ra khi nhà Tống đang gặp phải những

khó khăn trong nước và vùng biên cương phía Bắc Khi không thành công, nhà Tống muốn

Trang 9

nhanh chóng đưa tàn quân về nước Nhà Lý chủ động giảng hòa trên thế thắng đã giữ thể

diện cho nước lớn, tránh nguy cơ về một cuộc chiến tranh mới

Thời Trần, mặc dù đang trên đà phát triển, song thế giặc rất mạnh Quân Mông

-Nguyên đang là đội quân hùng mạnh với âm mưu bành trướng lãnh thổ rộng lớn

Thứ hai, đặc điểm quân Mông – Nguyên là một quân đội hiếu chiến, từng tung hoành

ngang dọc, “bách chiến bách thắng” nên không có ý định chùn bước khi xâm lược một Đại

Việt bé nhỏ Ba lần cất quân xâm lược thể hiện âm mưu thôn tính đến cùng lãnh thổ nước ta

Do vậy, muốn bảo vệ nền hòa bình lâu dài, chỉ có thể giáng những đòn quyết định để đập

tan âm mưu đó của kẻ thù

Câu 9: Tại sao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1288), quân

giặc đã rút lui mà nhà Trần vẫn quyết định tấn công tiêu diệt chúng? Phân tích ngắn

gọn nghệ thuật quân sự trong trận Bạch Đằng năm 1288.

Cuối năm 1287, quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba Tháng 3 - 1288, quân

Nguyên rơi vào tình trạng khốn quẫn: thiếu lương thực, liên tục bị quân ta tập kích, vì thế

chúng quyết định rút về nước Nhà Trần quyết tiêu diệt địch vào lúc chúng rút lui vì hai lí

do:

Thứ nhất, nhà Nguyên vốn tàn bạo, hiếu chiến, quyết tâm xâm chiếm nước ta để mở

đường bành trướng xuống Đông Nam Á Hai lần thất bại trước chưa làm chúng từ bỏ dã

tâm cướp nước ta, lần này tuy tình thế khó khăn nhưng lực lượng chúng còn đông, ý chí

xâm lược chưa bị sụp đổ Âm mưu của chúng là chủ động rút lui an toàn về nước sau đó

chuẩn bị thêm lực lượng sang xâm lược nước ta lần nữa

Thứ hai là dựa vào kinh nghiệm của hai lần kháng chiến trước: Đánh địch trên đường

rút lui là lúc chúng đang vận động ngoài căn cứ, sức lực mệt mỏi, tinh thần hoang mang,

tâm lí thất bại; đó là thời cơ hết sức thuận lợi để tiêu diệt triệt để sinh lực địch

* Nghệ thuật quân sự trận Bạch Đằng năm 1288:

Chọn đối tượng quyết chiến trước hết và chủ yếu là đội quân thuỷ của địch: Thuỷ

chiến vốn là sở trường của quân dân Đại Việt, là chỗ yếu của quân Nguyên Thuỷ binh địch

đã nếm nhiều thất bại, tinh thần chiến đấu kém Bộ phận bộ binh và kị binh đi theo không

quen chiến đấu trên sông nước

Chọn địa bàn quyết chiến là thượng lưu sông Bạch Đằng: Lợi dụng địa hình sông

nước, núi rừng hai bên để bố trí trận địa mai phục lớn, phối hợp chặt chẽ quân thuỷ và quân

bộ Lợi dụng chế độ thuỷ triều, xây dựng trận địa cọc ở cửa sông, chặn đứng đoàn thuyền

địch, phối hợp với trận địa mai phục

Bố trí quân mai phục đón đánh, buộc đội kị binh hộ tống phải quay trở lại để cô lập

đạo quân thuỷ Đánh địch ở Trúc Động, bịt kín đường sông Giá, buộc chúng đi theo sông

Đá Bạc vào trận địa chúng ta bày sẵn

Đánh kiềm chế, đánh khiêu chiến để chúng lọt vào trận địa đúng thời điểm nước triều

rút xuống mạnh Đánh địch cả trước mặt, sau lưng, hai bên; vừa thuỷ chiến vừa hoả công

Câu 10: So sánh khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến thời Lý – Trần Phân

tích đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn.

1 So sánh.

Nội dung Khởi nghĩa Lam Sơn Các cuộc kháng chiến thời

Lý – Trần

Hoàn

cảnh lịch

sử

- Đầu thế kỉ XV, quân Minh đã chiếm

được nước ta và lập chính quyền đô

hộ Chính quyền độc lập tự chủ của ta

đã mất nên khi cuộc khởi nghĩa Lam

Sơn bùng nổ phải diễn ra trong điều

- Trong các thế kỉ XI – XIV, nước

ta có chính quyền độc lập tự chủ

nên việc tổ chức kháng chiến có

điều kiện thuận lợi, dễ thực hiện

việc đoàn kết dân tộc và công

Trang 10

kiện bí mật, không có danh nghĩa

chính thức để tập hợp nhân dân khai tiến hành kế sách đánh giặc.

Cách thức

tiến hành

- Lúc đầu bị động, đến giai đoạn sau

mới giành được quyền chủ động (từ

chiến thắng Tốt Động đến kết thúc

khởi nghĩa)

- Có căn cứ địa phát triển từ một cuộc

chiến tranh ở địa phương thành cuộc

chiến tranh giải phóng dân tộc

- Ta chủ động tiến hành cuộc

kháng chiến buộc kẻ thù phải

đánh theo cách đánh của ta

- Chủ động tấn công với chủ

trương “Tiên phát chế nhân” của

Lý Thường Kiệt

- Chủ động rút lui: Thời Lý, sau

khi đánh vào đất Tống, ta chủ

động lui về xây dựng phòng tuyến

Như Nguyệt để đợi giặc Thời

Trần, ta chủ động rút lui để bảo

toàn lực lượng

- Chủ động giải quyết mâu thuẫn

nội bộ để đoàn kết chống giặc

- Chủ động kết thúc chiến tranh

Cách kết

thúc chiến

tranh

- Chủ động giảng hòa, mở Hội thề

Đông Quan, giữ được mối quan hệ

giữa nước ta với Nhà Minh

- Dùng vũ lực để kết thúc chiến

tranh

2 Đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh đất nước ta đang chịu ách cai trị hà khắc

của nhà Minh Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thời gian kéo dài đến 10 năm (1418 – 1428) và

trải qua nhiều hy sinh gian khổ, nhiều lần bị quân Minh bao vây nguy khốn, phải chuyển

căn cứ từ Lam Sơn (Thanh Hóa) vào Nghệ An

Cuộc khởi nghĩa đã lập được đại bản doanh và căn cứ Khởi nghĩa có quy mô ban

đầu từ một địa phương đã nhanh chóng phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng

dân tộc, giành lại nền độc lập cho dân tộc ta

Cuộc khởi nghĩa đã quy tụ được nhiều người tài giỏi lãnh đạo và tham gia như Lê

Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai, Nguyễn Chích, Lưu Nhân Chú và nhận được sự ủng hộ, hưởng

ứng tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, mang tính chất giải phóng dân tộc, tính

nhân dân sâu sắc

Xuyên suốt cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa luôn luôn được đề cao và đã làm

nên những chiến thắng vang dội như Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang

Cuộc khởi nghĩa kết thúc rất độc đáo bằng hội thề thành Đông Quan, bằng con đường

nghị hòa để giữ vững nền độc lập dân tộc

Câu 11: Phân tích sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để kết thúc

cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn (thế kỉ XV).

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược do Lê Lợi và Nguyễn Trãi

lãnh đạo kéo dài từ năm 1418 đến năm 1427 Năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn giành được

nhiều chiến thắng vang dội như trận Ninh Kiều, Nhân Mục, đặc biệt là chiến thắng Tốt

Động – Chúc Động Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động đã đập tan kế hoạch tiến công của

Vương Thông và làm phá sản hoàn toàn âm mưu giành thế chủ động của địch Sau thất bại

này, Vương Thông co về thành Đông Quan phòng ngự và chờ lực lượng sang cứu viện

Đầu năm 1427, nhà Minh điều 15 vạn quân chia thành hai đạo quân sang để cứu

nguy cho Vương Thông

- Đạo quân thứ nhất do Liễu Thăng chỉ huy theo đường Quảng Tây tiến vào Lạng

Sơn

Ngày đăng: 10/02/2022, 21:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w