Thật như một cuộc hội ngộ, tôi được ông Bảo Nguyên, một trong những người vẽ truyền thần sành điệu nhất Hà Nội giải bày về nghề nghiệp của mình.. Họa sĩ vẽ chân dung trực tiếp từ người m
Trang 1NGHỀ TRUYỀN THẦN
Đi trên đường phố Hà Nội, đôi khi ta bắt gặp những tấm biển mang dòng chữ "Cửa hàng truyền thần" nhưng chúng thường không gây cho ta một ấn tượng gì đặc biệt Thậm chí, có người cả đời chẳng bao giờ bước vào nơi ấy Tôi cũng vậy Dù biết chúng xuất hiện trước khi mình sinh
ra, tôi cũng chưa bao giờ để ý đến những cửa hàng đó Nhưng rồi một hôm, tôi thơ thẩn ngắm nhìn một vài bức tranh treo ở một cửa hàng và mạnh dạn bước vào Thật như một cuộc hội ngộ, tôi được ông Bảo Nguyên, một trong những người vẽ truyền thần sành điệu nhất Hà Nội giải bày
về nghề nghiệp của mình
"Truyền thần" là một từ gốc Trung Quốc, có nghĩa là truyền lại cái thần của người được vẽ Họa
sĩ vẽ chân dung trực tiếp từ người mẫu có lẽ hợp với từ này hơn vì công việc truyền thần ngày nay thực chất chỉ là truyền ảnh Khi chưa có máy ảnh, các họa sĩ vẽ chân dung phải mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành được một bức vẽ và tất nhiên chỉ có giai cấp quí tộc mới có đủ khả năng để thuê vẽ như vậy Bức tranh Nguyễn Trãi hiện đang được lưu giữ chính là một trong những bức tranh thuộc loại đó Tuy nhiêu, ông Bảo Nguyên cho rằng "truyền thần" vẫn sát với công việc của ông vì ông chỉ mượn ảnh để truyền lại cái thấn của người được vẽ Quan trọng và khó khăn nhất là việc vẽ mắt vào giai đoạn cuối của bức tranh Ta vốn có câu : "Đôi mắt là cửa
sổ tâm hồn", mắt có sống động thì bức tranh mới thật Công việc đó người ta gọi là điểm nhãn cho tranh Vẽ mắt xong là bức tranh coi như hoàn thành vì những phần khác của tranh đã được
vẽ từ trước rồi
Vào những năm 30 của thế kỷ này, tranh sơn dầu dưới ảnh hưởng của trường phái ấn tượng Pháp nhanh chóng tỏa sáng trong những phòng vẽ của các họa sĩ tiên phong Trường Mỹ thuật Đông Dương cũng cho ra đời nhiều họa sĩ bậc thầy của hội họa Việt Nam Người mẫu ngự trị trong những tác phẩm rực rỡ ấy là các thiếu nữ Hà Nội, còn những người Hà Nội khác thì rủ nhau vào hiệu ảnh Hồi đó tại Hà Nội và một số thành phố lớn khác đã xuất hiện những hiệu ảnh tân kỳ với những tấm ảnh rõ nét và có thể phóng to lên lúc đó, nghề truyền ảnh ra đời
Trước đây, những người vẽ tranh truyền thần sử dụng mực Tàu mài ra nước nhưng từ năm 50 trở lại đây họ chuyển sang vẽ bằng bột than khô Bột than phải được tinh lọc rất mịn Trong thời gian chiến tranh, nguyên liệu còn khó khăn, những người vẽ truyền thần phải đốt một ngọn đèn dầu hỏa rồi cầm tấm bìa cứng hứng trên ngọn lửa khoảng 3 phút để có đủ nguyên liệu để vẽ một bức tranh cỡ 18x24 cm Bút vẽ cũng được chế tạo một cách rất thủ công : vót thật nhọn một thanh tre, bọc lớp dạ thật mỏng vào đầu nhọn là được chiếc bút Mỗi họa sĩ thường có chừng
5-10 chiếc bút như vậy Nghe có vẽ đơn giản nhưng chưa ai có thể sản xuất hàng loạt bút này Mỗi họa sĩ có bí quyết riêng trong việc làm bút và ai vẽ thì tự tạo lấy bút riêng cho mình
Nghề vẽ truyền thần phát triển nhất vào những năm 60 Nhiều hợp tác xã truyền thần được thành lập và cho ra đời những bức tranh sản xuất theo dây chuyền : người này chuyên vẽ thân
để người khác vẽ đầu, có người vẽ nét, người tạo bóng Riêng Hà Nội với số dân bằng khoảng 1/3 hiện nay đã có hơn 200 người làm nghề vẽ truyền thần Hiện nay con số này chỉ còn khoảng
30 người Nguyên nhân chủ yếu là do trước đây, chụp ảnh còn là chuyện hiếm, hơn thế nữa, nhiều người ra đi không bao giờ trở lại tất cả những gia đình còn lưu giữ được chỉ là một tấm hình nhỏ xíu có khi đã bị hư hại hay chụp chung với nhiều người khác, mặt người chỉ to bằng hạt
đỗ Những tấm ảnh đó được truyền thần phóng to và đặt lên bàn thờ của người đã khuất Còn một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng : đây là công việc đòi hỏi lòng kiên trì rất cao,
vì vậy, người trẻ thì không muốn theo, mà người già thì mắt mờ tay chậm không còn khéo léo nữa Vả lại cũng chẳng ai làm giàu được bằng nghề này : vẽ một bức 18x24cm mất hai ngày mới xong mà chỉ khoảng 100.000đ Có một số người muốn dùng máy móc để thúc đẩy nhanh công việc tỉ mỉ này nhưng mọi cố gắng đều vô ích và tranh truyền thần từ đầu đến cuối vẫn phải thực hiện bằng tay Như thế mới có sự khác nhau giữa các bức tranh, hơn nữa, chất lượng của các
Trang 2bức vẽ còn phụ thuộc vào trình độ của từng họa sĩ
Ông Bảo Nguyên là một cây bút tài hoa Ông không chỉ vẽ tranh do khách hàng đặt mà còn coi
vẽ là niềm vui của mình Ông vẽ lại những người ông yêu thích, cả những tài tử điện ảnh ở tận phương trời xa xôi nào đó mà đã có thời ông ái mộ Ông còn tìm cách tái tạo lại những hình ảnh
đã mất vì thuốc ảnh phai mờ Cửa hàng của ông nằm ở phố Hàng Ngang, trung tâm Hà Nội Nhìn cảnh tượng ấy, ta thấy như có một cái gì đó tương phản : nằm lọt giữa khu phố buôn bán quần áo và mỹ phẩm đầy màu sắc là một cửa hàng treo toàn tranh vẽ chỉ với hai màu trắng và đen Xung quanh ông là mấy chục bức chân dung - hình ảnh của mấy chục con người thật từ đầu thế kỷ tới giờ : có ông quan cuối cùng của triều Nguyễn, có chàng công tử của thập kỷ 40, lại
có ảnh một thiếu phụ quàng khăn san treo cạnh ảnh cô gái quê đầu chít khăn mỏ quạ, kia là ảnh một trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam Mọi người của mọi thời đại cùng xum họp tại đây, người này nhìn người kia, ngộ nghĩnh
Ra khỏi của hàng truyền thần, chúng ta không khỏi bâng khuâng suy nghĩ về những người thuộc thế hệ trước, những người cùng thời và về cả những họa sĩ vẽ truyền thần - những người như luôn được trò chuyện với mọi thế hệ, luôn giao lưu với họ bằng ánh mắt và nụ cười
(theo tạp chí Heritage, số ra tháng November/December - 1996)