Lànhmạnh môi trườngđầu tư
Môi trường kinh doanh Việt Nam rất có thể sẽ có những biến động lớn ngay trong
tháng 1 năm 2007, khi bản nghiên cứu, khảo sát và kiến nghị về giấy phép kinh
doanh của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp (DN) và Luật Đầutư hoàn
thành và trình Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng này.
Hàng loạt cuộc làm việc giữa Tổ công tác với 17 bộ, ngành có giấy phép kinh doanh bị
đề nghị bãi bỏ cũng đã bắt đầu được lên kế hoạch trước khi đi đến các kiến nghị cuối
cùng. “Cuộc chiến với giấy phép con” có lẽ sẽ bắt đầu, nhằm lànhmạnh hóa môi trường
kinh doanh Việt Nam.
Cũng cần phải nói rằng, “cuộc chiến” không phải là thuật ngữ mà các chuyên gia kinh tế
muốn sử dụng. Bởi cho tới thời điểm này, áp lực buộc phải đổi mới, cũng như sự quan
tâm của Thủ tướng Chính phủ tới các nghiên cứu này đang khiến công việc này dường
như thuận lợi hơn so với trước. Hơn nữa, nỗ lực chung trong rà soát về giấy phép, theo
ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô, Trưởng nhóm
nghiên cứu (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), không phải hướng tới mục
tiêu loại bỏ, mà chính là tạo được sự thống nhất trong cách hiểu, cách hành xử, cũng như
xây dựng một cơ sở pháp lý đối với hình thức quản lý nhà nước quan trọng này. Và đây
có lẽ là một trong những động cơ quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước có thể ngồi
lại với nhau. Trong số này, theo những kết quả ban đầu, hai lĩnh vực có số giấy phép
“con” trong diện kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi nhiều nhất là ngân hàng và văn hoá -
thông tin, với trên 10 giấy phép mỗi ngành.
Tuy vậy, sự e ngại về những khó khăn trong việc rà soát và bãi bỏ các giấy phép không
đảm bảo các yếu tố về tính cần thiết và tính hợp pháp vẫn không nhỏ. Và mấu chốt được
các chuyên gia cho là ở “lỗi thể chế”. Bởi lẽ, theo quan điểm cá nhân ông Lê Hồng Sơn,
Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), nhận thức về quy
định của luật pháp liên quan đến ban hành văn bản vẫn khác nhau. Và đây chính là lý do
tại sao có những văn bản hết hiệu lực thi hành vẫn còn được áp dụng, bãi bỏ giấy phép
con này lại “mọc” thêm các đầu khác. “Theo tôi, cần phải kiến nghị một cơ chế quản lý
về giấy phép kinh doanh đủ tầm và hiệu lực, thay vì chỉ kiến nghị bãi bỏ, sửa đổi giấy
phép như hiện nay”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng cho rằng, cần có sự thống nhất trong các quy định của các văn bản pháp
luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Nguyên nhân là do, đã có hàng loạt vấn
đề phát sinh, thậm chí là kiện cáo xuất hiện trong thực tiễn chỉ vì những cách hành xử rất
khác nhau của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các quy định liên quan tới hoạt động
này. Đơn cử, một số DN có vốn đầutư nước ngoài vừa gửi đơn khiếu nại tới Chính phủ
vì họ không được cấp phép đăng ký kinh doanh dịch vụ lau chùi cửa sổ, với lý do là Việt
Nam không cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mở cửa thị trường này.
“Một thực tế đáng bàn là với các lĩnh vực không có cam kết, cách hiểu của các địa
phương rất lạ, theo hướng có thể cho hoặc không một cách tuỳ nghi. Và điều này đang
gây cản trở lớn tới sự thống nhất trong môitrường kinh doanh”, một chuyên gia kinh tế
phân tích.
Đáng nói là, sự không thống nhất trong cách hiểu cũng đang khiến nhiều DN cảm thấy
bất ổn khi “được” thực hiện một cửa trong đầu tư. Thay vì các thủ tục đăng ký đầu tư
được thực hiện đơn giản theo quy định của luật Đầutư và nghị định hướng dẫn, các nhà
đầu tư đang rối rắm yêu cầu “gộp” tất cả các trình tự, thủ tục trong thực hiện dự án đầu tư
ngay từ ban đầu. “Quy định này không chỉ trái với Luật Đầu tư, mà còn gây khó khăn cho
DN khi buộc họ phải làm quá nhiều thủ tục khi chưa có được giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư”, ông Bùi Tường Lân, chuyên gia cố vấn Bộ Kế hoạch và Đầutư bình luận.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầutư Võ Hồng Phúc, Tổ trưởng Tổ công tác thi hành
Luật DN và Luật Đầu tư, trong kế hoạch năm 2007 của Tổ công tác, nhiệm vụ rà soát lại
các thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư; xây dựng các văn bản công khai, cụ thể điều
kiện kinh doanh của các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, lộ trình mở cửa
theo cam kết gia nhập WTO; hướng dẫn xử lý các vấn đề còn tồn tại trong thực hiện Luật
Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, bảo đảm việc thực hiện thống nhất các quy định của hai
luật… sẽ là những trọng tâm quan trọng.
(Bảo Duy) Nguồn: Báo Đầu tư
. Lành mạnh môi trường đầu tư
Môi trường kinh doanh Việt Nam rất có thể sẽ có những biến động. cửa trong đầu tư. Thay vì các thủ tục đăng ký đầu tư
được thực hiện đơn giản theo quy định của luật Đầu tư và nghị định hướng dẫn, các nhà
đầu tư đang rối