Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải

106 1.6K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-

NGUYỄN NGỌC THỦY

“Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một

người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên - Năm 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-

NGUYỄN NGỌC THỦY

“Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một

người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuy ên ng ành: Lý luận phương pháp dạy học V ăn Mã số : 60 14 10

Thái Nguyên - Năm 2009

Trang 3

MỤC LỤC

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 5

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Giả thuyết khoa học 11

7 Cấu trúc luận văn 11

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HỌC SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG 13

1.1 Lý thuyết tiếp nhận văn học 13

1.2 Học sinh dân tộc miền núi và khoảng cách lịch sử - văn hoá 15

1.3 Sáng tác của Nguyễn Khải và truyện ngắn “Một người Hà Nội” 17

Chương 2 KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HỌC SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TRUYỆN NGẮN “MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN KHẢI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 41

2.1 Khảo sát những khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội” 41

2.2 Nguyên nhân tạo ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá giữa tác phẩm "Một người Hà Nội" với bạn đọc - học sinh dân tộc miền núi 49 2.3 Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học

Trang 4

sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” 57 2.3.1 Biện pháp 1 Thăm dò khả năng tiếp nhận của học sinh

trước khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” 57

2.3.2 Biện pháp 2 Trang bị kiến thức lịch sử - văn hóa Hà Nội cho học sinh dân tộc miền núi khi dạy học “Một người Hà Nội” 58 2.3.3 Biện pháp 3 Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh khi dạy học “Một người Hà Nội” 63

2.3.4 Biện pháp 4 Tổ chức hoạt động thực tế văn học giúp học sinh dân tộc miền núi hiểu về Hà Nội 66

2.3.5 Biện pháp 5 Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học cho học sinh tìm hiểu về hình tượng tác giả trong “Một người Hà Nội” 67

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 71

3.1 Thiết kế bài dạy 71

3.1.1 Thiết kế bài dạy 71

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

1.1 Khoảng cách trong tiếp nhận văn chương là một hiện tượng phổ biến

trong đời sống văn học, nó tồn tại không chỉ ở những độc giả bình thường mà có cả ở những độc giả có trình độ cao Khoảng cách đó biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau: giữa bạn đọc với tác phẩm; giữa bạn đọc với bạn đọc; giữa các nhà nghiên cứu, phê bình với nhau và khoảng cách đó còn có ở chính bản thân mỗi bạn đọc Vấn đề là khoảng cách tiếp nhận ấy lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào các yếu tố như: tâm lý, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xã hội và môi trường sinh sống Trong dạy học tác phẩm văn chương, việc xác định được khoảng cách tiếp nhận ở học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, công việc đó giúp người giáo viên xác định được đối tượng tiếp nhận của mình để từ đó đề ra những biện pháp giảng dạy phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông

1.2 Đất nước ta là một quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc anh em sinh sống

trên khắp mọi miền của tổ quốc kéo dài từ địa đầu Hà Giang đến mũi Cà Mau xa xôi, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán riêng, một nét đẹp văn hoá riêng Điều kiện sinh sống và những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đã tạo nên nét đặc trưng riêng biệt ở mỗi vùng, miền khác nhau Sự khác nhau ấy còn thể hiện giữa người miền núi với người miền xuôi, giữa người dân tộc thiểu số với người dân tộc đa số, giữa bạn đọc - học sinh miền núi với bạn đọc - học sinh miền xuôi khi tiếp nhận tác phẩm văn chương nghệ thuật

Trường Văn hoá I - Bộ Công an - Thái Nguyên (nơi tôi đang giảng dạy môn Ngữ văn) cho đối tượng học sinh là con em các dân tộc thiểu số vốn sinh sống ở các tỉnh miền núi từ Hà Giang đến Quảng Trị Các em được chiêu sinh về đây

Trang 6

học văn hoá phổ thông Sau 3 năm học tập, với kiến thức tiếp thu được trên ghế nhà trường, các em sẽ có vốn kiến thức phổ thông làm cơ sở cho việc tiếp tục học tập trong các trường Công an để sau khi ra trường các em sẽ trở thành nguồn cán bộ cốt cán cho việc bảo vệ an ninh quốc gia vùng biên giới của tổ quốc

Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy ở các em có một khoảng cách, một khoảng trống khá lớn khi tiếp nhận tác phẩm văn học nghệ thuật, khoảng cách này thể hiện rõ hơn trong quá trình chúng tôi hướng dẫn các em khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học viết về miền xuôi Có những chi tiết tưởng như đơn giản, dễ hiểu đối với nhận thức của học sinh miền xuôi thì lại vô cùng xa lạ, khó hiểu đối với sự nhận thức của các em học sinh miền núi Và càng khó hiểu, khó tiếp nhận hơn đối với các em học sinh là người dân tộc thiểu số ở miền núi.Thực tế đó đã thôi thúc chúng tôi - những giáo viên giảng dạy văn hóa trong một ngôi trường đào tạo con em các dân tộc ở miền núi phía Bắc phải tìm cho được một con đường, một phương pháp giảng dạy phù hợp

Vì vậy, chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải là trước hết chúng tôi “tự cứu lấy

mình”, tự tìm cho mình một con đường, một phương pháp giảng dạy phù hợp để dẫn dắt học sinh dân tộc thiểu số miền núi thâm nhập vào tác phẩm văn chương viết về miền xuôi để cảm, để hiểu về nó một cách đầy đủ và sâu sắc Mặt khác, chúng tôi cũng mong muốn góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc giúp các bạn đồng nghiệp thực thi có hiệu quả chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 12 mới, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay cho đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số

1.3 Nguyễn Khải là một nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp Cả đời văn với hơn 40 năm lao động nghệ thuật, ông đã để lại cho đời một số lượng tác phẩm đồ sộ với một giá trị nhân sinh sâu sắc, người

Trang 7

đọc hôm nay nhớ về nhà văn Nguyễn Khải, trân trọng tài năng một nhà văn - một người lính là ở phong cách một nhà văn có sở trường về những truyện ngắn, một nhà văn luôn theo sát lịch sử dân tộc với những bước chuyển của thời đại để viết, để ca ngợi con người

Tìm hiểu về đời văn, đời người của nhà văn Nguyễn Khải thực tế đã có một số công trình nghiên cứu và một số nhà sư phạm quan tâm Đặc biệt là nghiên cứu khoảng cách trong tiếp nhận tác phẩm văn học của bạn đọc - học sinh miền núi như: nghiên cứu khoảng cách tiếp nhận thơ trung đại, nghiên cứu khoảng cách tiếp nhận thơ kháng chiến của đối tượng là học sinh dân tộc miền núi nhưng nghiên cứu khoảng cách tiếp nhận về truyện ngắn hiện đại đối với học sinh là người dân tộc miền núi thì chưa có công trình nghiên cứu nào Đặc biệt

nghiên cứu Khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc thiểu số miền núi khi tiếp nhận một tác phẩm truyện hiện đại lại càng chưa có công trình nào

công bố

Mặt khác, nghiên cứu dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” cũng có một vài tác giả đề cập Song, nghiên cứu sâu về dạy học tác phẩm “Một người Hà Nội”- một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác từ sau

năm 1978 (tác phẩm mới được đưa vào chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 - chương trình thực thi đại trà từ năm học 2008 - 2009) cho đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số thì chưa có tác giả nào Vì mới được đưa vào chương trình nên tác phẩm có rất nhiều cách lí giải khác nhau, cách soạn giảng của giáo viên và sự tiếp nhận của học sinh cũng khác nhau trong quá trình chiếm lĩnh văn bản tác phẩm Mạnh dạn chọn vấn đề nghiên cứu khi còn đang có nhiều bàn cãi, chúng tôi muốn đóng góp một tiếng nói của mình vào việc giải quyết những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu khi thực thi chương trình mới

2 Lịch sử vấn đề

Trang 8

Nghiên cứu về vấn đề dạy học văn ở miền núi, đặc điểm cảm thụ của học sinh dân tộc thiểu số miền núi đã có một số người quan tâm Đặc biệt là những công trình của các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, nơi đào tạo đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông cho các tỉnh miền núi Việt Bắc và Tây Bắc của tổ quốc Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở các tỉnh miền núi Chúng ta có thể kể đến các công trình nghiên cứu và các tạp chí của các tác giả như:

- Dạy văn và học văn ở miền núi (Đề tài nghiên cứu cấp trường) của 2 tác giả Trần Thế Phiệt - Vi Hồng, 1990 - 1991

- Vài nhận xét về đặc điểm cảm thụ của học sinh dân tộc thiểu số miền núi, tạp chí NCGD, số 9/1991 của tác giả Phùng Đức Hải

- Dạy và học văn ở miền núi, tạp chí Văn học số 2/1992 của tác giả Vi Hồng

- Từ những bài thi vào đại học 1993 ta biết được những gì về dạy và học văn ở miền núi của tác giả Hoàng Hữu Bội, tạp chí Văn học tháng 3/ 1993

- Dạy và học thơ cổ ở trường cấp II - III miền núi của hai tác giả Phạm Luận - Hoàng Hữu Bội, NXB Giáo dục, 1994

- Dạy và học tác phẩm văn chương ở trường THPT miền núi của tác giả Hoàng Hữu Bội, NXB Giáo dục,1997

- Những biện pháp hạn chế khoảng cách tiếp nhận Thơ kháng chiến Việt Nam 1946 - 1954 ở học sinh Trung học phổ thông miền núi (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục) của tác giả Lý Thị Mai Hương, năm 2002

Nghiên cứu dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn

Nguyễn Khải đã có những tác giả đề cập đến như cuốn:

- Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập II (Bộ chuẩn) do Giáo sư Phan Trọng Luận tổng chủ biên, NXB Giáo dục, 2008

Trang 9

- Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập II (Bộ nâng cao) do Giáo sư Trần Đình Sử tổng chủ biên, NXB Giáo dục, 2008

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 (Nâng cao) của tác giả Hoàng Hữu Bội, NXB Giáo dục, 2008

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 do Giáo sư Phan Trọng Luận tổng chủ biên, NXB Giáo dục, 2008

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12, tập II của Tác giả Nguyễn Khắc Đàm - Nguyễn Lê Huân, NXB Hà Nội, 2008

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập II của tác giả Nguyễn Văn Đường, NXB Hà Nội, 2008

- Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 12 của tác giả Nguyễn Kim Phong, NXB Giáo dục, 2008

Trong các công trình nghiên cứu khoa học trên thì công trình của tác giả

Hoàng Hữu Bội “Dạy và học tác phẩm văn chương ở trường THPT miền núi”, NXB Giáo dục, 1997 được đánh giá là một công trình khoa học có tính

thực tiễn cao Bằng kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (nay là Đại học Sư phạm Thái Nguyên) và với tâm huyết của một nhà giáo luôn trăn trở cho sự nghiệp giáo dục đào tạo ở miền núi, tác giả đã đi sâu tìm hiểu từ trong thực tế dạy học văn ở các nhà trường Trung học phổ thông miền núi để phát hiện ra những khó khăn trở ngại mà học sinh miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương nghệ thuật Từ đó, tác giả đề xuất những biện pháp hữu hiệu có tính khả thi và tìm ra con đường dẫn dắt học sinh miền núi khám phá thế giới hình tượng trong tác phẩm văn chương đó là:

1 Giải tỏa tâm lí mặc cảm khép kín ở học sinh miền núi 2 Giúp học sinh miền núi vượt qua hàng rào ngôn ngữ

3 Giúp học sinh miền núi rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá

Trang 10

4 Tăng cường rèn luyện tư duy văn học cho học sinh miền núi

5 Tăng cường khả năng tác động của văn chương đối với chủ thể tiếp nhận bằng các biện pháp đặc thù của giảng dạy văn học

Ngoài ra, công trình nghiên cứu: “Những biện pháp hạn chế khoảng cách tiếp nhận Thơ kháng chiến Việt Nam 1946 - 1954 ở học sinh trung học phổ thông miền núi” (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục) của tác giả Lý Thị

Mai Hương, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năm 2002 cũng đã đề cập đến khoảng cách tiếp nhận thơ kháng chiến của học sinh trung học phổ thông ở miền núi của tỉnh Thái Nguyên, ngoài việc nghiên cứu những cơ sở lí luận về tiếp nhận văn học và đặc điểm của thơ kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 làm tiền đề cho việc nghiên cứu phát hiện ra khoảng cách tiếp nhận của học sinh về thơ kháng chiến Việt Nam, qua khảo sát thực tế cảm thụ và tiếp nhận của học sinh, tác giả phát hiện được những khoảng cách tiếp nhận đó ở học sinh là:

- Khoảng cách về ngôn ngữ

- Khoảng cách về lịch sử - văn hóa

- Khoảng cách giữa chủ thể trữ tình với sự cảm nhận của học sinh miền núi Từ đó, tác giả đề xuất một số biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận thơ kháng chiến ở học sinh Trung học phổ thông miền núi đó là:

1 Nuôi dưỡng và phát triển hứng thú của học sinh miền núi đối với thơ kháng chiến

2 Lấp dần khoảng cách về ngôn ngữ trong tiếp nhận thơ kháng chiến của học sinh miền núi

3 Trang bị cho học sinh vốn hiểu biết về lịch sử và văn hoá miền xuôi Đồng thời, cung cấp cho học sinh vốn hiểu biết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta

4 Giúp học sinh miền núi cảm nhận được vẻ đẹp của chủ thể trữ tình trong thơ kháng chiến Việt Nam

Trang 11

Cuối cùng, với 2 thiết kế thể nghiệm là bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, tác giả Lý Thị Mai

Hương đã thuyết phục người đọc về vấn đề đặt ra trong luận văn

Một số bài viết khác được đăng trên tạp chí, tuỳ vào từng góc độ, từng khía cạnh mà mỗi tác giả đề cập đến những vấn đề cụ thể, song nhìn chung các tác giả đều nêu lên đặc điểm tâm sinh lí của học sinh dân tộc miền núi, những khó khăn của việc dạy học văn ở các nhà trường miền núi Mỗi cách nhìn khác nhau, thành công và hạn chế cũng khác nhau nhưng mỗi vấn đề được các tác giả đề cập đến đều rất thiết thực, có tính thực tiễn cao, góp thêm giải pháp vào vấn đề dạy học văn ở nhà trường phổ thông miền núi hiện nay

Vấn đề được nghiên cứu trong khuôn khổ của luận văn này là sự kế tiếp thành tựu của các công trình khoa học đi trước, đồng thời luận văn đi sâu nghiên cứu cụ thể về khoảng cách lịch sử - văn hoá và những khó khăn trở ngại mà học sinh dân tộc miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận một truyện ngắn hiện đại viết về miền xuôi

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

- Phát hiện ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh các dân tộc

thiểu số miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội”

- Đề xuất một số biện pháp rút ngắn khoảng cách về lịch sử - văn hoá ở đối

tượng học sinh này nhằm dạy học có hiệu quả truyện ngắn “Một người Hà Nội”

cho học sinh các dân tộc miền núi

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, người nghiên cứu có nhiệm vụ: - Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Khải qua hai giai đoạn sáng tác, nhất là những sáng tác trong thời kì đổi mới (từ năm 1978 về sau), trong đó

Trang 12

chú trọng đến những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Một người Hà Nội”

- Khảo sát những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh các dân tộc miền núi khi học tập tác phẩm đó

- Đề xuất một số biện pháp nhằm rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở

học sinh các dân tộc thiểu số miền núi trong quá trình tiếp nhận truyện ngắn

“Một người Hà Nội”

- Kiểm chứng bằng thiết kế thể nghiệm và dạy thực nghiệm

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những khoảng cách lịch sử - văn hoá mà học sinh

dân tộc thiểu số miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận truyện ngắn “Một người Hà Nội”

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phát hiện những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh các dân tộc thiểu số miền núi đang học tập tại trường Văn hoá I - Bộ Công an - Thái Nguyên khi

học truyện ngắn “Một người Hà Nội” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải” chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên

Trang 13

và đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh miền núi qua các công trình đã được công bố

5.2 Phương pháp thống kê

Sử dụng phương pháp thống kê Toán học để chúng tôi xử lí số liệu thu thập được trong quá trình điều tra khảo sát và quá trình thực nghiệm

5.3 Phương pháp điều tra khảo sát

Sử dụng phương pháp này để chúng tôi phát hiện những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số miền núi khi học truyện

ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải

5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm trong quá trình tiến hành xây dựng thiết kế bài học và tổ chức dạy thực nghiệm tại trường Văn hoá I - Bộ Công an - Tỉnh Thái Nguyên

6 Giả thuyết khoa học

Khoảng cách trong tiếp nhận văn học là một hiện tượng tất yếu mà nguyên nhân dẫn đến khoảng cách là do sự chênh lệch về vốn sống, điều kiện sống, về trình độ năng lực tư duy, nhận thức của mỗi bạn đọc, giữa người sáng tạo và người tiếp nhận văn học Vì vậy khoảng cách mà bạn đọc là học sinh dân tộc thiểu số miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm văn học viết về miền xuôi nói riêng là không thể tránh khỏi Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế và làm gần lại khoảng cách tiếp nhận đó ở bạn đọc - học sinh với tác phẩm văn học trong quá trình tiếp nhận Nếu các biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc thiểu số miền núi mà chúng tôi đề xuất trong luận văn có tính thực tiễn cao thì nhất định luận văn sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học văn trong các nhà trường Trung học phổ thông miền núi hiện nay

7 Cấu trúc luận văn

Trang 14

Luận văn gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận

Phần mở đầu luận văn trình bày những vấn đề có tính định hướng làm cơ

sở cho việc nghiên cứu nội dung của đề tài: Lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng - phạm vi nghiên cứu, mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giả thuyết khoa học và chúng tôi trình bày tóm lược bố cục của luận văn

Phần nội dung của luận văn có 3 chương:

Chương 1 Một số tiền đề lí luận và thực tiễn của vấn đề rút ngắn khoảng cách

lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi học tác phẩm văn chương

Chương 2 Khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi

học truyện ngắn “Một người Hà Nội” và những biện pháp khắc phục

2.1 Khảo sát những khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc

thiểu số miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội”

2.2 Nguyên nhân tạo ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá giữa tác phẩm

"Một người Hà Nội" với bạn đọc - học sinh dân tộc miền núi

2.3 Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh

dân tộc miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội”

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm Phần kết luận

Trang 15

PHẦN NỘI DUNG Chương 1

MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HỌC SINH DÂN

TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG 1.1 Lí thuyết về tiếp nhận văn học

1.1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học

Bàn về tiếp nhận văn học, sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 2 - Chương

trình chuẩn, NXB Giáo dục, 2008 viết: “Tiếp nhận văn học chính là quá trình

người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo” Cùng

quan niệm về tiếp nhận văn học, sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 2 - Chương

trình Nâng cao, NXB Giáo dục, 2008 viết: “Tiếp nhận là một hoạt động nắm

bắt thông tin trong quá trình giao tiếp” Trong cuốn: “Từ điển thuật ngữ văn

học”, NXB Giáo dục, 1996 cũng cho chúng ta biết được: “Tiếp nhận văn học

là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc ”

Như vậy, tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp, một cuộc đối thoại giữa bạn đọc với nhà văn thông qua tác phẩm Cuộc đối thoại này đòi hỏi người đọc phải vận dụng tất cả tri giác, cảm giác và năng lực cảm thụ của mỗi người và tác phẩm văn học chỉ trở thành đích thực khi người đọc đón nhận được thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm văn học đó

1.1.2 Đặc điểm của tiếp nhận văn học

Theo cuốn Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - tập 2, chương trình Nâng cao và

chương trình Chuẩn, NXB Giáo dục 2008, thì tiếp nhận văn học là một quá

Trang 16

trình đồng sáng tạo Bởi vì, văn bản văn học không thông báo những thông

tin thông thường, để mở phần ý nghĩa, tạo thành một cấu trúc mời gọi, buộc người đọc phải tự mình hoàn thành tác phẩm.Vì vậy, muốn chiếm lĩnh được thế giới hình tượng thông qua ngôn từ thì buộc người đọc phải chủ động tích cực, phải hiểu được nghĩa của các từ, các hình ảnh, nhớ những điều đã đọc, phát hiện được mối liên hệ giữa các câu, các phần, hiểu được những chỗ bỏ trống, giải thích được những chỗ mâu thuẫn, vô lí của văn bản tác phẩm Quá trình người đọc tự tìm hiểu, tự giải đáp cho đến khi người đọc sống với nhân vật trong tác phẩm, hiểu và phát hiện được ý nghĩa của tác phẩm Khi tác phẩm của nhà văn trở thành tác phẩm của người đọc, hòa quyện với tư tưởng tình cảm của người đọc thì đó là lúc người đọc đã hoàn thành một quá trình đồng sáng tạo với nhà văn

Tiếp nhận văn học là một hoạt động mang tính chủ quan và khách quan Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học của bạn đọc có những trạng thái

khác nhau, có trình độ văn hóa khác nhau Có bao nhiêu bạn đọc thì có bấy

nhiêu cách tiếp nhận Chẳng hạn với hình ảnh “khuôn mặt chữ điền” trong

bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử cũng có nhiều ý kiến khác nhau

Đã bao năm qua đi kể từ khi bài thơ ra đời cho đến bây giờ vẫn chưa có sự thống nhất Nếu chúng ta đặt hình ảnh đó vào trong bối cảnh ra đời của bài thơ thì cách lí giải nào cũng có căn cứ thuyết phục Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng là một trường hợp điển hình Nhà thơ Tố Hữu ngợi ca nàng Kiều

bằng những tình cảm xúc động: “Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương; Dẫu lìa ngó

ý còn vương tơ lòng” còn Nguyễn Công Trứ lại cho rằng: “Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm ” Như vậy tính chủ quan và khách quan là đặc điểm nổi bật

trong tiếp nhận văn chương nghệ thuật

Hiệu quả của việc tiếp nhận văn học còn phụ thuộc vào tầm đón nhận

của bạn đọc Nếu tác phẩm thấp hơn tầm đón nhận thì bạn đọc không thích

Trang 17

đọc Ngược lại tác phẩm cao hơn tầm đón nhận sẽ khiến bạn đọc lúng túng Tầm đón nhận một mặt kích thích vai trò sáng tạo của bạn đọc hướng đến cái mới mẻ của văn chương nghệ thuật, mặt khác nó giúp bạn đọc phát hiện ra ý nghĩa tiềm ẩn sau câu chữ trong tác phẩm văn chương

Ngoài ra, Lý luận văn học hiện đại còn xem tiếp nhận văn học là một hiện tượng có tính quy luật xã hội Sự đọc không phải là một hoạt động hoàn toàn tự do Người đọc trước hết bị quy định bởi văn bản tác phẩm, các mã ngôn ngữ, mã nghệ thuật, mã văn hóa được kết tinh trong mỗi tác phẩm văn học đó

1.2 Học sinh dân tộc miền núi và khoảng cách lịch sử - văn hoá 1.2.1 Khái niệm học sinh dân tộc miền núi

Trong cuốn “Dạy và học tác phẩm văn học ở trường PTTH miền núi”,

NXB Giáo dục, 1997, tác giả Hoàng Hữu Bội đã đề cập đến quan niệm của

tác giả về học sinh miền núi, theo tác giả “đó là những trẻ em sinh ra và lớn

lên ở miền núi, trong đó bao gồm con em các dân tộc ít người sống đan xen ở một vùng núi và con em của người Việt sống nhiều năm ở vùng đó”

Học sinh dân tộc miền núi mà chúng tôi đề cập đến trong đề tài này

được hiểu là những trẻ em các dân tộc ít người thuộc độ tuổi đi học từ 6 đến 18 tuổi tại các tỉnh thuộc vùng miền núi của nước ta Ở đây, chúng tôi giới hạn độ tuổi của học sinh dân tộc thiểu số miền núi đang là học sinh lớp 12, họ là con em các dân tộc: Tày, Mông, Dao, Thái, Mường, Nùng, Khơ Mú, Vân Kiều, Hà Nhì, Sách, Kháng, Thổ, Lào, Giáy, Lự, Bố Y, Sán Dìu, Si La, Sán Chỉ, Cống, Chứt, Poọng, Khùa được sinh ra và lớn lên ở các tỉnh miền núi: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị) hiện đang học tập tại trường Văn hoá

I - Bộ Công an - Tỉnh Thái Nguyên

Trang 18

1.2.2 Khái niệm khoảng cách và khoảng cách lịch sử - văn hoá

● Khoảng cách là khoảng trống giữa hai sự vật Ở đây là khoảng trống

giữa tác phẩm văn chương với bạn đọc - học sinh, cụ thể hơn là khoảng trống

giữa truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải với bạn đọc

là học sinh dân tộc miền núi Nói cách khác, đây là những khó khăn, vướng

mắc mà học sinh dân tộc miền núi gặp phải khi tiếp nhận truyện ngắn “Một người Hà Nội”

● Khoảng cách lịch sử - văn hóa là khoảng trống của bạn đọc - học sinh

về một thời kì lịch sử đã qua trong quá khứ và về một nền văn hóa (gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con người) được miêu tả trong tác phẩm văn chương nghệ thuật

Khoảng cách mà luận văn đề cập đến ở đây là khoảng trống hiểu biết của bạn đọc - học sinh dân tộc thiểu số miền núi về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của người Hà Nội (Đặc biệt là văn hoá sống, văn hoá ứng xử của người Hà Nội trong giới thượng lưu) và những hiểu biết của các em về giai đoạn lịch sử đã qua ở nước ta vào những năm 80 của thế kỉ XX được nhà văn

Nguyễn Khải đề cập đến trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” Có 3

khoảng cách lớn:

- Bức tranh cuộc sống được tái hiện trong tác phẩm “Một người Hà Nội”

là cuộc sống của những người giàu có ở Hà Nội - “giới thượng lưu” ở các giai đoạn lịch sử chưa xa với bạn đọc nói chung nhưng lại càng xa với học sinh các dân tộc miền núi Đó là:

+ Cuộc sống làm giàu lương thiện của người Hà Nội thời Pháp thuộc và thời Hà Nội bị tạm chiếm sau năm 1945

+ Cuộc sống của người Hà Nội từ khi thủ đô được giải phóng cho đến hết thời kì bao cấp (1946 - 1986)

Trang 19

+ Cuộc sống của người Hà Nội ngày nay (từ khi đất nước bước vào thời kì đổi mới theo kinh tế thị trường - từ năm 1990 trở lại đây)

Bức tranh cuộc sống ấy đã tạo nên khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi tiếp nhận tác phẩm

- Bức tranh cuộc sống được miêu tả trong “Một người Hà Nội” còn là

cuộc sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Hà Nội nói chung và người Hà Nội trong giới thượng lưu nói riêng Đó là cách ăn, cách ở, cách mặc, cách nói năng, đi đứng, cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội phức tạp Và cả văn hóa tâm linh của họ Điều này đã tạo nên khoảng cách văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi tiếp nhận tác phẩm

- Dựng lên trong tác phẩm bức tranh cuộc sống của “Một người Hà Nội”

trải qua các biến động thăng trầm của lịch sử Qua cái nhìn của một cán bộ từ kháng chiến trở về, nhà văn Nguyễn Khải gửi gắm điều gì? thông qua hình tượng nhân vật Bà Hiền và nhân vật “Tôi”, tác giả ngợi ca điều gì và phê phán

điều gì? Đó lại là một khoảng cách nữa trong tiếp nhận tác phẩm “Một người Hà Nội” ở học sinh dân tộc miền núi nói chung và ở học sinh cả nước nói

chung

1.3 Sáng tác của Nguyễn Khải và truyện ngắn “Một người Hà Nội”

1.3.1 Khái niệm truyện ngắn

Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung của thể loại truyện ngắn bao

trùm hầu hết các phương diện của đời sống: Đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái

độc đáo của nó là ngắn”.( Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình

Sử - Nguyễn Khắc Phi biên soạn ,tr.303)

Cuốn Từ điển Tiếng Việt định nghĩa về thể loại truyện ngắn: Là truyện bằng

văn xuôi, có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu trong cuộc đời của nhân vật”(tr 1018)

Trang 20

Từ những khái niệm trên về thể loại truyện ngắn, chúng ta có thể hiểu truyện ngắn là thể loại phản ánh đời sống theo phương thức tự sự với dung lượng ngắn mà vẫn phản ánh cuộc sống trong chỉnh thể toàn vẹn Nó có độ “nén” rất lớn với khả năng chứa đựng nội dung thông tin và có sức mở hết sức phong phú, đa dạng Chính sự đa dạng ấy mà truyện ngắn đã thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu, phê bình và đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều luận văn, luận án Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi không có tham vọng đi sâu tìm hiểu đặc điểm của thể loại truyện ngắn mà chỉ xin dựa vào khái niệm truyện ngắn để làm cơ sở nghiên cứu nhằm phát hiện ra những khó khăn, trở ngại mà học sinh dân tộc thiểu số miền núi gặp phải khi

tiếp nhận truyện ngắn “Một người Hà Nội”

1.3.2 Hai giai đoạn sáng tác của Nguyễn Khải

Là một nhà văn có sở trường với thể loại truyện ngắn, tính đến nay Nguyễn Khải đã có hơn 70 truyện ngắn thành công Cùng với sự đi lên của lịch sử xã hội, văn của Nguyễn Khải cũng theo dòng chảy của thời gian mà thích ứng với từng giai đoạn, từng thời kì Chính nhà văn đã tự chia sự nghiệp

sáng tác của mình làm hai giai đoạn “Từ 1955 đến 1977 tôi sáng tác theo một

cách, từ 1978 đến nay theo một cách khác” Theo cách nói ấy của nhà văn thì

năm 1978 được coi là cái mốc quan trọng đánh dấu sự đổi mới trong sự nghiệp sáng tác về sau của Nguyễn Khải

Trước năm 1978, trong bối cảnh lịch sử cả dân tộc ta đang sống trong

những năm tháng hào hùng, đau thương mà anh dũng: Đánh đuổi sự xâm lược của đế quốc và thực dân Văn chương thời kì này chủ yếu đi sâu ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh với cảm hứng sử thi hào hùng Các tác phẩm văn học đề cao số phận cộng đồng, hướng đến một cái “ta” chung bằng cảm hứng thời đại lớn Tình cảm riêng tư, tình cảm cá nhân bị coi nhẹ, văn học không quan tâm hoặc ít quan tâm đến số phận đời tư hay những

Trang 21

sinh hoạt trong đời sống thường ngày của cá nhân mỗi người Văn của Nguyễn Khải cũng nằm trong mạch cảm xúc chung ấy

Là một người lính, là một nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nguyễn Khải cũng giống như bao các nhà văn khác thâm nhập vào thực tế để tìm nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ nổ ra, nhà văn đã từng lăn lộn với lực lượng vũ trang ở miền Tây của Tổ quốc cùng bộ đội công binh, đến với các đơn vị xe tăng trong chiến dịch Đường chín - Nam Lào để tìm hiểu, cắt nghĩa cốt cách của các chiến sĩ, các gương mặt thuộc thế hệ chống Mĩ Hòa bình lập lại, miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới, nhà văn còn đi đến những vùng nông thôn, tìm hiểu những xung đột chính trị quyết liệt xảy ra trong từng xóm, từng thôn, từng gia đình, từng con người để viết về cuộc sống của vùng nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới Ông quan tâm đến những vấn đề mang tính thời sự, chính trị của đất nước, những xung đột giai cấp, xung đột dân tộc, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể Nhà văn đã lấy tiêu chí “đạo đức” và tiêu chí “chính trị” làm cơ sở xác lập cho giá trị mỗi con người trong sáng tác của mình Vì thế mà văn Nguyễn Khải thời kì này dạt dào nhiệt huyết chính trị và cảm hứng sử thi

Sau năm 1978, nhận thức của nhà văn đã bắt đầu có những biến chuyển

Đặc biệt, trong hoàn cảnh riêng của nhà văn cũng có những thay đổi đột ngột: nhà văn đã gặp một gia đình lớn của mình sau mấy chục năm xa cách, ông bắt đầu cảm thấy chính mình, cảm thấy cuộc đời riêng của mình, những rung động buồn vui của cuộc đời mình có thể được bộc bạch trên các trang văn Vì thế, đọc văn Nguyễn Khải thời kì này chúng ta thấy hiện lên những hình ảnh vô cùng sinh động và chân thực về một quá trình vận động từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng đời tư, thế sự trong cuộc sống thời bình Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn - người đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn

Trang 22

chương Nguyễn Khải đã khẳng định: “Muốn hiểu con người thời đại với tất

cả cái hay, cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, cuộc sống tinh thần của họ phải đọc Nguyễn Khải”

Khi chiến tranh kết thúc, đất nước hoà bình thống nhất, non sông thu về một mối, không khí thời đại ấy tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học Các nhà văn phát hiện ra rằng đề tài, chủ đề phản ánh trong văn học không phải chỉ là những vấn đề thời đại lớn lao mà nó có ở ngay trong cuộc sống thường

ngày Nhận thức được sự thay đổi đó, nhà văn tâm sự: “Vẫn là đất nước mình

mà thêm một bước đi là một bước lạ Vẫn con người Việt Nam mình mà gặp

thêm một người lại tưởng như buộc mình phải hiểu chút ít về con người” (Hai

ông già ở Đồng Tháp Mười) Nhớ lại một thời đã qua của văn học, nhà văn

nhận ra một điều rằng: “Có một thời mà thời ấy kéo hơi quá dài, những ba

chục năm, chúng ta chỉ tôn trọng có ý chí, có nghị lực, có chính trị, có tư tưởng” Văn Nguyễn Khải giai đoạn này quan tâm đến đời sống nhân sinh

trong mạch cảm hứng đời tư, thế sự Đề tài sáng tác giờ đây là những vấn đề đời thường, những biến đổi trong số phận con người, nhà văn hướng vào hai mạch cảm xúc chính đó là cuộc sống thường ngày của những người xung quanh, của bạn bè đồng nghiệp quen biết và số phận của những người thân trong họ hàng nội ngoại gia đình nhà tác giả Đọc văn Nguyễn Khải giai đoạn này chúng ta thấy những mảnh đời bình dị được ông quan tâm Đó là cuộc

sống của “Hai ông già ở Đồng Tháp Mười” rất mực bình dị, đó là cuộc sống

bình thường dám hi sinh, chấp nhận sự thiệt thòi để được một niềm hạnh phúc

dù nhỏ nhoi như “Chị Mai”, đó còn là cuộc sống bình dị rất đỗi đời thường như trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” Cuộc sống ấy được nhà văn

Nguyễn Khải ca ngợi: “Tôi thích cái thời này lắm, tôi khoan khoái được sống

cái thời này, chỉ hơi kinh, chỉ không thích cái lối sống bặm trợn, gian trá, tục

tằn của hôm nay thôi” (Chị Mai) Cùng suy nghĩ ấy, một lần nữa nhà văn tâm

Trang 23

sự trong tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm”: “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay

ngổn ngang bề bộn trong bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen, đầy rẫy những biến động những bất ngờ là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai phá” Cuộc sống mới hôm nay đã giúp nhà văn Nguyễn Khải phát

hiện ra những đổi thay của lớp người hiện tại Ông phát hiện ra những đổi thay trong tư duy, trong nếp nghĩ của con người trong mỗi gia đình Trong sự đổi thay ấy, nhà văn còn nhận thấy rằng có những đổi thay mang niềm hạnh phúc đến cho con người nhưng cũng có những đổi thay làm rạn nứt tình cảm gia đình, làm hoen ố đạo đức gia đình và có tác động không nhỏ đến truyền

thống đạo đức gia đình và xã hội (Đổi đời)

Phẩm chất con người trong sáng tác giai đoạn này được nhà văn khám phá trong quan hệ đời thường Nếu giai đoạn trước 1978 Nguyễn Khải quan tâm đến hạnh phúc đời thường để ca ngợi, để cổ vũ cho cái lớn lao, cao cả mang tính chất thời đại thì sáng tác ở giai đoạn 1978 về sau Nguyễn Khải quan tâm đến số phận con người để khám phá những hạnh phúc của họ trong

cuộc sống hằng ngày Đó là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ “một đời

gánh chịu những tai hoạ vì những người thân yêu” như chị Khuê trong

“Người vợ”, chị Vách trong “Đời khổ” Đó là khung cảnh hạnh phúc trong

gia đình của gia đình ông Phúc khiến người đọc vô cùng xúc động: “Ăn cơm

xong ông ngồi hút thuốc lá, bà ngồi sát cạnh đặt bàn tay gầy guộc nhăn nheo lên đùi chồng, ông chồng nắm chặt lấy bàn tay ấy nắn bóp các ngón tay trò

chuyện với tôi” (Nắng chiều) Cái nhìn về hạnh phúc của con người trong

sáng tác của nhà văn giờ đây có nhiều biến đổi Nhà văn phát hiện ra một chân lí giản đơn trên hành trình đến với hạnh phúc của con người là ở cái tâm, cái đạo lí ngàn đời hun đúc nên phẩm chất con người, là thước đo giá trị con

người ở mọi thời đại và “chỉ có cái tâm tốt của con người mới làm nảy nở

những cái mầm yêu thương thui héo ở đâu đó” (Nắng Chiều) Chính sự gần

Trang 24

gũi với cuộc sống đời thường bắt nguồn từ “tâm tốt” ấy khiến cho sáng tác của Nguyễn Khải có được không khí “cởi mở” gần gũi với nhu cầu cá nhân của con người, được đông đảo độc giả đón nhận

Tóm lại, trên hành trình hơn 40 năm cầm bút, Nguyễn Khải đã bộc lộ sự gắn bó sâu sắc với đời sống chính trị của đất nước Ông lăn lộn trong đời sống để được lắng nghe, được trò chuyện, được đối thoại với con người Mỗi lần đối thoại là một lần khác nhau nhưng đều có lí, cái lý lần sau bắt nguồn từ cái nhìn khoáng đạt, đôn hậu đầy chất nhân văn của một nhà văn nhiệt huyết với cuộc đời Đọc văn Nguyễn Khải trước sau ta vẫn thấy hình ảnh của một nhà

văn trung thành với một lối viết riêng của mình, đó là “thích lối kể hơn lối tả,

không chú ý nhiều đến cốt truyện, hình dáng của truyện”(Vương Trí Nhàn)

mà nhà văn tập trung làm nổi bật một nhân vật, một kiểu nhân vật, một nhân cách sống bằng giọng văn vừa tự nhiên vừa duyên dáng, dân dã, vừa đôn hậu, khoan dung và chất chứa yêu thương đối với con người

1.3.3 Truyện ngắn “Một người Hà Nội”

1.3.3.1 Tóm tắt tác phẩm

“Một người Hà Nội” là sự khám phá, phát hiện ra vẻ đẹp và chiều sâu

văn hoá của người Hà Nội, Nguyễn Khải không đi vào khai thác, khám phá bản chất của con người trong quan hệ lớn lao mang tính thời đại mà đi sâu phản ánh vẻ đẹp của con người trong quan hệ đời thường, ngắm nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và tiếp nối thế hệ, để đi đến khẳng định, ngợi ca những giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống và con người

Nhân vật chính trong truyện là nhân vật Bà Hiền “Bà là chị em đôi

con dì ruột với mẹ già” của nhân vật “Tôi” được nhà văn đặt trong bao biến

động thăng trầm của lịch sử xã hội: Từ Hà Nội những năm giải phóng (1955) đến những năm chống Mĩ, rồi hoà bình lập lại và cả những năm Hà Nội đang

Trang 25

bước vào thời kì phát triển kinh tế thị trường Truyện được nhà văn bố cục thành 7 đoạn

Đoạn 1 Giới thiệu về gia đình Bà Hiền qua cái nhìn của đứa cháu là

bộ đội từ kháng chiến trở về Hà Nội - năm 1955: Trong suốt 9 năm cuộc kháng chiến chống Pháp, gia đình Bà Hiền không đi tản cư mà vẫn sống ở Hà

Nội bởi lẽ “họ không thể rời xa Hà Nội” và cũng “không dính líu gì đến chính

phủ thực dân” Nơi ở của Bà Hiền rộng “Một toà nhà tọa lạc ngay tại một đường phố lớn” Cái mặc cũng rất sang trọng “mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy đi giầy da, bà mặc áo măng-tô cổ lông, đi giầy nhung đính hạt cườm”

“Cái ăn” cũng khác với số đông “Bàn ăn trải khăn trắng giữa bàn có một lọ

hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định” Cuộc sống thực tại của gia đình Bà Hiền đã khiến cho người

cháu từ kháng chiến trở về băn khoăn: gia đình bà “khó có thể gắn bó với chế

độ mới và chế độ mới cũng khó có thể tin cậy được ở họ”

Đoạn 2 Giới thiệu về gốc gác họ hàng và cuộc sống của Bà Hiền thời

Pháp thuộc: Bà Hiền xuất thân trong gia đình giàu có lương thiện Dòng họ Bà có Cụ Tú Dâu Cụ Bà Tú Dâu là chị ruột mẹ Bà Hiền, là em ruột bà ngoại nhân vật “Tôi” Bà Tú Dâu, bà mẹ Cô Hiền và bà ngoại nhân vật “Tôi” là ba chị em gái xuất thân từ dân quê Cả ba chị em đều ăn mặc theo cái mốt của

thời ấy: “Khăn vấn bỏ đuôi gà, áo tứ thân bằng hàng tơ dệt thưa gọi là xuyến,

mặc quần lĩnh Bưởi và đi hài” Tuy “ba bà đặc nhà quê nhưng lại đẻ ra một loạt con gái rất tân thời” Bà Hiền xinh đẹp, thông minh được gia đình cho

mở phòng tiếp khách văn chương - gọi là Salon lítteraire để mời gọi thi sĩ, văn sĩ, sinh viên cao đẳng của đất Hà Thành

Đoạn 3 Hà Nội năm đầu vừa giải phóng (năm 1955): Vừa mới được

giải phóng, nhiều người dân Hà Nội chưa thật vui vẻ, họ đang tìm cách thích ứng với chế độ mới: cách sống, cách làm việc, cách nói năng Họ cho rằng

Trang 26

“chính phủ can thiệp nhiều vào việc của dân”, “cách mạng toàn để ý những

chuyện lặt vặt”

Đoạn 4 Kể chuyện Bà Hiền vào những năm sau hoà bình lập lại: Vào

những năm sau hoà bình lập lại, trong khi nhiều người bị coi là “tư sản” phải đi học tập, cải tạo thì Bà Hiền vẫn ở lại Hà Nội sống một cuộc sống bình

thường Bà mở của hàng bán hoa giấy làm bưu ảnh và sổ tay kỉ niệm vì “hoa

đẹp, bán đắt, phải chịu thuế rất nhẹ” Khi chồng bà có ý định mua máy in

nhỏ để kinh doanh, Bà Hiền không đồng ý vì bà cho rằng chồng bà không thể làm một ông chủ dưới chế độ mới

Đoạn 5 Tác giả kể về đầu óc thực tế của Bà Hiền và việc bà đồng ý

cho người con trai đầu tình nguyện đi đánh Mĩ: Gần 30 tuổi Bà Hiền mới xây dựng gia đình Người bà chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ, điều đó khiến cho cả Hà Nội phải kinh ngạc vì theo thói thường, Bà Hiền sẽ lấy chồng là một ông quan đốc, quan trạng hay một văn sĩ, thi sĩ nổi tiếng nào đấy Bà Hiền đã vượt qua thói thường ấy, bà không chạy theo những tình cảm lãng mạn viển vông, coi chuyện hôn nhân, gia đình là chuyện nghiêm túc, lâu dài Sinh đến người con thứ năm Bà Hiền quyết

định dừng việc sinh đẻ để các con “có thể tự lập, khỏi sống bám vào anh chị”

Trong nuôi dạy con, Bà Hiền chỉ bảo từng li từng tí, từ cách ăn, ở, đi đứng nói

năng Khi con còn nhỏ “ngồi vào bàn ăn là cô thường chú ý sửa chữa cách

ngồi, cách cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn” Bà

Hiền dạy con “là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn,

không được sống tuỳ tiện buông tuồng”

Thời kì đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, Bà Hiền vẫn là một “nội tướng” đảm đang việc quản lí gia đình, giáo dục con cái thành những thanh niên - những công dân Hà Nội hào hoa yêu nước Khi Dũng (người con trai đầu của Bà Hiền) vừa tốt nghiệp trung học tình nguyện xin

Trang 27

nhập ngũ, Bà Hiền tâm sự: “Tao đau đớn mà bằng lòng vì tao không muốn nó

sống bám vào sự hi sinh của bạn bè Nó dám đi cũng là biết tự trọng” Sau ba

năm, người con trai thứ hai cũng đăng kí nghĩa vụ quân sự, Bà Hiền bày tỏ

thái độ của mình: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản

tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết nó” Cuối cùng, với kết quả thi đạt điểm cao, cậu con trai thứ hai được giữ lại

học đại học

Đoạn 6 Tháng 12 năm 1975, Bà Hiền tổ chức bữa tiệc liên hoan

mừng Dũng - con trai đầu từ chiến trường trở về Trong bữa cơm gặp mặt cuối năm, Dũng kể lại câu chuyện xúc động về sự hi sinh của người bạn chiến đấu tên là Tuất và người mẹ Hà Nội của Tuất chia tay nhau như thế nào trong đêm Dũng và Tuất vào chiến trường, về người mẹ của Tuất đã nén chịu nỗi đau mất con để tiếp tục sống, tiếp tục xây dựng cuộc sống mới ra sao

Đoạn 7 Kể chuyện về Hà Nội vào những năm 90 của thế kỉ XX: Khi

đất nước đã bước vào thời kì đổi mới, Hà Nội còn bộn bề, pha tạp nhưng Bà

Hiền vẫn là “một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha

trộn” Bà Hiền kể cho nhân vật “Tôi” từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội

công tác ghé thăm bà về sức sống bất diệt của cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn và niềm tin của bà vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn

1.3.3.2 “Một người Hà Nội” là những khám phá, những kiến giải của nhà văn Nguyễn Khải về “ mảnh đất kinh kì”, về vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội

● Tác phẩm đã tái hiện lại cuộc sống của tầng lớp thượng lưu ở Hà Nội qua các thăng trầm của lịch sử

Thời Pháp thuộc, những người dân Hà Nội trong giới thượng lưu bằng

sự khôn ngoan, khéo léo, đảm đang, tháo vát của mình họ đã tạo dựng nên một cuộc sống tương đối khá giả Gia đình cụ Tú Dâu - Hàng Bạc là một ví

Trang 28

dụ, đó là một gia đình thượng lưu nổi tiếng giàu có, họ có “một dãy nhà chôn

kiệu nước mắm và một gian nhà để tiền” Nhìn bề ngoài, cuộc sống của họ rất

mực phong lưu, họ “ăn ở giao tiếp theo kiểu cách nhà quan, dạy con cái cũng

theo khuôn phép nhà quan” Song cái căn cốt bên trong, cái được người đời

nể trọng là nhờ hai bàn tay đảm đang của người phụ nữ gây dựng nên bằng

nghề buôn nước mắm

Trong những năm tháng bị giặc Pháp tạm chiếm (1946 - 1954) đa số người dân Hà Nội phải rời Hà Nội đi tản cư thì gia đình Bà Hiền ở lại Hà Nội chỉ vì bà không thể sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất khác, bà không muốn

rời xa Hà Nội, muốn ở lại mãi với Hà Nội Ngôi nhà rộng lớn của bà “tọa lạc

ngay cạnh đường phố lớn, hướng nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn” Trong ngôi nhà rộng lớn ấy, Bà Hiền vẫn giữ cho mình một

lối sống riêng, một bản lĩnh riêng và kiên trì với nó Người đọc nhận ra vẻ đẹp văn hoá Hà Nội chính gốc ở Bà Hiền toả ra từ cách ăn mặc lịch sự quý phái

khiến cho “Tôi” phải thốt lên rằng: “Cái mặc cũng sang trọng quá Mùa đông

ông mặc áo ba-đờ- xuy, đi giày da, bà mặc áo măng- tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm”, đến cả cái ăn cũng không giống với số đông “ Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định” Trong hoàn cảnh ấy, gia

đình Bà Hiền vẫn giữ một lối sống sang trọng, lịch lãm, đó là một lối sống giữ nguyên các giá trị văn hoá truyền thống của con người Hà Nội

Hà Nội sau những ngày vừa giải phóng (1956 - 1986): Đây là khoảng thời gian mà người dân Hà Nội trong giới thượng lưu băn khoăn đi tìm cách sống sao cho thích ứng với chế độ mới, gia đình Bà Hiền cũng là một gia đình như thế Tuy bà là một người Hà Nội thuộc tầng lớp thượng lưu nhưng với

chế độ xã hội mới bà thẳng thắn chỉ ra thực tế xã hội của thời kì bao cấp: “Vui

hơi nhiều nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?”, bằng sự nhanh

Trang 29

nhẹn thông minh của mình bà đã khéo léo đưa gia đình thích ứng với chế độ

mới “từ cách sống, cách làm việc, và cả cách nói năng nữa”, nhưng thích

ứng mà vẫn giữ gìn cốt cách văn hoá, giữ bản lĩnh để không bị dụ dỗ, lôi kéo bởi thế lực nào

Là một người phụ nữ khôn ngoan, sống sâu sắc và rất thực tế, Bà Hiền

“ khôn ngoan hơn các bà bạn và thức thời hơn ông chồng”, bà có hai dinh cơ

(do ông viết sách giáo khoa tiểu học được Nha học chính công nhận và cho in bán) Số tiền đó bà dành dụm mua được hai ngôi nhà, sau ngày hoà bình lập lại (1956) bà bán bớt ngôi nhà ở hàng Bún cho người bạn từ kháng chiến trở về Bà Hiền cho anh bếp về quê, giữ lại chị vú và coi họ như người trong nhà Khi ông chồng có ý định mua máy in nhỏ để kinh doanh vì chế độ mới không cho phép mở trường tư thục thì Bà Hiền phản đối ý định của chồng vì bà biết rằng chồng bà không thể làm một ông chủ dưới chế độ mới

Là một phụ nữ có nhan sắc, thông minh, thời trẻ giao thiệp rộng rãi với

đám nghệ sĩ, văn nhân quan chức nhưng bà không hề “lãng mạn hay mơ

mộng vớ vẩn”, gần 30 tuổi Bà Hiền mới lấy chồng, chọn bạn trăm năm là một

ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc Họ

kinh ngạc là vì họ không thể tin rằng một người thông minh và có “đầu óc rất

thực tế” như bà lại chọn ông giáo cấp tiểu học làm bạn đời Bà Hiền hiểu rõ

rằng : Chọn bạn trăm năm là một ông giáo tiểu học là bà đã lấy chuẩn “đạo

đức” để xác lập giá trị con người ở mọi thời đại “ông giáo dạy cấp tiểu học là

người cần thiết của mọi chế độ, chế độ cộng sản cũng phải khuyến khích trẻ con đi học, học văn hoá và học làm người” Đấy là quan niệm của bà về một

tổ ấm gia đình hạnh phúc nên “đã tính là làm, đã làm là không thèm để ý đến

những đàm tiếu của thiên hạ” Sự lựa chọn bạn đời của Bà Hiền cho chúng ta

thấy thái độ nghiêm túc về việc hôn nhân của một đời người

Trang 30

Khám phá vẻ đẹp con người Hà Nội, nhà văn Nguyễn Khải tiếp tục khai thác giá trị tốt đẹp của người Hà Nội là ở bản lĩnh, ở cốt cách của con người giàu lòng tự trọng qua nhân vật Bà Hiền Khi ở thời kì mà hầu hết

người dân Việt Nam quan niệm rằng “Trời sinh voi, trời sinh cỏ” thì Bà Hiền

quyết định chấm dứt chuyện sinh đẻ ở tuổi 40 Đó là quyết định sáng suốt xuất phát từ suy nghĩ, từ trách nhiệm của người làm cha làm mẹ, bà chuẩn bị

cho con một nhân cách sống không phụ thuộc “ có thể tự lập được” Bà Hiền

chú ý cách dạy con ngay từ khi chúng còn bé như cách ăn, cách cầm đũa, cầm bát, cách nói năng… vì bà cho rằng đấy là một văn hoá sống, văn hoá riêng

của người Hà Nội Bà dạy con: “chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng

nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng” Cái chuẩn

đạo đức theo quan niệm của bà là lòng tự trọng “biết tự trọng, biết xấu hổ”

Con người không có lòng tự trọng, không biêt xấu hổ thì không phải là con người có nhân cách Những điều nhỏ nhặt mà Bà Hiền dạy con chứa đựng cả một chiều sâu văn hoá truyền thống của người Việt Nam

Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ nổ ra, “vào đầu năm 1965, Hà Nội có

đợt tuyển quân vào trong Nam”, Dũng - người con trai lớn của Bà Hiền tình

nguyện nhập ngũ, trong câu nói chất chứa nỗi đau của tình mẫu tử khi phải chấp nhận để con ra đi của Bà Hiền, người đọc thấy sự giằng xé nội tâm gay gắt giữa một bên là tình thương con với một bên là ý thức trách nhiệm với đất nước của người mẹ Nỗi đau bà nén trong lòng, bà dạy con phải biết sống sao cho có tự trọng Quyết định của Bà Hiền là quyết định của một người mẹ, của

một công dân đầy ý thức trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước: “Tao đau

đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè Nó dám đi cũng là biết tự trọng” Câu nói của Bà Hiền giúp người đọc nhận

ra bên cạnh tinh thần yêu nước còn là một quan niệm sống đầy tự trọng của một công dân Hà Nội

Trang 31

Khi chiến tranh kết thúc, “tháng 12 năm 1975” Bà Hiền tổ chức bữa

cơm liên hoan mừng Dũng từ chiến trường trở về Bữa cơm gặp mặt có những người bạn của Bà Hiền, có người cháu họ - nhân vật “Tôi” Nghe câu chuyện xúc động Dũng kể về sự hi sinh của Tuất và thái độ của bà mẹ Tuất đã gợi lên trong lòng người đọc suy nghĩ về nét đẹp của con người Hà Nội Những con người luôn giữ cho mình cốt cách thanh lịch, lối sống tao nhã, luôn biết hi sinh vì lợi ích của đất nước như Bà Hiền, mẹ Tuất sẽ là những người lưu giữ, phát huy văn hoá “mảnh đất kinh kì”và nhân cách Hà Nội để nơi đây mãi mãi xứng đáng là mảnh đất nghìn năm văn hiến với những con người Tràng An thanh lịch trong mọi thời đại

Vào thời kì đất nước đổi mới, trong bộn bề phức tạp của cuộc sống thường ngày, chúng ta nhận thấy một Hà Nội hôm nay đã thay đổi, nhưng

“chỉ phần xác thôi, còn phần hồn thì chưa” Để thích nghi với nhịp sống mới,

người ta quan tâm đến cuộc sống hiện tại, từ bỏ lối sống cũ “cứ nhìn nghe

những người Hà Nội buôn bán, ăn uống, nói năng, cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rõ” Mặc cho cơn lốc thị trường và cuộc sống ngoài kia có thay

đổi như thế nào thì Bà Hiền vẫn kiên định, vẫn lưu giữ hồn văn hoá đất kinh

kì, và dù “cô đã yếu nhiều, đã già hẳn, ngoài bảy mươi rồi còn gì, nhưng cô

vẫn là người của hôm nay, một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn” Sau tấm bình phong, nơi tiếp khách của Bà Hiền người đọc

thấy vẹn nguyên cái hồn của Hà Nội được lưu giữ với vẻ đẹp cổ kính, sang

trọng và quý phái “suốt mấy chục năm không hề thay đổi” Không gian ấy khiến cho nhân vật “Tôi” khi đối diện với nó phải thốt lên “bên ngoài trời rét,

mưa rây lả lướt chỉ làm ẩm áo chứ không làm ướt, lại nhìn một bà lão lau đánh cái bát thuỷ tiên, thấy tết quá, Hà Nội quá, muốn ở thêm ít ngày ăn một cái tết Hà Nội” Hình ảnh một bà lão ngoài bảy mươi đang lau đánh cái bát

thuỷ tiên men đỏ trong không khí giáp tết là một nét phong lưu thanh lịch của

Trang 32

người Hà Nội, nếu không phải là người gắn bó với nó thì không hiểu, không thể cảm nhận được Đấy là nét duyên, nét quyến rũ của người Hà Nội Suốt cuộc đời mình, Bà Hiền vẫn quen với nếp sống văn hoá của con người Hà Nội Vẻ đẹp bình dị của bà được tỏa sáng, được tôn vinh trong cảm hứng ngợi

ca của người kể chuyện: “Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng

quá Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng” Ví Bà Hiền như hạt bụi vàng - một hình ảnh, một sự vật nhỏ bé,

khiêm nhường, cao đẹp mà quý báu Nhiều hạt bụi vàng hợp lại thành ánh vàng chói sáng, đó là phẩm giá đã thành bản sắc Hà Nội, văn hoá Hà Nội

● “Một người Hà Nội”còn tái hiện sinh động và hóm hỉnh cách nhìn, cách nghĩ rất ấu trĩ của một thời về những người giàu có và cách sống, cách nghĩ của dân ta thời bao cấp

Năm 1955, là một người lính từ kháng chiến về giải phóng thủ đô,

chứng kiến cảnh sống của gia đình Bà Hiền người kể chuyện tự bộc bạch:

“Tôi không dám thốt ra miệng nhưng vợ chồng vẫn bảo riêng nhau: Cô Hiền đích thị là tư sản rồi Đã là tư sản thì không thể tin cậy được Việc mình mình biết, việc cô mặc cô dính líu nhiều có ngày lại rắc rối” Suy nghĩ ấy của nhân

vật “Tôi” đã cho người đọc thấy sự chân thật về nét tâm lí một thời của cán bộ, nhân dân ta từ kháng chiến trở về, một nét tâm lí mang đậm những định kiến giai cấp cho rằng những người giàu có đều là thuộc giai cấp bóc lột, ở thành thị là tư sản, ở nông thôn là địa chủ Ở khía cạnh này, nhà văn Nguyễn Khải thẳng thắn chỉ ra cho người đọc nhớ tới “cái ấu trĩ” của một thời kì lịch

sử khá dài cách chúng ta chưa xa Đó là thời kì mà Bà Hiền nhận xét “vui hơi

nhiều, nói cũng hơi nhiều phải nghĩ đến làm ăn chứ”, đó là thời kì mà “chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá” Qua lời kể của chị vú, khi chị đi

Trang 33

ra đường là cán bộ đuổi theo bám riết dò hỏi khiến chị bực mình bình luận:

“Cách mạnh gì toàn để ý những chuyện lặt vặt” Đó là thời kì mà “chế độ này

không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không là nhục”, đó là thời kì mà không ai được làm bất

cứ việc gì gọi là “buôn bán” hoặc thuê người làm, khiến cho Bà Hiền không đồng ý cho chồng mua một máy in nhỏ để kinh doanh, đành để ông ăn bám

vợ: “Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi làm cán bộ, tao

sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dẫu họ có đủ tài để không phải sống ăn bám”

Cũng qua cái nhìn của người cháu là bộ đội từ kháng chiến trở về,

cuộc sống của gia đình Bà Hiền “mấy chục năm sống dưới chế độ ta” mà vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp văn hóa Hà Nội, đó là “mỗi tháng cô chú đều tổ

chức một bữa ăn bạn bè, gồm các cựu công dân Hà Nội Những tên tuổi thành danh của đất kinh kì” Họ ăn mặc sang trọng, quí phái Các ông thì “mũ dạ, áo ba- đờ- xuy, bỏ áo khoác ngoài, bên trong mặc bộ đồ, thắt cà vạt”, còn

các bà “lược giắt trâm cài hoa hột lấp lánh áo nhung, áo dạ, đeo ngọc, đeo

dây đi lại uyển chuyển”

Bên cạnh việc ca ngợi nét đẹp văn hóa của người Hà Nội, nhà văn cũng chân thật nói lên cái giản dị trong cuộc sống đời thường được diễn ra

hàng ngày của người Hà Nội nhằm phê phán theo lối tự trào “ngày thường,

các bà mặc áo bông ngắn, quần thâm, đi dép hay đi guốc, vuông khăn len tơi tớp buộc cổ hay bịt đầu, là các cô Lọ Lem của mỗi ngày” để nếu có trò

chuyện thì cũng được ăn nói “buông tuồng thiếu ý tứ” vì theo nhà văn “tất cả

bình dân, tất cả đều có quyền ăn nói thô tục”

Bằng cách đó, nhà văn nhẹ nhàng phê phán cái ẫu trĩ trong cách nhìn, cách nghĩ của chúng ta ở một thời kỳ dài, thời kì đó chưa xa còn rơi rớt đến bây giờ

●“Một người Hà Nội” hàm chứa một chiều sâu tư tưởng

Trang 34

Ý thức mở rộng khả năng chiếm lĩnh hiện thực, khả năng khám phá

phát hiện con người đã trở thành thường trực trong ngòi bút của Nguyễn Khải Nếu trước 1978, cái nhìn của Nguyễn Khải về con người là cái nhìn một

chiều “cái gì cũng có lí một thời nhất cử nhất động đều có lí” (Phía khuất mặt người) thì giờ đây ông nhận ra “con người là một tổng thể vô cùng phức

tạp, làm sao có thể cân đo đong đếm và có thể chia nó ra, ép nó lại thành những tiêu chuẩn chính xác trong một hệ thống hoạt động kinh tế mà còn có hoạt động chính trị, hoạt động văn hoá hoạt động tôn giáo và trăm ngàn ràng

buộc khác nó chia sẻ lo nghĩ của mọi người” (Khoảnh khắc đang sống)

Trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” nhân vật “Tôi” có cái nhìn không hề

tĩnh tại, giản đơn về người cô của mình và luôn có sự thay đổi Nếu lúc đầu là

cái nhìn e ngại vì “cảm thấy cô Hiền đích thị là tư sản rồi” nên không ghi tên

cô trong lịch cán bộ của mình thì về sau chứng kiến những đau đớn, dằn vặt của người mẹ khi quyết định cho hai đứa con lên đường nhập ngũ thì cái nhìn của nhân vật “Tôi” trở thành niềm ngưỡng mộ và cuối cùng là cảm hứng tôn vinh ca ngợi khi phát hiện ra bản lĩnh, cốt cách văn hoá đậm nét trong con

người cô “một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của

Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng ánh vàng” Với cái nhìn đa chiều về con người trong tác phẩm, Nguyễn Khải

đã làm nên sự sâu sắc trong chủ đề của truyện “Một người Hà Nội”

“Một người Hà Nội” ngoài khẳng định, ngợi ca cái đẹp về chiều sâu

văn hoá trong lối sống của người Hà Nội, đó là nét thanh lịch hào hoa trong cách ăn mặc, ứng xử hằng ngày, cách dạy con của Bà Hiền, nét cá tính và bản lĩnh, luôn dám là mình ở nhân vật Bà Hiền nhà văn gửi gắm, bộc lộ một tình yêu sâu nặng, một niềm ngưỡng mộ tha thiết đối với văn hoá đất kinh kì, tác phẩm còn đặt ra vấn đề hãy thay đổi cách nhìn nhận, cách đánh giá về những

Trang 35

người trong giới thượng lưu Hà Nội Những phẩm chất, nét đẹp văn hóa trong lối sống của họ và sự đóng góp của họ cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước cần được nhìn nhận một cách khách quan, hãy từ bỏ cái nhìn thành kiến vì quan điểm giai cấp Qua đó, nhà văn còn muốn khẳng định một cái nhìn, một cách đánh giá con người: Đừng đem những định kiến chủ quan của mình để vội vàng đánh giá con người và hành động nào đó trong cuộc sống

Khám phá giá trị vĩnh hằng trong những cái rất đời thường qua truyện

ngắn “Một người Hà Nội” nhà văn Nguyễn Khải giúp chúng ta cảm nhận

được giá trị quý báu vẫn tồn tại quanh ta, giá trị ấy chính là chất vàng mười của cuộc sống mà bất cứ ai cũng có thể thấy xung quanh mình Từ đó thức tỉnh con người ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị của mỗi vùng đất để dân tộc Việt Nam mãi là đất nước giàu bản sắc văn hoá truyền thống Nguyễn Khải cố gắng đi tìm nét đẹp giản dị ở trong cuộc sống hằng ngày ở mỗi con người bình thường để khẳng định giá trị văn hoá ở mỗi con người, coi đó là

thước đo cần thiết cho sự trường tồn của một đất nước

Trong những phức tạp và sự bộn bề của cuộc sống hôm nay, nhà văn băn khoăn lo lắng về giá trị văn hoá của dân tộc ở mỗi người bị hoàn cảnh xã hội của thời mở cửa, của thời cơ chế thị trường đưa đẩy mà bản chất tốt đẹp

không còn nữa Coi nhân vật Bà Hiền là “hạt bụi vàng của Hà Nội” nhà văn

Nguyễn Khải muốn khẳng định rằng: Trong Hà Nội hôm nay có muôn vàn người Hà Nội mang trong mình tinh hoa, văn hoá truyền thống của người Hà Nội Và nhắc nhở chúng ta: Hãy giữ lại trong mình vốn sống, vốn văn hoá cho chính mình và cho cả dân tộc

1.3.3.3 “Một người Hà Nội” thể hiện nghệ thuật đặc sắc trong văn Nguyễn Khải

● Cách kể chuyện vừa thân tình, vừa hóm hỉnh có sức hấp dẫn đối với bạn đọc

Trang 36

Nghệ thuật trần thuật là bút pháp tiêu biểu trong tác phẩm tự sự, bởi tự

sự là kể lại, là chú trọng đến các yếu tố sự kiện Vì thế, nghệ thuật trần thuật là việc tổ chức, sắp xếp xâu chuỗi sự kiện, tình tiết để tạo nên một cốt truyện, một tình huống truyện “Trần thuật” là phương diện kết cấu nên tác phẩm, là yếu tố thu hút độc giả đưa người đọc vào thế giới hình tượng tác phẩm, thông qua ngôn từ tác phẩm để từ đó hình thành cảm xúc và thị hiếu thẩm mĩ ở

người đọc Đọc truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải, chúng ta

thấy nhà văn trong khi trần thuật đặc biệt chú ý đến lối kể bằng đối thoại, phân tích, bình luận nhằm góp phần bộc lộ tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm

Nhân vật người kể chuyện trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” là người

trần thuật lộ diện “Tôi”, tức là người trần thuật tham gia vào chuyện chứ không bàng quan đứng ngoài Cách xây dựng nghệ thuật như vậy khiến cho tác phẩm có bầu không khí gần gũi, cởi mở, gây hứng thú tranh luận giữa nhà văn và bạn đọc, đồng thời tạo nên tính “khách quan” khi đánh giá nhìn nhận

sự việc, hiện tượng Đây là thủ pháp rất thành công của Nguyễn Khải

Trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” người kể chuyện xuất hiện ở

ngôi thứ nhất “Tôi” khiến cho người đọc dễ nhận ra người kể chuyện chính là hình tượng tác giả, chính là “anh Khải”, “đồng chí Khải” Câu chuyện mà nhân vật “Tôi” kể là câu chuyên về người thân trong gia đình, từ nguyên mẫu ở ngoài đời - người cô của mình, nhà văn đã tạo được một điểm nhìn nghệ thuật gần gũi, tin cậy để từ đó tình bày những trải nghiệm và suy nghĩ của bản thân về những sự kiện và những chuyển biến trong cuộc đời nhân vật Cũng qua cuộc đời nhân vật mà nhà văn bộc lộ cách nhìn cuộc sống và con người theo suy ngẫm, triết luận về nhân cách của người Hà Nội qua nếp sống của người cô mình Bà Hiền hiện dần lên trong quá trình biến đổi những quan niệm nhìn nhận về con người và cuộc sống Cứ mỗi lần tiếp xúc với người cô của mình nhân vật “Tôi” lại khám phá được những bản chất tốt đẹp của người

Trang 37

Hà Nội, lại chiêm nghiệm được những ý nghĩ sâu xa về cuộc đời này Chẳng

hạn “sau bữa tiệc mừng chiến thắng mười lăm năm, tầng lớp lính đã mất ngôi

vị độc tôn của mình rồi Bây giờ là thời các giám đốc công ty, các tổng giám đốc công ty, các cố vấn chuyên viên kinh tế thật giả đủ loại lên ngôi ban phát mọi tiêu chuẩn giá trị cho cả xã hội” Hoặc là, trong khung cảnh của tiết trời

mùa xuân, trở lại thăm Bà Hiền, nhìn bà chăm chú lau đánh cái bát thuỷ tiên chuẩn bị đón tết mà nhân vật “Tôi” có bao suy nghĩ về cái gì đó vừa mất đi trong sự xô bồ phức tạp của đời sống hôm nay ngay tại mảnh đất kinh kì này

“năm nay chắc chưa thể có hoa thuỷ tiên Dân Hà Nội nhảy tàu lên Lạng Sơn

buôn bán đủ thứ mà lại không buôn được vài ngàn củ thuỷ tiên nhỉ? Ví thử có thuỷ tiên liệu còn có người biết gọt thuỷ tiên? lại thêm cách sống, cái tâm lí sống ồ ạt, xô bồ vụ lợi của đám người vừa thoát khỏi cái chết, cái khổ đã dễ gì có được sự bình tĩnh để thưởng thức vẻ đẹp trang trọng của một dò hoa thuỷ tiên”

Xuất hiện trong tác phẩm để được đối thoại trực tiếp, để được bộc lộ suy ngẫm và cách đánh giá của mình, nhân vật “Tôi”- người kể chuyện muốn đưa người đọc vào sự trải nghiệm, đánh giá về những vấn đề thời sự mà ông

đặt ra trong tác phẩm Đó là nét đặc sắc trong văn cuả Nguyễn Khải

● Giọng kể là giọng chiêm nghiệm, triết lí có pha chút tự trào tạo hứng thú cho người đọc khi đọc “Một người Hà Nội”

Giọng điệu kể chuyện cũng là một yếu tố quan trọng trong cách tổ chức kể chuyện của Nguyễn Khải cũng như trong truyện ngắn “Một người Hà Nội”

Người đọc nhận ra giọng kể đa sắc điệu của nhà văn trong truyện ngắn này, khi thì giọng triết lý, lúc lại bộc lộ giọng biện luận, tranh biện qua việc tạo ra các đối thoại giữa các nhân vật Nhưng có khi giọng triết lý, tranh biện chỉ xuất hiện ngầm, kín đáo qua thái độ của nhân vật trong tác phẩm Chẳng hạn thái độ im lặng của người bạn Bà Hiền khi nghe nhân vật “Tôi” nhận xét

Trang 38

không mấy vui vẻ về lối sống của con người Hà Nội: “trong bữa tiệc…hình

như tôi nói hơi nhiều…về người dân Sài Gòn cũng lịch thiệp, nhã nhặn hơn người dân Hà Nội Những người ngồi nghe đều nín lặng, không một ai hỏi lại, không một ai bình phẩm gì thêm” Sự đối nghịch giữa hai thái độ trong một

bữa tiệc đó thể hiện một cuộc tranh luận ngầm giữa hai quan niệm đánh giá về Hà Nội của hai lớp người khác nhau Cuộc tranh luận ngầm còn diễn ra trong câu chuyện Bà Hiền kể về cây si đổ ở đền Ngọc Sơn Khi người cháu thể hiện thái độ bi quan về nếp sống, thái độ sống của người Hà Nội ngày nay đã làm mai một, làm mất đi nét đẹp truyền thống ngàn đời của mảnh đất “hào hoa

thanh lịch” thì người cô “không bình luận một lời nào về những nhận xét

không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội” mà bà lại bình tĩnh kể cho người cháu

nghe về câu chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ, sau một tháng nhờ sự nỗ lực của chính quyền thành phố cây si được sống lại và trổ lá non Câu chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng trong đó lại chứa đựng triết lý

của nhà văn về niềm tin vào sự trường tồn của nét đẹp văn hoá Hà Nội “với

người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ Hà Nội thì không thế Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi” Cho nên những điều khiến cho nhân vật tôi khó chịu,

bực tức khi chứng kiến cảnh “ông bạn đạp xe như gió đã làm xe người ta suýt

đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi: Tiên sư cái anh già”…

chỉ là sự nhất thời còn bản chất Hà Nội vẫn lưu giữ một sức sống văn hoá mà không một thời nào có thể đổi thay Những người như Bà Hiền, như những người bạn của bà, như Dũng, Tuất… là con người đang âm thầm lưu giữ và phát huy sức sống của văn hoá Hà Nội

Bên cạnh giọng điệu triết lý tranh biện, người đọc bắt gặp giọng điệu

mang sắc thái tâm tình, đầy cảm xúc trong “Một người Hà Nội” đó là cảnh

khi nhân vật “Tôi” chứng kiến một bà lão đang chuẩn bị đón tết mà cảm thấy

Trang 39

“tết quá, Hà Nội quá” Hay là, khi kể cho người cháu nghe xong câu chuyện về cây si bị bão đánh đổ Bà Hiền tâm sự: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra

của tạo vật là không thể lường trước được” Với lòng cảm phục trước người

cô của mình nhân vật “Tôi” thốt lên: “bà già vẫn giỏi quá, khiêm tốn và rộng

lượng quá Một người như cô phải chết đi thật tiếc…” Với giọng điệu tâm

tình này, Nguyễn Khải kín đáo thể hiện suy ngẫm của mình về văn hoá Hà Nội và ông muốn khẳng định rằng, dù cuộc sống có đổi thay thì Hà Nội vẫn vẹn nguyên trong mình những giá trị văn hoá bền vững

“Một người Hà Nội” còn có giọng kể dân dã, giản dị - một đặc điểm

trong giọng kể của Nguyễn Khải sau năm 1978 Có khi là lời nói của chính người kể chuyện - nhân vật “Tôi” Chẳng hạn, khi nhân vật “Tôi” nói về quan hệ của mình với Bà Hiền, nhà văn dùng lối nói quen thuộc của ngôn ngữ khẩu

ngữ hàng ngày “trong lý lịch tôi không ghi tên cô Hiền, họ thì xa bắn súng đại

bác chưa chắc đã tới, huống hồ còn là bà tư sản, dính líu vào thêm phiền”

Trước niềm vui Hà Nội vừa được giải phóng, nhân vật “Tôi” bộc bạch “Với

lứa tuổi chúng tôi ngày ấy mới hăm bốn hăm nhăm cái xuân xanh là cực kì khoan khoái” Trong một tình huống khác, nhà văn để cho nhân vật chị vú

bộc lộ giọng điệu “thông tục” khi trả lời câu hỏi của cán bộ về cách cư xử của

Bà Hiền với chị: “Nếu họ không tử tế thì tôi đã xéo đi từ lâu rồi, không khiến

anh phải xui”

Một giọng điệu làm nên sự độc đáo của “Một người Hà Nội” còn là

lối nói tự trào, đùa tếu của chủ thể trần thuật Văn Nguyễn Khải luôn luôn có xu hướng xóa nhòa khoảng cách giữa nhân vật và người kể chuyện, người đọc bắt gặp lối nói đùa, tự trào của tác giả nói về mình một cách tự nhiên không e

ngại “Gia đình tôi thì ăn uống bình dân hơn, vợ chồng con cái ngồi xúm xít

quanh cái mâm nhôm, thức ăn có khi múc ra bát , ra đĩa, có khi cứ để nguyên trong nồi, nồi lớn đặt giữa mâm, nồi nhỏ đặt cạnh mâm Cứ việc sục muôi

Trang 40

vào, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát mắng con cái Nhồm nhoàm, hả hê không cần phải khuôn bó theo một qui tắc nào cả Ăn cốt để sống, để làm việc, hay hớm gì cái thứ nghi lễ rườm rà của giai cấp tư sản ” Trong bữa cơm gia đình

Bà Hiền tổ chức mừng Dũng trở về, khi được hỏi về chuẩn giá trị xã hội thuộc

về lớp người nào thì “Tôi” cười phá lên trả lời: “Bây giờ là thời các giám đốc

công ti, tổng giám đốc công ti, các cố vấn, chuyên viên kinh tế thật giả đủ loại lên ngôi ban phát mọi tiêu chuẩn giá trị cho cả xã hội” Cũng trong bữa tiệc

ấy, nhân vật tôi nhận ra “Tôi chỉ là một loại nhân vật phụ, ghé gẩm vào cái

vinh quang chung mà thôi”

“Một người Hà Nội” còn có giọng điệu tự tin xen lẫn giọng hoài nghi

Là một cán bộ từ kháng chiến trở về giải phóng thủ đô Hà Nội, chứng kiến

cảnh sống của gia đình người cô mình, nhân vật “Tôi” băn khoăn: “nhưng tôi

vẫn lo tôi vẫn nghi ngại gia đình này khó gắn bó với chế độ mới ” Khi Hà

Nội đang trong những ngày đầu giải phóng, tận mắt chứng kiến cảnh sống của

người Hà Nội nhân vật “Tôi” bộc lộ: “Chúng tôi thì vui thế, tại sao những

người vốn sống ở Hà Nội chưa thật vui nhỉ?”

Bằng sự kết hợp nhiều giọng điệu kể chuyện như thế, Nguyễn Khải đã rút ngắn và làm gần lại khoảng cách giữa bạn đọc với nhà văn, giữa thế giới nghệ thuật của nhà văn với hiện thực cuộc sống, tạo ra hoàn cảnh thích hợp để

tâm sự, giãi bày và đối thoại cùng độc giả Vì vậy đọc “Một người Hà Nội”

chúng ta thấy một không khí tiếp nhận văn chương dân chủ, cởi mở, giản dị tạo hứng thú cho người đọc tiếp nhận tác phẩm

● “Một người Hà Nội” tiêu biểu cho nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn của Nguyễn Khải

Nói đến kết cấu của một tác phẩm tự sự, chúng ta không thể không nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật Bởi vì nhân vật là phương tiện quan trọng giúp nhà văn thực hiện ý tưởng sáng tác, quan điểm nghệ thuật trong tác

Ngày đăng: 09/11/2012, 15:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan