Phân biệt tím trung ương và tím ngoại vi

2 12.7K 72
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phân biệt tím trung ương và tím ngoại vi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Định nghĩa: Nồng độ hemoglobin khử trong hệ thống tuần hoàn vượt quá 50 g/L gây ra sắc xanh ở da và/hoặc niêm mạc gọi là TÍM. Tím trung ương Gây ra do giảm bão hòa oxy máu động mạch, thường thể hiện khi bão hòa oxy <= 85% hoặc <=75% ở người da sậm. Cơ chế: - Rối loạn chức năng hô hấp: thông khí phế nang kém hoặc rối loạn khuếch tán oxy, thường gặp ở viêm phổi, phù phổi COPD. Trong COPD có tím, thường gặp đa hồng cầu. - Shunt mạch máu: Shunt mạch máu làm máu tĩnh mạch pha vào máu động mạch có thể gây tím, thường do bệnh tim bẩm sinh hoặc thông động tĩnh mạch phổi. - Giảm oxy hít vào: Tím có thể xuất hiện khi lên độ cao > 2400m. - Bất thường về Hb: Met-Hb, Sulf-Hb, Hb đột biến làm giảm ái lực với oxy. Tím ngoại biên Xảy ra khi bão hòa oxy máu động mạch bình thường nhưng lượng oxy giải phóng từ máu mao mạch tăng, gây ra bởi giảm tưới máu khư trú. Nguyên nhân do co mạch do tiếp xúc với lạnh, giảm cung lượng tim (trong shock), suy tim, các bệnh mạch máu ngoại vi có kèm tắc động mạch hoặc co mạch. Tăng áp lực tĩnh mạch địa phương (ví dụ, viêm tĩnh mạch huyết khối) hoặc trung ương (ví dụ, viêm ngoại tâm mạc co thắt) làm nặng thêm triệu chứng tím. Tiếp cận bệnh nhân có triệu chứng tím - Thu thập thông tin về quá trình xuất hiện tím (tím từ khi sinh gợi ý bệnh tim bẩm sinh) sự phơi nhiễm (hóa chất, thuốc có thể gây bất thường về Hb). - Phân biệt tím ngoại biên tím trung ương bằng việc khám móng tay, môi niêm mạc. Tím ngoại biên thường rõ ở móng tay có thể giảm đi khi làm ấm chi. - Phát hiện dấu hiệu móng tay khum. Dấu hiệu này có thể do di truyền, vô căn hoặc mắc phải; liên quan đến nhiều rối loạn khác nhau, bao gồm: ung thư phổi nguyên phát di căn, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, giãn phế quản, xơ gan. Móng tay khum tím đi kèm với nhau thường gặp trong bệnh tim bẩm sinh thường kèm theo bệnh phổi (abscess phổi, shunt động tĩnh mạch phổi nhưng KHÔNG đi kèm bệnh phổi tắc nghẽn không có biến chứng). - Khám ngực để phát hiện dấu hiệu của bệnh phổi, phù phổi hoặc các tiếng thổi gặp trong bệnh tim bẩm sinh. - Nếu tím khư trú ở một chi, đánh giá tình trạng tắc mạch ngoại biên. - Làm khí máu động mạch để đo độ bão hòa oxy máu. Làm lại khi bệnh nhân thở oxy nồng độ 100%; nếu độ bão hòa không tăng lên > 95%, có thể nghĩ đến nguyên nhân do shunt mạch máu làm máu không đi qua phổi (ví dụ, shunt phải - trái ở tim). - Đánh giá Hb bất thường bằng điện di Hb, đo phổ Hb đo nồng độ Met-Hb. . sinh) và sự phơi nhiễm (hóa chất, thuốc có thể gây bất thường về Hb). - Phân biệt tím ngoại biên và tím trung ương bằng vi c khám móng tay, môi và niêm. tim, và các bệnh mạch máu ngoại vi có kèm tắc động mạch hoặc co mạch. Tăng áp lực tĩnh mạch địa phương (ví dụ, vi m tĩnh mạch huyết khối) hoặc trung ương

Ngày đăng: 17/10/2013, 09:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan