Nghiên cứu tiềm năng phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

190 5 0
Nghiên cứu tiềm năng phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

RÍCH YẾU LUẬN ÁN a) Tóm tắt mở đầu - Tên tác giả: NCS. Nguyễn Hoàng Hương - Tên luận án: Nghiên cứu tiềm năng phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La - Ngành khoa học của luận án: Lâm sinh, Mã số: 9.62.02.05 - Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp b) Nội dung bản trích yếu - Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của luận án + Mục tiêu nghiên cứu: i) Đánh giá được tiềm năng phục hồi của các nhân tố như thổ nhưỡng, thảm thực vật ở các giai đoạn bỏ hóa khác nhau; ii) đề xuất được các biện pháp phục hồi rừng hiệu quả tại khu vực nghiên cứu. + Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm cấu trúc của thảm thực vật và tính chất lí, hóa, sinh học đất theo thời gian bỏ hóa. - Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng + Phương pháp phỏng vấn người dân địa phương, nhằm tìm ra những khó khăn cho việc phục hồi rừng và đồng thời để xác định những ưu tiên cho cộng đồng trồng rừng. Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để xác định các chỉ tiêu liên quan đến: Nguồn gốc nương rẫy, số năm canh tác nương rẫy, số năm phục hồi rừng, và một số thông tin khác như: Các tác động của con người đến thảm thực vật, các giải pháp phục hồi, lựa chọn cây trồng trong phục hồi rừng. + Thiết kế hệ thống ô tiêu chuẩn: Đặc điểm của rừng phục hồi sau CTNR thường có biến động lớn và phức tạp, khi sử dụng phương pháp chuỗi thời gian thì việc phân tích các quá trình biến động của diễn thế phục hồi thông qua quan sát trực tiếp sẽ bị hạn chế. Vì thế, việc áp dụng phương pháp này trong quá trình điều tra, thu thập số liệu, giải thích các quy luật chỉ có thể suy luận một cách gián tiếp dựa trên giả thiết rằng sẽ xảy ra các quá trình biến động tương tự ở các lâm phần khác nhau. + Phương pháp lấy mẫu đất phân tích: Mẫu đất được thu thập từ các ô tiêu chuẩn điều tra theo TCVN 9487 – 2012. Các mẫu đất được xử lý theo tiêu chuẩn 6647: 2007 (ISO 11464: 2006) – Chất lượng đất - Xử lý sơ bộ đất để phân tích tính chất lý hóa. - Các kết quả chính và kết luận: Luận án đã xác định được hai yếu tố tiềm năng của PHR sau CTNR tại khu vực nghiên cứu, đó là: (1) Tiềm năng phục hồi của độ phì đất, (2) Tiềm năng phục hồi thảm thực vật. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, hai yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình PHR sau CTNR tại khu vực. Về đặc điểm đất: Các tính chất đất, bao gồm: Độ xốp (P), hàm lượng mùn (OM), và hàm lượng đạm tổng số (N) có sự tăng nhẹ từ năm thứ 10. Riêng tính chất sinh học đất, bao gồm chỉ tiêu về số lượng vi khuẩn tổng số (VKTS) và số lượng nấm tổng số (NTS) thể hiện sự khác nhau ở từng giai đoạn phục hồi. Sau khoảng thời gian từ năm thứ 10 trở đi, dinh dưỡng đất mới có thể phục hồi tiệm cận lại gần với trạng thái ban đầu. Luận án đã đưa yếu tố về địa hình (cấp độ dốc) vào nghiên cứu này để xem xét sự ảnh hưởng của nó tới tính chất đất, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố này chưa thực sự thể hiện ảnh hưởng khác nhau đến tính chất đất phục hồi sau CTNR. Về đặc điểm thảm thực vật phục hồi: Đối với tầng cây cao: Số loài cây, mật độ, độ tàn che, chỉ số diện tích tán lá, sinh trưởng về đường kính, chiều cao thể hiện sự tăng theo thời gian bỏ hóa. Đa dạng loài có sự khác biệt theo từng giai đoạn phục hồi sau CTNR, thời gian phục hồi sau CTNR càng lâu thì mức độ đa dạng loài cây càng cao. Hệ số tương đồng về tổ thành loài tầng cây cao giữa hai giai đoạn phục hồi có chỉ số tương đối cao. Đối với lớp cây tái sinh: Số loài cây, mật độ, sinh trưởng về đường kính, chiều cao của cây TS trong OTC và số lượng loài cây tham gia vào công thức tổ thành cũng có xu hướng tăng dần theo thời gian bỏ hóa. Sự đa dạng loài tỉ lệ thuận với thời gian phục hồi. Hệ số tương đồng về tổ thành loài tầng cây tái sinh giữa các giai đoạn phục hồi và giữa tầng cây TS với tầng cây cao có chỉ số tương đồng khá cao Luận án cũng đã chỉ ra được giữa: Số loài cây tái sinh, Mật độ tầng cây tái sinh và Chiều cao bình quân tầng cây tái sinh và một số tính chất đất, năm phục hồi đã thể hiện mối quan hệ tương quan với nhau. Trong đó, giữa chiều cao bình quân cây tái sinh với tính chất đất: hàm lượng mùn (OM), hành lượng đạm tổng số (N) và năm phục hồi thể hiện tương quan rất chặt. Đối với lớp cây bụi thảm tươi: Các loài cây bụi thảm tươi chủ yếu tại khu vực nghiên cứ là cỏ Lào, Sim, Mua, Đơn buốt, Dây leo. Theo thời gian phục hồi thì chiều cao trung bình của cây bụi thảm tươi và độ che phủ bị suy giảm, điều này thể hiện sự phát triển khá tốt của tầng cây cao và tầng cây tái sinh theo thời gian. Từ mối quan hệ tuyến tính giữa mật độ cây tái sinh, chiều cao bình quân của cây tái sinh với một số chỉ tiêu lý, hóa tính của đất và thời gian, luận án đã xây dựng được bảng tra các tiêu chí thành rừng theo thời gian phục hồi thông qua tiêu chí mật độ và chiều cao bình quân. Luận án cũng đã đề xuất hai nguyên tắc xác định tiêu chí thành rừng là (1) đối tượng đánh giá là những cây tái sinh mục đích có Hvn ≥ 0,5 m và (2) mật độ cây tái sinh mục đích N­(H ≥ 0,5 m) ≥ 500 cây/ha. Luận án đã đề xuất biện pháp kỹ thuật áp dụng đối với từng giai đoạn phục hồi cụ thể dựa trên số liệu tính toán thực tế, nhẳm nâng cao hiệu quả PHR tại KVNC.

Ngày đăng: 22/01/2022, 22:49

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan