Học thuyết giá trị lao động của chủ nghĩa Mác – Lênin và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu (liên hệ với một xí nghiệp hoặc một ngành cụ thể) Lao động là vấn đề muôn thuở và tồn tại mãi mãi với con người và xã hội bởi trong xã hội nào, con người đều phải có sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình, vì vậy nên phải có quá trình sản xuất để tạo ra của cải. Trong lịch sử có nhiều quan điểm về thước đo đánh giá kết quả do lao động tiếp cận và gắn liền với lợi ích của mỗi giai cấp, trong mỗi thời điểm lịch sử nhất định. Do đó việc phân tích vai trò, vị trí của các nguồn lao động cấu thành giá trị hàng hóa, thực trạng sử dụng nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và xu hướng vận động của các nguồn lao động kể cả kết cấu của nó, nhằm sử dụng có hiệu quả cao, trong quá trình vận dụng học thuyết giá trị lao động của Mác Lênin là một việc cực kỳ quan trọng trong một xí nghiệp. Hơn nữa, việc phân tích một cách có hệ thống học thuyết giá trị lao động của chủ nghĩa Mác Lênin, nhất là các yếu tố cấu thành lên lượng giá trị hàng hóa lao động quá khứ và lao động sống, trên cơ sở đó có nhận thức đúng về tính khoa học, tính thời đại, là thật sự cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng một xí nghiệp bền vững. Vì vậy em chọn đề tài: “Học thuyết giá trị lao động của chủ nghĩa Mác Lênin và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu ( Liên hệ với một xí nghiệp hoặc một ngành cụ thể )” để hoàn thành tiểu luận và đạt các tiêu chí sau: • Mục tiêu: Trên cơ sở những luận điểm, nguyên lý trong học thuyết giá trị lao động của chủ nghĩa Mác Lênin, cơ sở lý luận để tìm ra các giải pháp để sử dụng có hiệu quả nhất lao động của ngành chế biến thực phẩm. • Nhiệm vụ: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về học thuyết giá trị lao động Đưa ra các giải pháp để sử dụng hiệu quả cho ngành chế biến thực phẩm bền vững.
Trang 1HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ Ý NGHĨA
THỰC TIỄN
Tiểu Luận Môn Học: Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin
Người thực hiện: Ngô Tiến Dụng
Mã sinh viên: 11200938 Lớp: Quản trị nhân lực 62a
Pag
e1
Trang 2Mục Lục Pag
e2
Trang 3ĐỀ BÀI: Học thuyết giá trị lao động của chủ nghĩa Mác – Lênin và ý nghĩa thực
tiễn của việc nghiên cứu (liên hệ với một xí nghiệp hoặc một ngành cụ thể )
MỞ ĐẦU
Lao động là vấn đề muôn thuở và tồn tại mãi mãi với con người và xã hội bởi trong xã hội nào, con người đều phải có sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình, vì vậy nên phải có quá trình sản xuất để tạo ra của cải Trong lịch sử có nhiều quan điểm về thước đo đánh giá kết quả do lao động tiếp cận và gắn liền với lợi ích của mỗi giai cấp, trong mỗi thời điểm lịch sử nhất định
Do đó việc phân tích vai trò, vị trí của các nguồn lao động cấu thành giá trị hàng hóa, thực trạng sử dụng nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và xu hướng vận động của các nguồn lao động kể cả kết cấu của nó, nhằm sử dụng có hiệu quả cao, trong quá trình vận dụng học thuyết giá trị lao động của Mác Lênin là một việc cực
kỳ quan trọng trong một xí nghiệp
Hơn nữa, việc phân tích một cách có hệ thống học thuyết giá trị lao động của chủ nghĩa Mác Lênin, nhất là các yếu tố cấu thành lên lượng giá trị hàng hóa lao động quá khứ và lao động sống, trên cơ sở đó có nhận thức đúng về tính khoa học, tính thời đại, là thật sự cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng một xí nghiệp bền vững Vì vậy em chọn đề tài: “Học thuyết giá trị lao động của chủ nghĩa Mác Lênin và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu ( Liên hệ với một xí nghiệp hoặc một ngành cụ thể )” để hoàn thành tiểu luận và đạt các tiêu chí sau:
• Mục tiêu:
- Trên cơ sở những luận điểm, nguyên lý trong học thuyết giá trị lao động của chủ nghĩa Mác Lênin, cơ sở lý luận để tìm ra các giải pháp để sử dụng có hiệu quả nhất lao động của ngành chế biến thực phẩm
• Nhiệm vụ:
- Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về học thuyết giá trị lao động
- Đưa ra các giải pháp để sử dụng hiệu quả cho ngành chế biến thực phẩm bền vững
Pag
e3
Trang 4Nội Dung Chính
I Nội dung cơ bản học thuyết giá trị lao động của chủ nghĩa Mác Lênin.
1 Giá trị lao động – Phạm trù trung tâm trong kinh tế hàng hóa.
Lao động tạo ra giá trị là một phạm trù trìu tượng, lao động hao phí chỉ trở thành giá trị khi đặt trong quan hệ so sánh trao đổi Vì vậy, việc tiếp cận trực tiếp nội dung học thuyết giá trị lao động gặp nhiều khó khăn Do đó, trong thực tiễn hoạt động kinh tế người ta chỉ nói đến giá cả và vận dụng quy luật giá trị - giá cả là điều hiển nhiên
Tuy nhiên ta phải hiểu rằng cái đang thống trị xã hội Tư bản là sản xuất hàng hóa, cho nên C.Mác phân tích bắt đầu từ hàng hóa Việc phân tích này bắt nguồn từ các lý do sau:
Một là: Chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở một nền sản xuất hàng hóa phát
triển cao, và chỉ trong thời gian ngắn đã tạo ra một khối lượng của cải bằng tất cả các phương thức khác cộng lại
Hai là: Đặc trưng kinh tế của chủ nghĩa tư bản là một nền kinh tế hàng hóa
Do đó, việc nghiên cứu các hình thái tế bào của nó có ý nghĩa quan trọng xây dựng, phát triển kinh tế, làm sáng tỏ bản chất của chủ nghĩa tư bản
Ba là: Nghiên cứu phạm trù giá trị lao động còn là sự kế thừa lịch sử, kế
thừa những nhân tố hợp lý,những vấn đề mà các nhà kinh tế họ tư sản Cổ điển đặt
ra, song chauw giải quyết và làm sáng tỏ được cơ sở khoa học của nó
- Giá trị trao đổi – sản phẩm của lao động
Giá trị hàng hóa là lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Giá trị là một phạm trù lịch sử Giá trị phản ánh quan hệ sản xuất, quan hệ giữa người với người thông qua vật phẩm Vì vậy, hàng hóa chỉ là vật chất hóa mối quan hệ đó
Pag
e4
Trang 5Giá trị - phạm trù đặc trưng cho kinh tế hàng hóa, thông qua việc xác định lượng giá trị là cơ sở để tính toán so sánh trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa
- Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa – Cống hiến quan trọng của chủ nghĩa Mac Lênin trong kinh tế hàng hóa
Lao động cụ thể - cơ sở khoa học mở rộng phân công lao động xã hội
Lao động cụ thể là lao động được biểu hiện dưới hình thức cụ thể của nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể khác nhau sẽ tạo ra các giá trị
sử dụng khác nhau Do vậy, xã hội phải có nhiều lao động cụ thể, nghĩa là phải mở rộng phân công lao động xã hội
Lao động trừu tượng – cơ sở của quá trình trao đổi
Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không
kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào, là cơ sở để tính toán lao động hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao động
Do vậy nếu không có sản xuất hàng hmô, không có trao đổi thì cũng không có lao động trừu tượng
Vai trò, ý nghĩa tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, lý luận về tinh thần hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa vẫn còn nguyên giá trị, bởi nó vẫn là chìa khóa khoa học để lý giải các vấn đề giá trị, giá cả, lao động quá khứ, lao động sống, các mâu thuẫn trong kinh tế hàng hóa giữa lao động cụ thể, lao động trừu tượng, lao động tư nhân, lao động xã hội
2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, là hiệu quả hay hiệu suất lao động của con người trong quá trình sản xuất công tác Năng suất lao động
là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng giá trị hàng hóa và nó tùy thuộc vào các nhân tố sau đây:
Một là: Trình độ khéo léo trung bình của người lao động.
Hai là: Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng của khoa học
công nghệ vào sản xuất
Ba là: Sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất.
Bốn là: Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
Pag
e5
Trang 6Năm là: Các yếu tố thiên nhiên, môi trường và các điều kiện khác.
Do tính chất của các loại lao động khác nhau, nên lượng giá trị hàng hóa cũng khác nhau Vì vậy, muốn tăng năng suất lao động xã hội thì phải chú ý đầu tư đúng mức vào việc gia tăng hàm lượng lao động trí tuệ, trang bị cơ sở nâng cấp vật chất kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế, chuyển lao động thủ công sang lao động máy móc, phải chú trọng năng suất lao động từng doanh nghiệp, từng ngành, đặc biệt là năng suất lao động của từng cá nhân
3 Những vấn đề đặt ra khi vận dụng học thuyết giá trị lao động của chủ nghĩa Mac Lênin.
- Nguồn lao động quá khứ - Tư liệu sản xuất
Một là : Tư liệu lao động như công cụ lao động, máy móc, thiết bị, nhà
xưởng, kho tàng, giỏ, bình, chai, lọ các phương tiện vận chuyển, đường sá, bến bãi, đều là do lao động tạo ra,và là sức sản xuất của mỗi quá trình sản xuất cụ thể
Hai là: Đối tượng lao động như nguyên liệu, nhiên vật liệu,vật liệu là cốt
vật chất không thể thiếu trong cấu thành sản phẩm Ngoài ra còn phải kể đến các nhân tố ảnh hưởng như:điều kiện, môi trường
- Nguồn lao động sống – Sức lao động
Nguồn lao động sống là tổng thể những tiềm năng lao động của xã hội, là số lượng dân cư của đất nước, toàn bộ khả năng, thể chất và tinh thần có thể sử dụng được trong lao động Nguồn lao động sống có vai trò quan trọng không chỉ làm sống lại tư liệu sản xuất, cải biến các đối tượng lao động thành các cúa cải có ích cho con người và xã hội mà còn là nhân tố quyết định sức sản xuất của nền sản xuất
II Thực trạng sử dụng nguồn lao động của ngành chế biến thực phẩm trong quá trình vận dụng học thuyết giá trị lao động của chủ nghĩa Mác Lênin.
1. Thực trạng sử dụng nguồn lao động quá khứ - Tư liệu sản xuất
Ngành chế biến thực phấm ở nước ta trong những năm gần đây có những bước tiến rất mạnh về sản lượng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề và có một
Pag
e6
Trang 7số hạn chế như sau :Năng lực công nghệ chế biến nông sản chỉ đạt mức trung bình của thế giới; chất lượng hàng nông sản thấp, công nghệ chế biến lạc hậu, mẫu mã, chủng loại chưa phong phú, hấp dẫn, giá thành sản xuất cao dẫn đến cạnh tranh kém, bị ép giá trên thị trường; hệ số đổi mới thiết bị những năm qua chỉ ở mức 7%/năm (bằng 1/2-1/3 mức tối thiểu của nhiều nước khác); trình độ công nghệ chế biến một số mặt hàng nông sản ở mức trung bình; các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 80% sản lượng) Sản xuất nông sản tổn thất sau thu hoạch cao;tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm; giá thành sản xuất cao, giá bán thấp; việc đầu tư cho công nghệ thu hoạch, bảo quản còn thấp dẫn đến sản phẩm không đồng đều cả về quy cách lẫn chất lượng; chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao còn nhiều hạn chế; việc sử dụng các phế phụ phẩm để sản xuất sản phẩm phụ, nâng cao hiệu quả sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển; công tác thương mại và xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế; cơ chế chính sách còn nhiều bất cập; lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn mang nhiều tính rủi ro… sự liên kết, đồng bộ giữa khâu sản xuất nông sản với khâu chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, kỹ thuật bảo quản mới dừng lại ở việc đóng gói bao bì và lưu giữ tại cảng bằng các kho mát chuyên dùng, kỹ thuật lạc hậu nên đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
2. Thực trạng sử dụng nguồn lao động sống – sức lao động.
Đặc thù riêng của ngành chế biến thực phẩm là số lượng công nhân lớn, hay thay đổi liên tục, quản lý chấm công phức tạp, các chế độ phúc lợi, chính sách lương, thưởng đa dạng và cũng thay đổi liên tục tại nhiều thời điểm khác nhau,… Chưa hết, làm việc trong ngành chế biến thực phẩm nhân viên thường sẽ chịu nhiều áp lực, công việc khá vất vả Điều này, rất dễ hình thành tâm lý chán nản và nghỉ việc Trước tình trạng đó, doanh nghiệp cũng cần đưa ra các chính sách khích
lệ hợp lý, để tiếp lửa cho người lao động một cách hiệu quả
Ngoài những khó khăn trong việc quản lý nhân sự, chấm công tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm nêu trên Thì doanh nghiệp, vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn khác nữa trong vấn đề quản lý nguồn nhân sự:
- Thiếu hụt nhân sự tay nghề cao
Trên những con tàu đánh bắt ngoài khơi xa, trong những nhà máy chế biến thực phẩm thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực được đào tạo bài
Pag
e7
Trang 8bản, có chất lượng cao Đặc biệt từ đầu năm 2019 đến nay, tình hình thiếu hụt nhân lực ngày càng nghiêm trọng
Điển hình như công ty chế biến thuỷ sản TNHH Thế Phú (Vũng Tàu) có nhu cầu tuyển dụng 1000 nhân viên lao động để mở rộng quy mô sản xuất nhưng số lượng lao động tuyển dụng được chỉ đáp ứng 25% nhu cầu
- Lao động thường xuyên biến động
Đa phần lao động trong ngành chế biến thực phẩm, thuỷ – hải sản là lao động thời vụ Có nhiều trường hợp đơn hàng đã kí nhưng thiếu nhân sự, doanh nghiệp phải xoay sở đủ mọi cách như tăng ca, tăng lương và nhiều chế độ khác khiến chi phí tăng lên đáng kể Phần đông công nhân được tuyển ở các vùng nông thôn, ven biển nên khi tới mùa vụ, công nhân bỏ việc
để lo công việc mùa màng Doanh nghiệp cũng muốn ký hợp đồng lao động dài hạn với người lao động để đảm bảo nguồn lực nhưng nhiều công nhân không ký
- Quản lý số lượng lớn công nhân viên
Đặc thù của các công ty chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản chính là phải quản
lý một số lượng công nhân viên từ vài trăm đến vài ngàn người Việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong và ngoài nước khiến cho nhân sự ngành này ngày càng phải
mở rộng Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thường có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp,… Điều này thực sự là một thách thức lớn đối với những người làm công tác quản lý
- Tính chất nhân sự hay thay đổi, biến động
Nhân sự ngành chế biến thực phẩm thường không mang tính ổn định, lâu dài Khi các khu công nghiệp đã về đến tận làng, xã thì việc giữ chân người lao động lại càng khó khăn hơn Chỉ cần thu nhập tốt hơn, phúc lợi ổn hơn, đãi ngộ tốt hơn, gần gia đình hơn; họ sẵn sàng bỏ việc để tìm một công việc mới Hơn nữa với tính chất công việc có thể đào tạo nhanh và dễ dàng nên nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tuyển người mới hơn là chi một mức lương cao hơn để giữ chân người lao động Biến động nhân sự thường xuyên gây
ra nhiều bất cập trong công tác lưu trữ, cập nhật, quản lý hồ sơ, tuyển dụng, đào tạo…Đồng thời, doanh nghiệp sẽ mất nhiều công sức và thời gian để quản lý và đào tạo lại từ đầu
Pag
e8
Trang 9III Giải pháp cơ bản vận dụng học thuyết giá trị lao động của chủ nghĩa Mác Lênin để sử dụng hiệu quả nguồn lao động của xí nghiệp.
Để nâng cao phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp:
Thứ nhất, liên kết các khâu sản xuất nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong một chuỗi liên kết chặt chẽ Hình thành các doanh nghiệp“đầu tàu” có đầy đủ điều kiện làm hạt nhân, trung tâm của chuỗi liên kết và doanh nghiệp vệ tinh làm nhân tố thực hiện sản xuất của toàn ngành theo chuỗi
Thứ hai, nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến, thông qua các dự án khuyến nông từ đó nâng cao chất lượng nguyên liệu cho chế biến; xây dựng các
mô hình liên kết doanh nghiệp - nông dân; hỗ trợ tập huấn về công nghệ thông tin, xây dựng và áp dụng chứng chỉ FSC, CoC, ISO,… cho doanh nghiệp chế biến và người sản xuất nguyên liệu; ưu tiên phổ biến các công nghệ phù hợp, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao cho các doanh nghiệp chế biến
Thứ ba, nghiên cứu và triển khai xây dựng các chính sách phù hợp, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển dịch hợp lý cơ cấu sản phẩm theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hạn chế thấp nhất sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô Chú trọng hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến nông sản xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến đối với từng loại sản phẩm, đảm bảo chất lượng, giảm tỷ lệ tiêu hao vật tư, nguyên liệu và quản lý tốt an toàn thực phẩm, cải tiến, đa dạng hóa hình thức bao bì, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng công nghệ chế biến và bảo quản nông sản cả trong các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành và trong các doanh nghiệp chế biến Có chính sách hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp chế biến đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến, nhất là áp dụng các công nghệ bảo quản, chế biến nông sản tiên tiến từ nước ngoài Thành lập các đơn vị nghiên cứu các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao, tạo ra tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thứ năm, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo từng ngành hàng chế biến nông sản Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ quản trị
Pag
e9
Trang 10doanh nghiệp, phục vụ quá trình đổi mới doanh nghiệp, thiết kế, chế tạo sản phẩm mới và trong tiêu thụ nông sản chế biến
Kết Luận
Như vậy tiếp tiếp cận mục tiêu qua nghiên cứu, thông qua phương pháp hệ thống, phương pháp logic và lịch sử, kết hợp với phương pháp so sánh, luận án đã thực hiện những nhiệm vụ đặt ra: Vận dụng học thuyết gía trị của chủ nghĩa Mác Lênin để sử dụng nguồn lao động của ngành chế biến thực phẩm ở nước ta hiện nay Những nhận thức trên được thể hiện qua việc phân tích về vai trò, vị trí của nguồn lao động trong cấu thành giá trị hàng hóa, đó là nguồn lao động quá khứ ( tư liệu sản xuất ) là bộ phận không thể thiếu trong cấu thành giá trị hàng hóa và vai trò của lao động sống ( sức lao động đang vận dụng ) đối với sự hình thành giá trị hàng hóa
Qua việc nghiên cứu đề tài, em đã hiểu rõ hơn về thực trạng của ngành chế biến lương thực nước ta cũng như tiếp thu thêm được các quan điểm về quá trình này của các nhà triết học, chính trị học Từ đó, em nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới và đóng góp các giải pháp nhằm tối ưu các điểm mạnh của ngành chế biến thực phẩm và trong việc xây dựng đất nước, ý thức được trách nhiệm của giới trẻ trong công cuộc kiến thiết nước nhà Là một sinh viên, em cần tích cực rèn luyện hơn nữa cả về thể lực và trí lực; trang bị đa dạng các kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực, các kĩ năng sống cần thiết; trau dồi nhân cách, hoàn thiện bản thân mình hơn để góp phần nhỏ bé của mình cống hiến cho đất nước, bởi vì như Bác Hồ đã tin tưởng và nói rằng thế hệ thanh niên trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước
Pag
e1 0