Thực trạng khách du lịch tại khách sạn REX Vũng Tàu

60 2.5K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thực trạng khách du lịch tại khách sạn REX Vũng Tàu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng khách du lịch tại khách sạn REX Vũng Tàu

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay du lịch là một ngành công nghiệp không khói đang rất được chú trọng phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ Chúng ta đang cố gắng đưa du lịch trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển Để làm đuợc điều đó thì cấn phải có những chính sách, chiến lược phù hợp để phát triển du lịch, trong đó hoat động kinh doanh là một trong mảng quan trọng nhất cần được quan tâm.

Lượng khách hàng năm do một công ty kinh doanh lữ hành tiếp đón có cơ cấu như thế nào là rất quan trọng, nó làm nên doanh thu đi kèm với lợi nhuận và hình thành một thương hiệu cũng như vị thế của công ty đó trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới Chính vì vậy mà việc nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu cơ cấu thị trường khách là một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết, nó sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được thị trường khách mà mình muốn hướng tới Đồng thời cũng có được những chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp, cũng như giúp mở rộng thị trường và thu hút được nhiều khách hàng mới.

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống đóng vai trò như những nhà sản suất ,cung cấp sản phẩm trực tiếp cho du khách và là một trong những thành phần chính và quan trọng bậc nhất của cung du lịch Có thể nói ở bất cứ nơi đâu trên thế giới muốn phát triển du lịch nhất thiết phải phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh khách sạn nhằm cung cấp các dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu ăn, ngủ- những nhu cầu không thể thiếu được trong thời gian đi du lịch của con người Tỷ trọng về doanh thu của loại hình kinh doanh này luôn chíếm ưu thế trong tổng doanh thu của toàn ngành du lịch ở các quốc gia

Trang 2

Hoạt động kinh doang khách sạn ở Việt Nam còn quá non trẻ và đầy mới mẻ, nó thực

Sự trở thành ngành kinh doanh mới chỉ sau thời kỳ mở cửa của nền kinh tế nó đòi hỏi tính chuyên nghiệp rất cao đặc biệt là các doanh nghiệp lại phải kinh doanh trong bối cảnh hội nhập

2 Mục tiêu nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu là tìm ra mối quan hệ và ảnh hưởng của cơ cấu thị trường khách đến tình hình họat động và doanh thu của khách sạn, đề từ đó xác định được tòan bộ cơ cấu thị trường khách của khách sạn và ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng kế hoạch kinh doanh , tuyến điểm du lịch và các loại hình sản phẩm, dịch vụ trong khách sạn Từ đó đưa ra được những chiến lược, biện pháp cụ thể để phục vụ tốt các phân đọan thị trường khách hiện nay cũng như định hướng để phát triển, hướng tới thị trường khách mới Và cuối cùng đưa ra được một số giải pháp chung cho vấn đề cơ cấu thị trường khách của du lịch Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu

Bao gồm các phương pháp sau:

- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối lượng thông tin đầy đủ và chính xác đáp ứng cho việc nghiên cứu và tổ chức họat động du lịch.

- Phương pháp quan sát khoa học ( khảo sát thực địa )

Là phương pháp thu thập trực tiếp số liệu thông tin du lịch trên địa bàn thuộc đối tượng nghiên cứu Lượng thông tin thu thập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ sở đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý

Trang 3

- Phương pháp điều tra

Phương pháp này cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu nhu cầu của du khách, nắm bắt được sở thích, thị hiếu của du khách thơng qua hình thức phỏng vấn hoặc phiếu điều tra…cĩ tác dụng giúp cho các nhà chuyên mơn định hướng được thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu, nắm đựơc tâm tư, nguyện vọng của những người làm cơng tác phục vụ và điều hành trong ngành du lịch.

- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm ( phân tích xu thế )

Dựa vào quy luật vận động trong quá khứ, hiện tại để suy ra xu hướng phát triển trong tương lai Phương pháp này được dùng để đưa ra các dự báo về chỉ tiêu phát triển, tình hình cơ cấu thị trường khách và cĩ thể được mơ hình hĩa bằng các biểu đồ tĩan học đơn giản

- Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về những định hướng phát triển và các quyết định mang tính khả thi.:

Trang 4

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN REX1.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN REX

(Trực thuộc Công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí OSC Việt Nam)- Tên cơ quan : REX HOTEL (trực thuộc OSC Việt Nam)- Địa chỉ : Số 01 Lê Quý Đôn – Phường 1 – TP Vũng Tàu

- Tel : (84.64) 852135 – 852612 / Fax : (84.64) 859 862

- Email : rex.osc@hcm.vnn.vn- Web : www.hotelvungtau.com.vn

- Ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 05/04/1993

- Quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước: Số 80/QĐTCCB ngày 26/3/1993 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.

- Số đăng ký kinh doanh : 103774- Vốn chủ sở hữu : 05 tỷ đồng

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CÔNG TY

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty

Kinh doanh lưu trú là một trong những thế mạnh của Công ty OSC Việt Nam với cơ sở vật chất gồm 12 khách sạn được xếp hạng từ 2 đến 4 sao (6 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao…) 01 khu căn hộ cao cấp, 36 biệt thự tổng cộng 1.000 phòng ngủ chiếm 1/3 tổng số phòng được xếp hạng sao của các khách sạn đóng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Trong đó khách sạn Palace, khách sạn Rex là 2 khách sạn được xếp hạng tiêu chuẩn 3 sao đầu tiên ở Vũng Tàu của Tổng cục du lịch tháng 7/1995 Đặc biệt khu căn hộ cao cấp Rạng Đông Orange Court và khách sạn Grand đã được Tổng cục Du lịch công nhận là khu căn hộ cao cấp tương đương khách sạn tiêu chuẩn 4 sao.

Trang 5

REX được xây dựng xong vào tháng 11/1977 tại số 01 đường Duy Tân – Vũng Tàu, thuộc Khu Lam Sơn – Bãi trước Khu này từ năm 1977 trở đi được xây dựng thành Khu dịch vụ dầu khí với các khách sạn và biệt thự.

Khách sạn REX với tổng diện tích xây dựng là 4.193,7m2 bao gồm khách sạn với 84 phòng (8 tầng lầu ) cùng các công trình phụ trợ như : Quầy bar, nhà hàng ăn uống, bể bơi, nhà để xe…

Năm 1977 Công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam tiếp nhận khách sạn REX cùng toàn bộ các công trình thuộc Khu Lam Sơn từ UBND tỉnh Đồng Nai để xây dựng và cải tạo các công trình trong khu để phục vụ các Công ty dầu khí tư bản và sau đó vào năm 1980 phục vụ cán bộ chuyên gia và công nhân dầu khí thuộc Liên Xô cũ.

Vào thời điểm của những năm 1980, khách sạn REX thuộc Khu dịch vụ dầu khí Lam Sơn, có tên là khách sạn Thắng Lợi, đã đáp ứng tốt các nhu cầu về chất lượng phục vụ cho khách chuyên gia dầu khí Liên Xô và được coi là một trong các khách sạn hiện đại, quy mô của Thành phố Vũng Tàu.

Từ năm 1988, cùng với chính sách mở cửa và đổi mới cơ cấu kinh tế của đất nước, Công ty OSC Việt Nam nói chung và Khu Dịch vụ dầu khí Lam Sơn trong đó có Khách sạn REX nói riêng cũng dần chuyển cơ cấu kinh doanh và dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu và cơ cấu khách ngày càng đa dạng Thay vì các chuyên gia dầu khí Liên Xô trước đây nay là các đối tượng khách rất đa dạng như: Chuyên gia các Công ty dầu khí tư bản, các nhà doanh nghiệp, khách du lịch, các nhà nghiên cứu thị trường từ các nước Anh, Pháp, Đức, Úc, Canada, Nhật…và số lượng khách rất đông từ các nước Châu Á láng giềng như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia…tới tham quan Du lịch, tìm hiểu, thăm dò thị trường Việt Nam nói chung và Vũng Tàu nói riêng Các nhu cầu về ăn uống, đi lại, thông tin liên lạc và nghỉ ngơi, giải trí của khách cũng tăng cả về số lượng và chất

Trang 6

lượng Trước tình hình đó, CBCNV khách sạn REX đã cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đi đôi với công việc tu sửa, bổ sung các trang thiết bị, dụng cụ của khách sạn đã bị hư hỏng xuống cấp do thời gian sử dụng đã lâu Kế hoạch doanh thu hàng năm đều đạt và vượt mức kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước, có tích lũy, công suất buồng, giường tăng dần Có thời gian đạt từ 90 – 100% công suất/tháng Ngoài nhiệm vụ phục vụ dịch vụ Du lịch dầu khí và kinh doanh Du lịch, khách sạn còn đón tiếp và phục vụ các đồng chí cao cấp của Đảng Nhà nước và nhiều nguyên thủ quốc gia các nước.

Thương hiệu REX ngày càng được khách trong nước cũng như nước ngoài biết đến Khách sạn luôn giữ được mối quan hệ và uy tín đối với khách hàng Chất lượng phục vụ được đặt lên hàng đầu, đội ngũ CBCNV tay nghề ngày càng nâng cao, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng lên tạo niềm tin, an tâm làm việc tận tâm tận hiến gắn bó với khách sạn.

Tính từ năm 2000 đến 2005 khách sạn đạt doanh thu gần 68 tỷ đồng với 140.448 ngày khách (trong đó khách QT chiếm 65% ngày khách), cơ sở vật chất không ngừng được nâng cao Có được những thành qủa trên là nhờ sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban giám đốc và các phòng ban trong Công ty, sự ủng hộ của các đơn vị bạn trong và ngoài nước.

Với những thành tích đã đạt được, Khách sạn REX đã được nhà nước tặng thưởng 2 huân chương lao động hạng ba (một cho khách sạn, một cho tổ bếp) và nhiều bằng khen của Chính phủ, của UBND tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu, của Tổng cục Du lịch Việt Nam.

1.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của Công ty

Trang 7

- Kinh doanh dịch vụ vận chuyển

- Kinh doanh khách hội nghị, hội thảo và các dịch vụ khác

1.2.2.2 Nhiệm vụ.

- Tổ chức kinh doanh dịch vụ và làm việc tại khách sạn.

- Tổ chức kinh doanh các dịch vụ vận chuyển, hội nghị hội thảo và các dịch vụ vui chơi giải trí.

- Lập kế hoạch xây dựng các phương án kinh doanh.

- Thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đồng thời huy động thêm các nguồn vốn khác để đáp ứng nhu cầu kinh doanh làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.

-Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, kiểm tra tài sản, tài chính, lao động tiền lương và bồi dưỡng trình độ chuyên môn, tay nghề CBCNV.

- Chăm lo đời sống CBCNV, từng bước xây dựng khách sạn ngày càng vững mạnh hơn.

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY QUẢN LÝCỦA KHÁCH SẠN * Tổng số lao động trong biên chế Nhà nước là 106 người

Lao động gián tiếp : 08 Lao động trực tiếp : 97

* Trình độ + Đại học : 12 người + Cao đẳng : 01 người

+ Trung cấp, phổ thông trung học : 93 người

Trang 8

- Nắm vững đường lối, chính sách chung của Nhà nước, của ngành, các quy định của địa phương một số lĩnh vực có liên quan, vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu tình hình và xu thế phát triển nghiệp vụ ở địa phương, trong nước và các nước trong khu vực để vận dụng hoạt động của khách sạn phù hợp với điều kiện thực tế.

Phó giám đốc

Phòng

kế toánTổ chức hành chínhPhòng Phòng

Kinh doanh

TổHồ bơi

TổPha chế bàn bar,

Tổ Bảo vệ

Tổ Dịch

Tổ

bếpbuồngTổ

Giám đốc

Trang 9

* Phó giám đốc :

- Là người giúp việc cho Giám đốc, giúp Giám đốc quản lý, điều hành khách sạn, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những công việc được giao.

Căn cứ vào yêu cầu công việc, chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của khách sạn REX (thuộc Công ty Du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam ) ban Giám đốc khách sạn họp phân công nhiệm vụ và các lĩnh vực công tác phụ trách của 1 số cán bộ chủ chốt giúp việc cụ thể như sau.

* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban như sau : * Phòng Tổ Chức – Hành Chính :

- Tham mưu cho Giám đốc trong các lĩnh vực: Tuyển dụng và sử dụng lao động, đào tạo nhân lực Quản lý, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật.

- Giám sát kiểm tra đôn đốc việc chấp hành Nội quy kỷ luật lao động của CBCNV, Nội quy cơ quan, Nội quy PCCC, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong đơn vị.

- Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước và hướng dẫn của Công ty về tiền lương, BHXH, BHYT Thực hiện các định mức, định biên lao động, phân loại nhận xét CBCNV.

- Tổ chức thực hiện các công việc quản trị hành chính văn phòng, văn thư lưu trữ, soạn thảo văn bản…

* Phòng Kinh Doanh.

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của phó Giám đốc khách sạn, Trưởng phòng kinh doanh là người tham mưu với phó giám đốc, xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm trong khách sạn, nghiên cứu và tìm hiểu và phát triển nguồn khách, thị trường

Trang 10

- Xây dựng kế hoạch công tác tiếp thị, đề xuất phương án, biện pháp quản lý thực hiện.

-Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, theo dõi , kiểm tra nghiệp vụ đề xuất biện pháp chỉ đạo,uốn nắn những sai lệch trong thực hiện.

- Soạn thảo vác văn bản về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, nắm vững tình hình thị trường, xu hướng phát triển ở trong nước và quốc tế có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị.

- Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, nắm bắt giá cả sản phẩm, chất lượng dịch vụ và giải quyết những khiếu nại phát sinh trong qúa trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

- Đề xuất biện pháp phối hợp các nghiệp vụ trong khách sạn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh.

- Đề xuất phương án, đổi mới phương thức kinh doanh, mở mang các loại hình dịch vụ mới góp phần đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả.

- Điều tra, trưng cầu ý kiến khách hàng, tham gia hội nghị khách hàng, thực hiện công tác quảng cáo

- Tham gia xây dựng phương hướng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị và các phương án, biện pháp quản lý hoặc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời các số liệu tài chính, kế toán và số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Trang 11

- Hướng dẫn theo dõi , đôn đốc, kiểm tra thực hiện kế hoạch và đề xuất các biện pháp điều chỉnh để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh Tổ chức và phân tích hoạt động kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị.

- Kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn cho nhân viên.SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN.

* Nhân lực phòng kế toán có : 5 người , công việc được phân công sau :

* Kế toán trưởng :

Là chức danh nghề nghiệp được Nhà nước qui định Kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp Xuất phát từ vai trò của kế toán trong công tác quản lý nên kế toán trưởng có vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý của doanh nghịêp Kế toán trưởng không chỉ là người tham mưu mà còn là người kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, trước hết là các hoạt động tài chính Thực hiện tốt vai trò kế toán trưởng chính là làm cho bộ máy kế toán phát huy được hiệu quả hoạt động, thực hiện được các chức năng vốn có của kế toán.

Kế toán trưởng

( Kế toán ngân hàng )

Kế toán thu chi

Kế toán tổng hợp Kế toán công nợKế toán kho

Kế toán tài sản , công

cụ dụng cụ Thủ quỹ

Trang 12

* Kế toán tổng hợp (kiêm kế toán thanh toán ).

Là người tổng hợp lại tất cả chứng từ, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế của doanh nghiệp Cuối tháng lập báo cáo cho kế toán trưởng.

Ngoài công việc làm kế toán tổng hợp còn phải kiêm nhiệm thêm kế toán thanh toán, có nhiệm vụ phản ánh kịp thời các khoản thu, chi tiền, thực hiện việc kiểm tra đối chiếu số liệu thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền Ngoài ra, thông qua việc ghi chép, kế toán thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ, phát hiện các khoản chênh lệch, xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.

* Kế toán kho (nguyên vật liệu, hàng hóa ): có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tổng hợp về số liệu, tình hình thu mua vận chuyển, nhập, xuất, tồn kho, đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật Kế toán theo dõi chi tiết từng thứ, từng chủng loại theo từng địa điểm quản lý và sử dụng LNHÀ HÀNG & BAR

Nhà hàng là nơi cung cấp các món ăn đồ uống có chất lượng , tuy nhiên không phải ngẫu nhiên mà các món ăn đồ uống có chất lượng ngay khi pha chế, nấu nướng Muốn tạo ra món ăn đồ uống ngon, nhà hàng phải tập hợp nhiều yếu tố, trong đó, công tác tổ chức công việc cho nhà bàn đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nhà bàn là nơi nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, khách đến thưởng thức món ăn, tất cả thao tác, thái độ, cử chỉ, lời nói của nhân viên đều chịu sự chi phối và kiểm soát khá chặt chẽ của khách hàng Chính vì tầm quan trọng như vậy nên ban giám đốc đã tạo mọi điều kiện cho nhân viên nhà bàn hoạt động thuận tiện nhất, tổ chức phục vụ theo một quy trình nhất định, các nhân viên trong nhà hàng phối hợp nhau một cách nhịp nhàng, ăn ý Tất cả các tiêu chuẩn được xây

Trang 13

dựng là nhằm đạt được mục tiêu ngày càng nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các chi phí bất hợp lý và cuối cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ, làm hài lòng khách hàng và làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Chức năng chính của bộ phập nhà hàng và quầy uống là cung cấp thức ăn và đồ uống cho các thực khách của khách sạn

Đến nhà hàng Khách sạn Rex quý khách sẽ được thưởng thức các món ăn, đồ uống đa dạng, chất lượng tuyệt hảo và được phục vụ bởi đội ngũ nhân viên nhiệt tình giàu kinh nghiệm.

Quầy bar Hồ bơi và quầy Hoa tím:

Nằm ngay bên Hồ bơi, với không khí trong lành thoáng mát tại đây quí khách có thể thưởng thức các thức uống, thức ăn nhanh, nghe nhạc vừa có thể tham gia các hoạt động thể thao như thể dục, bơi lội hay thư giãn trong khu vực xông hơi xoa bóp rất hiện đại.

Nhà hàng Hướng Dương:

Nằm ngay trong khu vực tiền sảnh của khách sạn, Lobby Bar thực sự là địa chỉ thân thiết của quí khách sau một ngày làm việc mệt mỏi Du khách sẽ được phục vụ chu đáo với các loại nước giải khát mát lạnh và bổ dưỡng trong không khí vui vẻ và thân mật Đây cũng là nơi khách có thể chia sẻ những niềm vui, những đam mê của khách qua các chương trình thể thao, các câu chuyện hài, các bộ phim hấp dẫn kỳ thú qua chương trình vệ tinh tại đây.

Trang 14

Nằm tại lầu 8 – Sức chứa: 200 khách - Mở cửa từ 6 giờ sáng đến 10:30 tối Nằm trên lầu 8 hướng ra biển, nhà hàng Hướng Dương là địa điểm lý tưởng cho các bữa tiệc coktai, các buổi chiêu đãi trọng thể hoặc các buổi tiệc nướng ngoài ban công dưới ánh sao trời của thành phố.

Phòng Hoa Lan:

Nằm tại tầng trệt – Sức chứa: 25 khách - Mở cửa từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối Đây là địa điểm đầy ấn tượng cho các bữa ăn riêng, ấm cúng và trang nhã Đặc biệt chuyên phục vụ các thương gia cũng như các vị khách quan trọng đến làm việc tại Thành phố Vũng tàu.

HỘI NGHỊ & ĐẶT TIỆC

Phòng Hoa Hồng 2 và Hoa Lan:

Nằm ở tầng trệt, phòng Hoa Hồng 2 và phòng Hoa Lan thực sự phù hợp với quí khách có nhu cầu tổ chức các cuộc họp, hội thảo từ 20 – 50 khách Đặc biệt do rất riêng biệt và yên tĩnh nên phòng Hoa Hồng 2 và

Trang 15

phòng Hoa Lan là nơi thích hợp cho các buổi họp mặt ấm cúng, các cuộc hội ý riêng của các vị khách quan trọng và khách thương mại.

Tiệc cưới

Đến với

Khách sạn Rex quí khách sẽ có một tiệc cưới sang trọng, ấm cúng và hoàn hảo đến từng chi tiết Chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những kỷ niệm khó quên.

Trang 16

Nhà hàng Hoa Hồng, nhà hàng Hướng dương và đặc biệt khu sân vườn Hồ bơi là nơi lý tưởng cho việc tổ chức tiệc cưới của bạn – Một điểm hẹn lãng mạn cho các cặp uyên ương tại thành phố Vũng tàu

1.3.3 Các loại hình kinh doanh

- Cho thuê xe tháng phục vụ chuyên gia, nhà máy, xí nghiệp

- Cho thuê xe đi các tỉnh và tham quan các tuyến điểm du lịch trong cả nước

 Trợ giúp khách hàng

Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giúp du khách tại nơi đến và nơi đi cho những người già tàn tật hay những nhân vật quan trọng.

Trang 17

Mặc dù du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người và phát triển với tốt độ rất nhanh, song đến nay “khái niệm” du lịch được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độc khác nhau Đúng như giáo sư, tiến sĩ Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa” Và dưới đây là một số định nghĩa du lịch:

2.1.1.Theo hiệp hội quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (Interrational

Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”

Trang 18

2.1.2.Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Roma – Italia (21/8 –

5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay người nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.

2.1.3.Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “Hoạt động du lịch là tổng

hợp hàng loạt quan hệ và hiện tượng, lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”.

2.1.4.Theo I.I.Pirogionic (1985) thì: “Du lịch là một hoạt động dân cư

trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyền và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc theå thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.

2.1.5.Theo nhà kinh tế học người Áo Jozepstander Nhìn từ góc dộ du

khách thì “Khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”.

2.1.6.Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có

nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham qua giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.

2.1.7.Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: “Du lịch là

một trong những loại hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc”.

2.1.8.Trong pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ “ Du

lịch” được hiểu như sau: “ Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi

Trang 19

cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Như vậy, du lịch là một hoạt động cĩ nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Hoạt động du lịch vừa cĩ đặc điểm của ngành kinh tế, lại cĩ đặc điểm của ngành văn hĩa – xã hội.

2.2 Khách du lịch

2.2.1 Khái niệm

Cũng như khái niệm về du lịch, cĩ rất nhiều định nghĩa về khách du lịch nĩi chung, khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa nĩi riêng song xét một cách tổng quát cĩ thể định nghĩa như sau:

Khách du lịch là khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc gia hoặc vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24h và nghỉ qua đêm tại đĩ với các mục đích như nghỉ dưỡng tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tơn giáo, thể thao.

2.2.2 Căn cứ để phân loại khách du lịch

2.2.2.1 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ

a) Du khách quốc tế (International Tourist)

Ở Việt Nam theo điều 20 chương IV pháp lệnh du lịch, những người được thống kê là khách du lịch quốc tế phải cĩ các đặc trưng cơ bản sau đây:

- Là người nước ngồi hoặc cư dân Việt Nam định cư ở nước ngồi vào Việt Nam du lịch.

- Là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi cư trú tại Việt Nam đi ra nước ngồi du lịch.

Mục đích chuyên đi của họ là tham quan, thăm thân nhân, tham dự hội nghị, khảo sát thị trường, đi cơng tác, chữa bệnh, thể thao, hành hương, nghỉ ngơi Du khách nội địa (Domestic Tourist).

Trang 20

Là công dân của một nước đi du lịch (dưới bất kỳ hình thức nào) trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.

2.2.2.2 Phân loại theo loại hình du lịch a Du khách du lịch sinh thái

Được chia làm 3 loại cụ thể:

- Khách du lịch sinh thái cảm giác mạnh

Thành phần đa số là thanh niên đi du lịch cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, tổ chức độc lập, ăn uống có tính địa phương, cơ sở lưu trú đơn giản, thích thể thao và du lịch mạo hiểm.

- Khách du lịch sinh thái an nhàn

Du khách có lứa tuổi trung niên và cao niên, đi du lịch theo nhóm, ở khách sạn sang, ăn uống ở nhà hàng sang trọng, ưa thích du lịch thiên nhiên và săn bắn.

-Khách du lịch sinh thái đặc biệt

Bao gồm những du khách có lứa tuổi từ trẻ đến già, đi du lịch cá nhân, đi tour đặc biệt, thích di chuyển (lưu cư), thích tự nấu ăn và thu hoạch kiến thức khoa học.

b Du khách du lịch văn hóa

Được phân chia làm hai loại:

- Du khách du lịch văn hóa đại trà, thuộc mọi lứa tuổi, thuộc mọi thành phần du khách.

- Du khách du lịch văn hóa chuyên đề: bao gồm những du khách có trình độ hiểu biết về các vấn đề văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, nghệ thuật, đi du lịch nghiên cứu.

Trang 21

2.3 Thị trường du lịch

2.3.1 Khái niệm

Bàn luận về kinh doanh du lịch và hoạt động du lịch, không thể khơng nĩi đến thị trường du lịch Thị trường du lịch là phạm trù cơ bản của kinh doanh sản phẩm hàng hĩa du lịch, nĩ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của cả du khách và cả người kinh doanh phát sinh trong quá trình trao đổi.

 Định nghiã về thị trường du lịch

2.3.1.1 Theo nghĩa hẹp: “Thị trường du lịch là chỉ thị trường nguồn

khách du lịch, tức là vào một thời gian nhất định tại một thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng mua sản phẩm hàng hĩa du lịch.”

2.3.1.2 Theo nghĩa rộng: “Thị trường du lịch là chỉ tổng thể các hành

vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch.”

->Tĩm lại : Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung,

một phạm trù của sản xuất và lưu thơng hàng hĩa, dịch vụ du lịch, đối tượng mua bán, giữa cung và cầu và tồn bộ các mối quan hệ thơng tin kinh tế, kĩ thuật gắn với mối quan hệ đĩ trong lĩnh vực du lịch.

2.3.2.Đặc điểm của thị trường du lịch

- Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hĩa nĩi chung

- Khơng cĩ sự di chuyển của hàng hĩa vật chất và dịch vụ du lịch từ nơi sản xuất đến nơi ở của khách hàng

- Trên thị trường du lịch, cung - cầu chủ yếu về dịch vụ

Trang 22

- Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch không có dạng hiện hữu trước người mua.

- Trên thị trường du lịch đối tượng mua bán rất đa dạng.

- Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán bắt đầu khi khách du lịch quyết định mua hàng đến khi vê khách trở về nơi thường trú của họ

- Các sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ, không bán được sẽ không có giá trị và không thể lưu kho.

- Trên thị trường du lịch diễn ra việc sản xuất, tiêu dùng sản phẩm cùng một thời gian và địa điểm.

-Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt.

2.3.3 Chức năng của thị trường du lịch.

 Chức năng thực hiện và công nhận TTDL: Thực hiện giá trị hàng hóa, dịch vụ Thông qua giá cả Việc trao đổi mua bán nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch và thực hiện giá cả, giá trị sử dụng sản phẩm du lịch Chi phí sản xuất sản phẩm du lịch của từng doanh nghiệp chỉ được công nhà là chi phí xã hội cần thiết khi hành vi mua và bán được tiến hành và kết thúc trên TTDL.

 Chức năng thông tin: Thị trường cung cấp hàng loạt các thông tin về số lượng cơ cấu, chất lượng của cung và cầu du lịch, thông tin về quan hệ cung - cầu du lịch.

o Đối với người bán: Thị trường cung cấp những thông tin về cầu du lịch, thông tin về cung du lịch của đối thủ cạnh tranh để quyết định tổ chức hoạt động kinh doanh.

o Đối với người mua: Thông tin về thị trường cung cấp cos gía trị quyết định trong việc lựa chọn chuyến đi du lịch ra ngoài biên giới quốc gia, mà chuẩn bị nó, họ đã dành dụm, tính toán nhiều hơn so với sự mua bán khác.

Trang 23

 Chức năng điều tiết, kích thích: Thị trường du lịch tác động đến người sản xuất và người tiêu dùng du lịch.

o Tác động đến người sản xuất: Buộc họ phải tổ chức sản xuất tương ứng với nhu cầu của khách du lịch, liên tục đối mới, khắc phục những lạc hậu, lỗi thời công nghệ và trong sản phẩm du lịch Quá trình cạnh tranh trên thị trường du lịch làm cho sản phẩm du lịch ngày càng được nâng cao về chất lượng và có giá cả hợp lý, phù hợp với từng loại đối tượng khách du lịch Thị trường du lịch có tác dụng mở rộng hay điều tiết thu hẹp hoặc triệt tiêu các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch.

o Tác động đến người tiêu dùng: Hướng sự thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch đến các sản phẩm du lịch đã tồn tại trên thị trường thúc đẩy họ tạo nguồn kinh phí cho chuyến đi du lịch

2.3.4 Cơ cấu thị trường du lịch

2.3.4.1 Phân loại thị trường du lịch theo khả năng kinh tế của bên bán và bên mua

Tương quan giữa khả năng kinh tế giữa bên mua và bên bán trên thị trường du lịch sẽ tạo ra 3 loại thị trường du lịch khác nhau.

- Thị trường bên bán hay thị trường cầu: Là trường du lịch mà ở đó bên bán ở vào vị trí chi phối, người mua bị chi phối vì giữa họ tồn tại sự cạnh tranh lẫn nhau

- Thị trường mua hay thị trường cung: Là thị trường mà ở đó cung lớn hơn cầu; trên thị trường này mọi nhu câù về dịch vụ hàng hóa du lịch được thỏa mãn 1 cách đầy đủ , kể cả trong nước và quốc tế.

- Thị trường cân đối hay thị trường cân bằng cung cầu: Đây là trạng thái lý thuyết của thị trường (trên thực tế rất ít tồn tại tình huống này) Trên thị trường cân đối không có sức ép của bên mua và không có sự lũng đoạn của bên bán.

Trang 24

2.3.4.2 Phân loại theo một số tiêu thức thông dụng

a Phân loại thị trường du lịch ( TTDL) theo tiêu thức địa lý chính trị.

Dưới góc độ một quốc gia thì có:

- TTDL quốc tế: Là thị trường ở đó cung thuộc một quốc gia, còn cầu thuộc một quốc gia khác Quan hệ tiền - hàng được hình thành và thực hiện vượt qua biên giới quốc gia.

- TTDL nội địa: Là thị trường mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia Vận động tiền hàng chỉ di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác trong một quốc gia.

Theo cách nhìn tổng cục thì hoạt động du lịch thế giới có thể chia thành:

- TTDL quốc gia: Là phần thị trường mà mỗi nước chiếm lĩnh được.- TTDL khu vực: TTDL quốc tế của một nước ở vùng địa lý nào đó, như TTDL Đông Âu, Tây Âu, Châu Á, Thái Bình Dương…

- TTDL thế giới: Là tổng thị trường du lịch của các quốc gia, khu vựcCó thể mô tả thị trường du lịch thế giới bằng sơ đồ sau:

THỊ TRƯỜNG DU LỊCH

CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

TTDL

VIỆT NAMTTDL LÀOTHÁI LANTTDL

Trang 25

b Phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cầu :

• TTDL nhận khách: Là thị trường mà tại đó đão1 công du lịch , nơi có điều kiện sẵn sàng cung ứng cac dịch vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu du lịch của khách nước ngoài, khách các đia phương khác đến.

• TTDL gửi khách: Là thị trường mà tại đó xuất hiện nhu cầu du lịch Khách du lịch xuất phát từ đó để đi đến nơi khác tiêu dùng các sản phẩm du lịch.

c Phân loại theo thực trạng thị trường

• Thị trường du lịch thực tế: Là thị trường mà dịch vụ hàng hóa du lịch thực hiện được trên thị trường này có đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch và diễn ra các hoạt động mua – bán sản phẩm du lịch.

• Thị trường du lịch tiềm năng: Là thị trường mà ở đó thiếu một số điều kiện để có thể thực hiện được dịch vụ hàng hóa du lịch, sẽ diễn ra các hoạt động mua-bán sản phẩm ở tương lai (tiềm năng có thể có cả ở cung và cầu du lịch)

• Thị trường du lịch mục tiêu: Những khu vực thị trường được chọn để sử dụng thu hút du khách trong một thời gian nhất định Việc tiếp cận thị trường mục tiêu đòi hỏi phải phân tích tiềm năng buôn bán của một hay các khu vực thị trường, nó bao gồm việc xác định số lượng du khách hiện nay cũng như du khách tiềm năng và đánh giá mức tiêu xài của mỗi ngày của du khách.

Sự tuyển chọn thị trường mục tiêu giúp các nhà Marketing dễ dàng giải quyết việc sử dụng phương tiện quảng cáo để đạt tới thị trường đó.

Trang 26

d Phân loại theo thời gian

• Thị trường du lịch quanh năm: Là thị trường mà ở đó hoạt động du lịch không bị gián đoạn; việc mua và bán các sản phẩm du lịch diễn ra quanh năm.

• Thị trường du lịch thời vụ: Là thị trường mà ở đó hoạt động du lịch bị giới hạn theo mùa Cung hoặc cầu chỉ xuất hiên vào thời gian nhất định nào đó.

e Phân loại theo dịch vụ du lịch

Theo cách phân loại này thì có bao nhiêu loại dịch vụ du lịch sẽ có bấy nhiêu loại trường du lịch VD: thị trường du lịch vận chuyển, thị trường du lịch lưu trú, thị trường du lịch vui chơi giải trí…

Trang 27

- Khách quốc tế dến Vũng Tàu chủ yếu từ các thị trường sau:

+ Khu vực Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia, Singapo, Thái Lan, Campuchia và các nước ASEAN khác.

+ Khu vực Châu Âu: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Anh, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Áo, Thụy Sĩ, các nước Tây Bắc Âu khác, CHLB Nga và các nước Đông Âu.

+ Khu vực Châu Mỹ: Mỹ, Canada, các nước Nam Mỹ

+ Khu vực Châu Đại Dương: Úc, New Zealand.

Bên cạnh đó còn có khu vực Châu Phi và Trung Đông nhưng tỷ lệ và số lượng khách ít.

- Khách quốc tế đến Vũng Tàu chủ yếu từ hai cửa khẩu quốc tế lớn nhất là sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất Năm 2003 du khách đến Vũng Tàu chỉ bằng 8,2% số lượng du khác đến TPHCM, năm 2004 du khách đến Vũng Tàu tăng trưởng so với năm 2003 tăng từ 13-20% đón từ 90.000 – 100.000 lượt du khách Khách quốc tế đạt tỷ lệ 9 – 10% so với lượng du khách đến TPHCM Giai đoạn từ năm 2004 – 2006 số lượng du khách Du Lịch vẫn tăng lên không ngừng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không cao, điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung vì các dự án ở

Trang 28

Vũng Tàu triển khai rất it, chủ yếu còn nằm trên giấy tờ nên môi trường hoạt động Du Lịch chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc Công tác đầu tư sản phẩm Du Lịch mới chậm chưa phát triển các dịch vụ văn hóa và sinh thái đúng tầm để thu hút khách quốc tế Năm 2007 khách du lịch đến Vũng Tàu đạt 2.35 triệu lượt khách tăng Riêng trong 6 tháng đầu năm 2008 đã có hơn 1.1 triệu lượt khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu, tăng 1.8% so với cùng kỳ năm 2007 Trong đó có 62.000 lượt khách quốc tế ( giảm 1%), khách nội địa đạt hơn 1 triệu lượt người (tăng 2% và đạt 46% kế hoạch của năm).

- Tình hình khách nội địa đến khách sạn tăng nhanh từ năm 2003 đến nay, tỷ lệ tăng trung bình đạt từ 13 – 20 %/năm, chứng tỏ dấu hiệu khởi sắc của du lịchVũng Tàu, tăng trưởng cao so với năm trước, do trong thời gian này ngành du lịch đã tập trung đầu tư nhiều sản phẩm du lịch mới, nâng cấp các sản phẩm du lịch hiện có Bên cạnh đó, công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Vũng Tàu được tăng cường nhất là qua các dịp hội chợ triển lãm và festival biển …So với các địa phương khác trong cả nước, du khách đến Vũng Tàu chiếm tỷ lệ khá cao: 12.56 % Qua các tài liệu thống kê cho thấy, khách du lịch đến Vũng Tàu chủ yếu từ Tp.HCM ( 63.35 %), từ đồng bằng Nam bộ (26.1 %), từ miền Trung và miền Bắc (10.65%) Qua đó cho thấy nguồn khách chủ yếu đối với sự phát triển của du lịch Vũng Tàu là từ Tp.HCM và đồng bằng Nam bộ, lượng du khách này có mức thu nhập cao hơn so với các nơi khác nên có nhu cầu du lịch và sức mua sắm lớn hơn, bên cạnh đó còn có thói quen đi du lịch hàng năm Ngoài ra sức hút của du lịch Vũng Tàu đối với các du khách miền Trung và miền Bắc cũng rất lớn nhưng lượng khách rất hạn chế, do giao thông có nhiều bất tiện, và do những điều kiện địa lý khác ở các miền đã có các trung tâm dịch vụ miền núi không kém Vũng Tàu như Đà Lạt ,Sapa, Tam Đảo, Bà Nà…Từ đó khiến việc định hướng phát triển, nghiên

Trang 29

cứu và đưa vào các sản phẩm du lịch mới, nâng cao chất lượng dịch vụ là hết sức cần thiết, nhằm mục đích ngày càng thu hút được nhiều lượng khách du lịch đến Vũng Tàu từ 2 thị trường trên cũng như nhằm giữ chân du khách ở thị trường trọng điểm, kích thích nhu cầu chi tiêu của du khách, ngày càng mở rộng và thu hút các thị trường khách quốc tế…

- Về giới tính: qua tìm hiểu và phân tích cho thấy tỷ lệ khách du lịch là nữ chiếm tới 57.84% trong khi tỷ lệ khách du lịch là nam chiếm 42.16% Hơn nữa sức mua của du khách nữ rất cao, chi tiêu chủ yếu vào nhiếp ảnh, quà lưu niệm và mua sắm…

- Về tuổi: thị trường khách đến Vũng Tàu có cơ cấu tuổi như sau: dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 38.75%, từ 36 – 60 tuổi chiếm 50.37%, trên 60 tuổi chiếm 10.67% Trong đó du khách có mức độ chi tiêu cao nằm ở độ tuổi 30 – 60.

- Về thành phần: doanh nhân và công nhân chiếm 42.25%, nông dân 30.75%, trí thức 13 %, học sinh 8%.:

ĐVT: Lượt người

Trang 30

- Đối với thị trường khách du lịch Châu Á thường có những đặc trưng tâm lý như tính thình kín đáo, buồn, vui, giận dỗi không biểu lộ trên nét mặt Và sau đây chúng ta hãy tìm hiểu thực trạng của một số thị trường nhỏ trọng điểm ở Châu Á và một số đặc điểm tâm lý của những loại du khách ở một số quốc gia tiêu biểu.

3.2.1.1 Khách du lịch là người Nhật Bản

Lượng khách Nhật mà trung tâm đón tiếp và phục vụ trong thời gian qua được thống kê như sau: Năm 2005, đón 192 lượt khách Nhật chiếm 5,1% tổng lượt khách quốc tế của trung tâm; năm 2006 đón 242 lượt khách tăng 26 % so với năm 2005, và chiếm 5.8 % so tổng lượt khách quốc tế của trung tâm năm 2006; Năm 2007, lượng khách Nhật do trung tâm đón tiếp tăng mạnh đạt tới 554 lượt khách, tăng gần 129% so với năm 2006 và chiếm 9.1% tổng lượng khách quốc tế của cả năm.

Khi đón tiếp và phục vụ khách Nhật cần chú ý các đặc điểm sau:- Người Nhật yêu thiên nhiên, tình cảm thẩm mỹ phát triển cao, trung thành với truyền thống Người Nhật vốn thích những gì cụ thể, có hình khối rõ ràng; Người Nhật có tính kỷ luật cao.

-Trong cuộc sống thường nhật người Nhật lịch lãm, gia giáo chu tất, kiên trì, căn cơ, ham học hỏi “Biết được chỗ cần dừng tất sẽ tránh khỏi hiểm nguy thấu hiểu được thân phận mình tất khỏi bị sỉ nhục” Và vì thế người Nhật có tính tự chủ cao, điềm tĩnh và ôn hòa.

- Với người Nhật càng cúi đầu thấp bao nhiêu càng thể hiện sự tôn trọng và bái phục bấy nhiêu.

Khi đi du lịch người Nhật có các đặc điểm:

- Chính phủ Nhật khuyến khích dân chúng nước mình đi du lịch ở nước ngoài.

Ngày đăng: 12/11/2012, 15:21

Hình ảnh liên quan

Bảng 4: Thống kê về chi tiêu bình quân của du khách nội địa - Thực trạng khách du lịch tại khách sạn REX Vũng Tàu

Bảng 4.

Thống kê về chi tiêu bình quân của du khách nội địa Xem tại trang 49 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan