Tài liệu Dạy học Pascal pptx

4 327 0
Tài liệu Dạy học Pascal pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Bài toán Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật khi cho biết độ dài hai cạnh của nó là những số thực. 2. Xây dựng thuật giải Bước 1. Nhận vào k1, k2; Bước 2. Viết ra giá trị của biểu thức chu vi là 2 * (k1 + k2) ; Bước 3. Viết ra giá trị của biểu thức diện tích là k1 * k2 ; Bước 4. Kết thúc 3. Chương trình Hãy khởi động TURBO PASCAL, sau đó gõ phím F3 và đặt tên tệp có phần chính là cn1 (khi máy hỏi tên tệp thì gõ cn1 rồi gõ phím ENTER), sau đó soạn thảo chương trình như sau: Program chunhat1; Var k1, k2 : real; Begin Readln(k1 , k2); Writeln (2*(k1+k2)); write(k1*k2); Readln End. Hãy gõ phím F2 để ghi chương trình trên vào đĩa Trong chương trình trên, phần khai báo biến var k1, k2 : real. Dòng khai báo của chương trình này có nghĩa là khai báo các biến mang tên là k1, k2 các biến này nhận giá trị là số thực và chấp nhận các phép toán trên số thực. Máy sử dụng hai biến tương ứng với hai tên gọi là k1 và k2 để sẵn sàng lưu giữ hai số thực. Khi thực hiện chương trình, trên màn hình xuất hiện tín hiệu mời (con trỏ nhấp nháy) có nghĩa là máy hỏi ta hai giá trị k1, k2. Chương trình trên viết ra màn hình giá trị của chu vi và diện tích hình chữ nhật dưới một dạng ta chưa quen biết, đó là dạng dấu phẩy động. Muốn cho các số thực xuất hiện dưới dạng số thập phân thông thường, ta sửa chương trình như sau: Program chunhat2; Var k1, k2 : real; Begin readln(k1,k2); Writeln (2*(k1+k2) : 6 : 2); write(k1*k2 : 6 : 2); Readln; End. Dạng mới của lệnh Writeln hoặc Write ở đây là: Writeln (2*(k1+k2) : 6 : 2); Cho hiện trên màn hình giá trị của biểu thức 2*(k1+k2) chỉnh phải vào một vùng có 6 kí tự lấy 2 chữ số đầu tiên ở phần thập phân, nếu chữ số thứ ba ở phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn lên 5. Ghi nhớ 5.1 biến . Khai báo Cách khai báo biến như sau: VAR tên biến 1, tên biến 2, tên biến 3 : kiểu của các biến này ; 5.2. Kiểu của biến a. Kiểu nguyên Ta đã biết kiểu chuẩn Word có giá trị từ 0 đến 65536. Ngoài ra nếu ta dùng kiểu BYTE thì tập giá trị là từ 0 đến 255. Nếu ta dùng kiểu INTEGER thì tập giá trị là từ - 32768 đến 32767. b. Kiểu thực Ta đã biết một tên chuẩn của kiểu thực là REAL. Tập gía trị của nó gồm những số thực có trị tuyệt đối nằm trong khoảng 10 –37 đến 10 37 . 5.4. Những lệnh thường dùng a. Readln (danh sách biến); Nạp dữ liệu từ bàn phím để đưa vào các địa chỉ kí hiệu bởi danh sách tên biến (dãy tên biến trong danh sách cách nhau bởi dấu phẩy). Khi thực hiện, trên màn hình xuất hiện tín hiệu mời (con trỏ nhấp nháy). b. Write (danh sách những đối tượng viết ra màn hình) hoặc Writeln (danh sách những đối tượng viết ra màn hình); Những đối tượng trong danh sách phải cách nhau bởi dấu phảy. Nếu dùng writeln thì sau khi in xong, máy sẽ chuyển con chạy xuống đầu dòng tiếp theo. c. Writeln (biểu thức số thực : m : n) hoặc Write (biểu thức số thực : m : n); Cho hiện trên màn hình chỉnh phải giá trị của biểu thức số thực vào một vùng có m kí tự với n chữ số thập phân sau khi đã làm tròn. Writeln có thêm tác dụng xuống dòng. d. Writeln (biểu thức nguyên : m) ; hoặc Write (biểu thức nguyên : m); Cho hiện trên màn hình chỉnh phải giá trị của biểu thức nguyên (biến được coi biểu thức đặc biệt) vào một vùng có m kí tự . e. writeln (‘ Tập văn bản ‘ : m) ; hoặc write (‘ Tập văn bản ‘ : m) ; Cho hiện trên màn hình nguyên văn tập văn bản giữa hai dấu nháy cao, chỉnh phải vào một vùng có m kí tự . Writeln có thêm tác dụng xuống dòng. 5.5. Khai báo dùng đơn vị (Unit) USES tên đơn vị; Ví dụ Uses crt ; sau khi đã khai báo uses crt thì có thể dùng những lệnh dưới đây : CLRSCR Xoá màn hình, đưa con chạy về góc trái trên của màn hình. CLREOL Xoá từ vị trí con chạy đến cuối dòng. 5.6. Cách viết chú thích Viết văn bản (dãy kí tự) giữa cặp dấu { } hoặc (* *). Gặp văn bản này, chương trình bỏ qua. 5.7. Dịch chương trình sang tệp có phần mở rộng EXE Muốn dịch chương trình Pascal ở bộ nhớ trong ra ngôn ngữ máy và ghi vào đĩa, ta lần lượt làm như sau: Gõ Alt - C để chọn COMPILE; - Chọn DESTINATION DISK, khi cần thiết thì gõ D để chuyển từ MEMORY sang DISK; Giữ phím Alt và gõ phím F9. Chương trình có phần mở rộng EXE chạy được ở hệ thống và một số phần mền ứng dụng khác. 6. Áp dụng 6.1. Bài toánViết chương trình cho máy tính khoảng cách từ một điểm I có toạ độ (X0, Y0 đến đường thẳng có phương trình Ax + By + C = 0 (bài toán trong mặt phẳng toạ độ Đề Các) 6.2. Thuật giải Bước 1. Nhận vào giá trị của các hệ số A, B, C ; Bước 2. . Nhận vào giá trị của X0 và Y0 ; Bước 3. Viết ra màn hình giá trị của biểu thức Bước 4. Kết thúc 6.3. Chương trình Program TinhKhoangCachTuMotDiêmDenDuongThang ; Uses Crt ; Var A, B , C, X0 , Y0 : Real ; BEGIN Clrscr ; Write (' Cho ba he so A, B, C cua duong thang ' : 75) ; readln (a , b, c); (* Pascal khong phan biet chu hoa và chu thuong trong ten *) ; Write (' Cho toa do cua diem I ' : 75) ; readln (x0 , y0); { In ra man hinh gia tri cua khoang cach } write (' Khoang cach la ', ABS(A*X0 + B*Y0 + C) / SQRT(A*A + B*B):9:3) ; Readln; End. Bài tập 1. Lập chương trình tính chu vi và diện tích hình tròn theo bán kính r. 2. Viết chương trình tính diện tích, thể tích hình cầu khi cho bán kính. 3. Viết chương trình cho máy nhận vào ba cạnh a, b, c của tam giác ABC. 4. a) Tính độ dài các đường trung tuyến của tam giác ABC. b) Tính bán kính đường tr•n ngoại tiếp tam giác ABC. 5. Tính chu kì dao động của một con lắc đơn có chiều dài dây là l. 6. Tính diện tích hình viên phân ứng với cung 120o khi máy nhận vào bán kính của đường tròn. 7. Tính chu vi và diện tích đa giác đều n cạnh nội tiếp đường tròn bán kính r. 8. Biết cạnh huyền a, cạnh góc vuông b của tam giac vuông ABC. Tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác đó. 9. Cho tam giác vuông ABC có góc A = 90o. Lập chương trình tính góc C, cạnh AC, cạnh AB khi cho biết cạnh huyền BC và góc B (góc B, góc C tính bằng độ và phút). 10. Viết chương trình giải tam giác ABC khi biết góc A, góc B và cạnh c (các góc cho bằng độ và phút). . diện tích là k1 * k2 ; Bước 4. Kết thúc 3. Chương trình Hãy khởi động TURBO PASCAL, sau đó gõ phím F3 và đặt tên tệp có phần chính là cn1 (khi máy hỏi. đến 10 37 . 5.4. Những lệnh thường dùng a. Readln (danh sách biến); Nạp dữ liệu từ bàn phím để đưa vào các địa chỉ kí hiệu bởi danh sách tên biến (dãy

Ngày đăng: 24/01/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan