1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII

1 548 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 6,25 KB

Nội dung

Kháng chiến chống Xiêm (1785). 1. Kháng chiến chống Xiêm (1785)Đầu những năm 80 của thế kỉ XVIII, sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, một người cháu chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh đã cùng tàn quân trốn chạy sang Xiêm (Thái Lan) cầu cứu. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thuỷ, bộ tiến sang nước ta theo sự dẫn đường của quân Nguyễn Ánh. Sau khi chiếm được gần một nửa đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay), chúng ra sức cướp phá, hoành hành và chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn ở vùng đất còn lại.Được tin đó, vua Tây Sơn là Thái Đức (Nguyẻn Nhạc) đã sai em là Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào Nam chống giặc. Được sự ủng hộ của nhân dân, đầu năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm - Xoài Mút đánh tan tành quân xâm lược. Nguyễn Ánh theo cánh tàn quân Xiêm chạy thoát. Miền Nam trở lại yên bình. 2. Kháng chiến chống Thanh (1789)Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống cùng một số đại thần thân cận bỏ chạy lên phía bắc, cho người sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh. Nhận thấy đây là một thời cơ thuận lợi để xâm lược, vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân, theo sự chi dẫn của vua tôi Lê Chiêu Thống tiến sang nước ta, với danh nghĩa giúp nhà Lê đánh quân Tây Sơn giành lại chính quyền.Nhân dân Đàng Ngoài vừa trải qua những năm loạn lạc, đói khổ, cuối năm 1788 lại phải chứng kiến hàng chục vạn quân xâm lược tràn vào Thăng Long.Trở lại ngôi vua, Lê Chiêu Thống tìm mọi cách bắt nhân dân đóng góp để phục vụ quân xâm lược, cảnh cướp bóc, tàn phá, hoành hành lại xảy ra ở khắp nơi có quân Thanh đóng giữ, khiến cho nhân dân càng căm thù quân cướp nước và bán nước. Hình 46 - Lược đồ trận Ngọc Hồi - Đống Đa Lực lượng Tây Sơn đóng ở kinh thành tạm rút về mạn Ninh Bình. Thanh Hoá rồi cho người vào Phú Xuân (Huế) cấp báo. Được tin đó, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ quyết định làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc ; trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An. Thanh Hoá để tuyển thêm quân. Đúng vào đêm 30 Tết (tức 25-1-1789), quân ta được lệnh tiến công với khí thế từ lời hiểu dụ của vua Quang Trung :Đánh cho để dài tócĐánh cho để đen răngĐánh cho nó chích luân bất phảnĐánh cho nó phiến giáp bất hoànĐánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 cho đến trưa mồng 5 Tết Ki Dậu) tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng vang dội Ngọc Hồi - Đống Đa, quân ta đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược, tiến vào Thăng Long. Nhân dân kinh thành mừng vui chào đón đoàn quân chiến thắng đúng như lời thơ mô tả :Mây tạnh mù tan trời lại sáng Đầy thành già trẻ mặt như hoa Chung vai sát cánh cùng nhau nói Cố đó vẫn thuộc núi sông ta.(Ngô Ngọc Du)Những chiến công hiển hách của sự nghiệp thống nhất lại đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc trong hoàn cảnh đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng đã nói lên công lao to lớn của phong trào Tây Sơn và người “anh hùng áo vải” Nguyễn Huệ.  

Trang 1

Kháng chiến chống Xiêm (1785).

1 Kháng chiến chống Xiêm (1785)Đầu những năm 80 của thế kỉ XVIII, sau khi chính quyền chúa

Nguyễn bị lật đổ, một người cháu chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh đã cùng tàn quân trốn chạy sang Xiêm (Thái Lan) cầu cứu Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thuỷ, bộ tiến sang nước ta theo sự dẫn đường của quân Nguyễn Ánh Sau khi chiếm được gần một nửa đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay), chúng ra sức cướp phá, hoành hành và chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn ở vùng đất còn lại.Được tin đó, vua Tây Sơn là Thái Đức (Nguyẻn Nhạc) đã sai em là Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào Nam chống giặc Được sự ủng

hộ của nhân dân, đầu năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm - Xoài Mút đánh tan tành quân xâm lược Nguyễn Ánh theo cánh tàn quân Xiêm chạy thoát Miền Nam trở lại yên bình

2 Kháng chiến chống Thanh (1789)Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống cùng một số đại thần thân cận bỏ chạy lên phía bắc, cho người sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh Nhận thấy đây là một thời cơ thuận lợi để xâm lược, vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân, theo sự chi dẫn của vua tôi Lê Chiêu Thống tiến sang nước ta, với danh nghĩa giúp nhà Lê đánh quân Tây Sơn giành lại chính

quyền.Nhân dân Đàng Ngoài vừa trải qua những năm loạn lạc, đói khổ, cuối năm 1788 lại phải chứng kiến hàng chục vạn quân xâm lược tràn vào Thăng Long.Trở lại ngôi vua, Lê Chiêu Thống tìm mọi cách bắt nhân dân đóng góp để phục vụ quân xâm lược, cảnh cướp bóc, tàn phá, hoành hành lại xảy ra ở khắp nơi có quân Thanh đóng giữ, khiến cho nhân dân càng căm thù quân cướp nước và bán nước

Hình 46 - Lược đồ trận Ngọc Hồi - Đống Đa

Lực lượng Tây Sơn đóng ở kinh thành tạm rút về mạn Ninh Bình Thanh Hoá rồi cho người vào Phú Xuân (Huế) cấp báo Được tin đó, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ quyết định làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc ; trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An Thanh Hoá để tuyển thêm quân Đúng vào đêm 30 Tết (tức 25-1-1789), quân ta được lệnh tiến công với khí thế từ lời hiểu dụ của vua Quang Trung :Đánh cho để dài tócĐánh cho để đen răngĐánh cho nó chích luân bất phảnĐánh cho nó phiến giáp bất hoànĐánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 cho đến trưa mồng 5 Tết Ki Dậu) tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng vang dội Ngọc Hồi - Đống Đa, quân ta đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược, tiến vào Thăng Long Nhân dân kinh thành mừng vui chào đón đoàn quân chiến thắng đúng như lời thơ mô tả :Mây tạnh mù tan trời lại sáng Đầy thành già trẻ mặt như hoa Chung vai sát cánh cùng nhau nói Cố đó vẫn thuộc núi sông ta.(Ngô Ngọc Du)Những chiến công hiển hách của sự nghiệp thống nhất lại đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc trong hoàn cảnh đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng đã nói lên công lao to lớn của phong trào Tây Sơn và người “anh hùng áo vải” Nguyễn Huệ

Ngày đăng: 07/10/2015, 03:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w