bước đầu rèn kĩ năng sống hòa cùng với chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo lớn a3 tại trường mầm non a thị trấn văn điển

18 280 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bước đầu rèn kĩ năng sống hòa cùng với chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo lớn a3 tại trường mầm non a thị trấn văn điển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo khảo sát mà Vnexpress đã thực hiện mới đây, 91% các bà mẹ Việt Namđánh giá: trẻ em có độ tuổi từ 1- 6 tuổi có kỹ năng sống còn hạn chế Những kỹnăng sống cơ bản của trẻ dưới 6 tuổi không chỉ bao gồm tính tự giác, dễ thích nghi,có mối quan hệ tốt với bố mẹ, những người thân trong gia đình mà còn bao gồmkhả năng nhận biết cảm xúc, có sức đề kháng lại những tác động xấu của môitrường và hình thành lòng yêu mến thiên nhiên Điều đáng lưu ý là thực trạng trẻkém phát triển về kỹ năng sống đặc biệt phổ biến ở các gia đình thành thị Theochuyên gia tâm lý Lê Khanh (thành phố Hồ Chí Minh) thì cách chăm sóc và dạy dỗcủa các bậc phụ huynh chính là yếu tố quyết định đến sự phát triển một số các kỹnăng sống ban đầu của trẻ.Theo ông, cách chăm sóc con trẻ của phụ huynh VNhiện nay có nhiều mâu thuẫn trong cách dạy, vừa nuông chiều lại vừa áp đặt Nhấtlà còn mang nhiều tính bao bọc bằng cách hạn chế sự tiếp xúc của trẻ với thế giớibên ngoài để tránh các nguy cơ mắc bệnh, nhiễm bẩn; hay cấm đoán trẻ khôngđược đụng chạm và khám phá các vật dụng do lo lắng trẻ bị tổn thương hoặc làmhư vỡ.

Thực tế, Bộ GD&ĐT đã đưa KNS vào chương trình học với phương châm “xâydựng trường học tích cực, HS thân thiện” Nhưng việc dạy và học chỉ là lồng ghép,lấp khoảng trống một cách không bài bản Trong hầu hết các lớp học, hiện tượngtrẻ thiếu mạnh dạn, tự tin chiếm đa số; buổi sáng trẻ tới trường vẫn còn tình trạngnhiều trẻ nhõng nhẽo, khóc lóc; trong giờ hoạt động chung, trẻ thường ngồi thụđộng ; khi cô giáo hỏi thì rất ít trẻ mạnh dạn phát biểu nhưng khi vui chơi thì nhiềutrẻ lại hưng phấn, đùa nghịch quá đà Bên cạnh đó, môi trường tiếp xúc mở rộng sẽmang lại nhiều mối quan hệ mới như quan hệ bạn bè trong lớp học, trường học,quan hệ với nhiều người ngoài xã hội như bạn hàng xóm…Do đó, đòi hỏi trẻ mầmnon nói chung, trẻ mẫu giáo lớn nói riêng phải có những phương thức tiếp cận phùhợp và thích ứng với các vấn đề xã hội mới nảy sinh đó.

Năm học 2012 - 2013 nghành giáo dục mầm non tập trung thực hiện tốt mộttrong các nhiệm vụ trọng tâm là “Tăng cường công tác giáo dục toàn diện Chútrọng và tăng cường giáo dục văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năngsống” Là một giáo viên mầm non có hơn 10 năm công tác trong sự nghiệp trồngngười, tôi nhận thấy những khiếm khuyết của trẻ cũng là những thách thức luôn đặtra với những người giáo viên mầm non như tôi câu hỏi: “làm thế nào để trẻ em ViệtNam có thể tự tin đứng sánh vai với bạn bè năm châu như lòng mong mỏi của chủtịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng mong?”

Xuất phát từ những lí do trên, năm học 2012 – 2013 tôi đã mạnh dạn lồng ghép

thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm: bước đầu rèn kĩ năng sống hòa cùng với

Trang 2

chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo lớn A3 tại trường mầm non A ThịTrấn Văn Điển và đã thu được những kết quả bước đầu rất khả quan.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI.Cơ sở lí luận

“Kỹ năng sống” có tác dụng lớn trong hình thành tư duy, nhân cách mỗi người.Đó là thái độ sống, giá trị sống căn bản, như sống trung thực, can đảm đối mặt sựthật, biết thương yêu và biết cách vượt lên nghịch cảnh, biết kiểm soát bản thân,làm chủ thời gian sống…

Kỹ năng sống gắn với thực tế, đi liền với cuộc sống các thế hệ Ai được học, cócơ hội rèn luyện kỹ năng sống, ứng biến tích cực với mọi tình huống xảy ra, biếtcách đối diện và đương đầu, vượt qua những khó khăn, hạn chế những mâu thuẫn,xung đột, bạo lực…, người đó được rèn luyện, phát triển tính cách tự chủ, tự tinvào bản thân, tinh thần trách nhiệm cùng khả năng diễn đạt, thuyết phục, thói quenchia sẻ, giúp đỡ người khác Đó chính là những yếu tố quan trọng giúp mỗi ngườiđạt được thành công trong đời.

Học kỹ năng sống, vì vậy, không chỉ cần cho nhiều thế hệ, mà đặc biệt là trẻmẫu giáo lớn 5 tuổi, khi các con bắt đầu bước vào giai đoạn đỉnh cao của sự hamhọc hỏi và tìm tòi với câu hỏi thường trực trên môi: “ Vì sao…” “Kỹ năng sống” vìvậy không nên coi là vấn đề để "lên lớp”, dạy khôn Đó là vô số kỹ năng, cách xửthế, kinh nghiệm trực tiếp cần cập nhật.

II Cơ sở thực tiễn:

II.1.Ưu điểm: Trường mầm non A Thị trấn Văn Điển là ngôi trường đạt chuẩn

Quốc gia mức độ 1 từ tháng 12-2011; trường có bề dày về kiến thức và kinhnghiệm chăm sóc giáo dục trẻ Trong trường có đầy đủ hệ thống phòng chức năngvà các phòng sinh hoạt chung cho trẻ, lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi A3 là lớp có 2/2 giáoviên đạt chuẩn, trong đó có 1 giáo viên có trình độ đại học và 1/2 giáo viên còn lạiđang theo học đại học Lớp có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp đạt chuẩn quốcgia, có tập thể các bậc phụ huynh đa số luôn quan tâm đến con em mình 100% họcsinh của lớp đều đã qua lớp 3, 4 tuổi nên hầu hết có kĩ năng phục vụ và học tập tốt Bên cạnh đó, cũng như các trường mầm non khác trong cả nước, trường mầmnon A Thị Trấn Văn Điển cũng thực hiện chương trình chăm sóc và giáo dục trẻtheo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Chương trình này tạo điều kiện cho giáoviên và nhà trường xây dựng, thực hiện chương trình phù hợp với trẻ ở địa phươngmình, tạo cơ hội cho nhà trường đưa ra được chương trình phù hợp với trẻ em nơiđây, gồm phần lớn là con em các gia đình làm nghề buôn bán và công nhân, tríthức Rèn luyện kĩ năng sống đã được lồng ghép trong tổ chức các hoạt động chotrẻ song việc thực hiện đạt hiệu quả chưa cao

Trang 3

II.2 Hạn chế: Vào đầu năm, rất nhiều trẻ tại lớp tôi có tính nhút nhát Sáng đến

lớp trẻ chưa tự tin chào cô giáo, trong giờ học bài thì trẻ rất ngại phát biểu ý kiến,rụt rè, ngại chia sẻ cảm xúc, nhưng đến giờ chơi thì trẻ lại hò hét rất to, nói chuyệnnhiều Lớp có tình trạng trẻ không xin đi vệ sinh nhưng lại hay tè dầm…Đến lớptrẻ im lặng, có khi cả ngày không nói gì nhưng phụ huynh chia sẻ là về nhà cháunói rất nhiều…

III Các biện pháp thực hiện

Với bạn bè

1.Phát triển kỹ năng giao tiếp Với bố mẹ, ông bà

Với người lạ 1.1 Nguyên nhân áp dụng:

Rèn trẻ kĩ năng giao tiếp là ý tưởng hay để giúp trẻ rèn luyện cách cư xử tốt đẹpvà lịch thiệp đối với mọi người Qua giao tiếp giúp trẻ trở nên dạn dĩ, tự tin, khuyếnkhích trẻ phát triển những tính cách tốt như lòng nhân ái, sự yêu thương và quantâm đến người khác Bình thường khi trẻ bắt đầu biết nói thì trẻ đã bắt đầu trảinghiệm và học cách giao tiếp Như vậy, rèn trẻ kĩ năng giao tiếp, không chỉ với bốmẹ mà còn với bạn bè, người thân, cô giáo và người lạ có tác dụng giúp trẻ tự tin,biết cư xử phù hợp mọi tình huống Tại lớp, tôi chú trọng cho trẻ giao tiếp với bạnbè, cô giáo.

1.2 Cách áp dụng:

Qua các hoạt động tại trường mầm non, trẻ đã được phát triển kĩ năng giao tiếpvới cô giáo, bạn bè Từ đây trẻ học cách giao tiếp với người lạ Tuy nhiên, nếu chỉdừng ở các hoạt động ăn, học, chơi tại trường thì chưa đủ, giáo viên là người hướngtrẻ vào các kĩ năng giao tiếp trong tất cả các hoạt động khác, chú trọng các yếu tố

như:

- Phép lịch sự: từ những trường hợp ứng xử thông thường trong sinh hoạt hàng

ngày như trong bữa ăn, tiếp xúc với mọi người, giải thích để trẻ hiểu tầm quantrọng của những tính cách tốt và khuyến khích trẻ nghĩ rằng mình là người lịchthiệp Để làm được điều đó, tôi bắt đầu từ việc đưa ra những yêu cầu thực tế với trẻvà nhẹ nhàng hướng dẫn để đưa trẻ vào nền nếp.

- Trò chuyện với trẻ về những mong muốn của cô khi con tới trường Tôi luôn cốgắng nói chuyện với trẻ một cách tự nhiên và cởi mở về những gì tôi mong muốn ởtrẻ Bên cạnh đó tôi đặt ra những giới hạn và hướng trẻ tin rằng việc tuân theo các

Trang 4

giới hạn đó là tốt cho bản thân trẻ Tuy nhiên, tôi không làm điều đó một cách ápđặt Tôi cố gắng để trẻ nghĩ rằng tôi là một người bạn lớn, đáng tin cậy của trẻ.

- Tiếp xúc với bạn bè: Tôi để ý cho trẻ tiếp xúc ngay với bạn cùng lớp, đặc biệt

ngay từ khi trẻ mới vào lớp Những buổi đầu trẻ có thể bỡ ngỡ và tỏ ra thiếu tự tin.Tôi chú ý đến những biểu hiện tâm lý của trẻ khi chơi với bạn Tôi giúp trẻ bằngcách cho phép các trẻ cùng lớp trò chuyện nhiều hơn với bạn mới; định hướngnhững trẻ cùng chơi với bạn vào những trò chơi hay hoạt động mà trẻ thích và cónăng khiếu; hoặc cho bé làm bạn với đồ chơi… của lớp.

Bên cạnh đó, tôi cũng trở thành một người bạn cùng chơi của trẻ, nếu cần Tôiluôn dành những khoảng thời gian có thể để trò chuyện cùng trẻ Đây là cơ hội đểtôi hiểu những thiên hướng cá nhân của trẻ và giúp trẻ định hướng những kỹ nănggiao tiếp Đến khi trẻ có thể tự chơi với nhau một cách thuận hòa, tôi để trẻ chơiđùa một cách độc lập Tôi luôn giữ nguyên tắc không đặt quá nhiều kỳ vọng hayyêu cầu đối với trẻ, vì trẻ sẽ cảm thấy áp lực và dễ trở nên tự ti Thay vào đó tôiluôn lắng nghe, quan sát và cố gắng hiểu trẻ.

- Để trẻ tiếp xúc với những hình mẫu tốt:

Khi trẻ bắt đầu có xu hướng chú ý và bắt chước theo hành động của bạn kháchay của cô giáo, người lớn, tôi chú ý để trẻ tiếp xúc với những "người mẫu" mà trẻcảm thấy yên tâm Những tính cách tốt học được từ những cuộc tiếp xúc như vậy sẽgiúp định hình suy nghĩ và cách ứng xử của trẻ.

- Sống mẫu mực:

Những giáo viên trong lớp luôn dùng những thái độ và cách thức tích cực để cư

xử với nhau Đó là nguyên tắc vàng trong giao tiếp thông thường không chỉ tronglớp mà còn với đồng nghiệp ngoài lớp, với phụ huynh Bất kể mục đích giao tiếp làgì, tôi luôn suy nghĩ chín chắn và thận trọng để tránh gây ra những hậu quả khônghay Trẻ sẽ học được cách cư xử đúng đắn từ ngay những người thân yêu của mìnhmà trước hết là người “mẹ hiền” luôn bên trẻ.

- Hướng trẻ vào các hoạt động xã hội mà trước hết là các hoạt động tập thể:

Việc tham gia vào các hoạt động tập thể không chỉ giúp trẻ trở nên mạnh dạn, tự tinmà còn khuyến khích trẻ phát triển những tính cách tốt như lòng nhân ái, sự yêuthương và quan tâm đến người khác Có rất nhiều cơ hội để tôi dạy trẻ biết ý nghĩacủa các hoạt động xã hội Chẳng hạn bên cạnh việc tham gia các hoạt động chungtại trường, lớp với các bạn, tôi còn dạy trẻ thêm những việc hữu ích nho nhỏ nhưngnhiều ý nghĩa như: xếp ghế giúp các em lớp bé chuẩn bị xem văn nghệ, giúp bạnbằng cách cho bạn mượn quần áo khi bạn tè dầm mà không mang đồ Từ nhữnghoạt động này, trẻ có thể học được những thói quen làm điều thiện khi trưởngthành.

Trang 6

trẻ; hiện tượng trẻ tè dầm giảm xuống không còn Bên cạnh đó, trẻ biết quan tâmtới mọi người nhiều hơn, tính cách trẻ cũng trở nên thân ái, vui vẻ hơn.

với thức ăn 2 Phát triển kỹ năng thích nghi với môi trường

với đám đông2.1 Nguyên nhân áp dụng

“Thích nghi” là yếu tố tiên quyết để con người hòa nhập vào cuộc sống bắt đầu

từ khi lọt lòng mẹ Trong thời gian sơ sinh, trẻ sống trong sự bao bọc của gia đình;dần dần, trẻ bước vào “cuộc sống xã hội” mà cuộc sống đầu tiên đó chính là trườnglớp mầm non, sau đó sẽ là môi trường bên ngoài như hàng xóm, đám đông…Càngthích nghi nhanh và sớm, trẻ càng dễ hòa nhập vào cộng đồng, đó là yếu tố quantrọng giúp trẻ phát triển sự tự tin và gạt bỏ sự rụt rè nhút nhát.

Cách áp dụng

Theo thực đơn ăn của nhà trường, trẻ được làm quen với đa dạng chế độ ăn Vàbắt đầu từ lúc vào trường, trẻ được ăn hết tất cả các món ăn có thể từ thịt, cá,trứng, tôm, cua, rau xanh, củ quả, với khẩu phần ăn được tính toán đủ dinhdưỡng, có tính thay đổi phù hợp theo tuần, mùa ( Phụ lục 1, trang 16)

- Thích nghi với môi trường: Theo chế độ chăm sóc giáo dục trẻ, hàng ngày trẻ

được hoạt động ngoài trời với thời gian phù hợp giúp trẻ thích nghi với không khímôi trường bên ngoài, vừa giúp trẻ hấp thu Vitamin D cho da Ngoài ra, trẻ cònđược tham gia các hoạt động ngoại khóa như đi xem xiếc, đi thăm Lăng Bác…

Trẻ làm quen các món ăn Trẻ chơi với bạn

Trang 7

Trẻ tham gia ngày hội Noel

Qua đây, tôi cũng giúp trẻ có ý thức trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trườngxanh, sạch, đẹp bằng cách khi đi chơi, thấy lá cây trên sân, tôi nhặt lá cây bỏ vào thùngrác và hỏi trẻ: con biết tại sao cô bỏ lá cây vào thùng rác không? Tôi giải thích cho trẻhiểu: việc làm này nhằm giữ sân trường sạch đẹp cho các con học và chơi Lần sauthấy rác trẻ sẽ tự động nhặt rác vì trẻ hiểu rằng: nhặt rác là làm sạch sân trường Cùngvới yếu tố này, tôi cũng lồng ghép cùng với chương trình khám phá khoa học giúp trẻhiểu sâu hơn về cách bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm điện.

- Thích nghi với đám đông: Trong chế độ sinh hoạt hàng tuần, tôi chú ý thường

xuyên cho trẻ gặp gỡ, giao lưu với các bạn lớp khác, trẻ còn được tham gia các lớphọc năng khiếu giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi đứng trước đám đông.

Kết quả

Thích nghi là yếu tố không thể thiếu hòa cùng với yếu tố giao tiếp và giúp cho việcgiao tiếp đạt kết quả cao Sau 1 năm áp dụng, trẻ lớp tôi đã biết ăn đa dạng thực phẩm,nhất là trẻ đã thích ăn món rau Trẻ cũng thích nghi tốt với môi trường bên ngoài, rấtthích tham gia các hoạt động tập thể và bớt hẳn tính nhút nhát.

3 Phương pháp phát triển kỹ năng

tự chăm sóc bản thân tự xúc ăn

tự mặc quần áo giữ vệ sinh cá nhân

Trang 8

3.1 Nguyên nhân áp dụng,

Trẻ càng lớn càng cần phải có một số kĩ năng tự phục vụ mà thiết yếu nhất là kĩnăng tự xúc cơm, tự mặc quần áo và biết giữ vệ sinh cá nhân Có kỹ năng tự chăm sóc cá nhân, trẻ sẽ có tính tự giác cao

3.2 Cách áp dụng

Thực tế trẻ rất vụng về trong những hoạt động tự chăm sóc bản thân như rửa tay,lau mặt, uống nước, xúc cơm không rơi vãi…nhưng điều đó không có nghĩa là tôisẽ nuông chiều trẻ Ở tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã có thể thực hiện các hoạt động tựchăm sóc bản thân một cách thuần thục song có lúc trẻ lại tỏ ra lười biếng hoặc cốtình làm hỏng hoặc kéo dài mọi việc Tôi luôn kiên nhẫn, động viên và khích lệ trẻ,đồng thời giải thích cho trẻ hiểu tác dụng của mỗi điều con biết sẽ giúp con thêm tựtin và khéo léo hơn Với trẻ còn chậm, tôi kiên trì hướng dẫn thường xuyên tronghoạt động hàng ngày, khen ngợi khi trẻ làm tốt cũng như tạo điều kiện để trẻ thựchành thường xuyên.

3.3 Kết quả

Bằng sự kiên trì, sau thời gian áp dụng sáng kiến, trẻ đã có kĩ năng tự chăm sócbản thân tốt hơn trước Các hoạt động như trẻ tự xúc ăn, tự lấy đồ, biết mặc áo phùhợp mùa…đã mang tính tự giác cao Điều đặc biệt là trẻ còn tự biết nhắc nhở haygiúp đỡ bạn khi bạn làm chưa đúng Chính thái độ phản ứng đúng của bạn cùng lớpcó tác dụng rất quan trọng giúp trẻ lần sau thực hiện có chú ý để làm đúng hơn.

4 Phương pháp phát triển kỹ năng

tạo niềm vui thông qua cho trẻ tự chơi

chơi với người khác (bạn bè, người thân

làm đồ chơi cùng cô và bạn

Trang 9

Tạo niềm vui cho trẻ qua các hoạt động văn nghệ, kể chuyện.

Trẻ vui chơi trong sân trường

4.1 Nguyên nhân áp dụng

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non Tuy nhiên, vui chơi giúp trẻphát triển và rèn luyện kĩ năng sống lại đòi hỏi người giáo viên phải để ý tìm tòinhững biện pháp cũng như cách chơi sao cho có hiệu quả trong việc vừa giúp trẻthỏa mãn nhu cầu cũng như đạt được mục đích rèn luyện kĩ năng sống.

4.2 Cách áp dụng

Khi cho trẻ chơi, tôi luôn ghi nhớ các nguyên tắc sau:

4.2.1 Tạo ra một môi trường hấp dẫn : để đồ chơi trên giá vừa tầm tay với , bầy

theo từng nhóm, từng loại và ở một góc thật tự do – thoải mái, nơi trẻ có thể làm gìtùy thích mà không bị sự ngăn cấm, hạn chế khác với các khu vực khác trong lớp.

Trang 10

Các món đồ chơi chỉ để 1 ít bên ngoài, những món còn lại tôi cất bớt đi rồi 1 thờigian sau có thể lôi ra và cho trẻ chơi để tạo sự hứng thú mới cho trẻ Có góc chơicho trẻ chơi với bạn như góc xây dựng nhưng cũng có góc cho trẻ tự chơi, tự pháthuy óc tưởng tượng như góc lắp ghép…

4.2.2 Chọn đồ chơi : Mỗi một lứa tuổi đều có những loại đồ chơi phù hợp và qua

đó cũng giúp tôi nhận biết sự phát triển về trí tuệ của trẻ qua các món đồ mà trẻ sửdụng Rất may mắn là trẻ lớp A3 cũng như trẻ toàn trường luôn nhận được nhữngđồ chơi phù hợp lứa tuổi mà nhà trường cung cấp Đồ chơi khối lớn chủ yếu là đồchơi lắp ghép, từ đó trẻ có thể lắp ghép theo ý trẻ, phát huy óc sáng tạo và trí tưởngtượng cho trẻ Tuy nhiên tôi vẫn chú ý lựa chọn thêm những món đồ chơi cao hơnlứa tuổi của trẻ một chút vì nó sẽ kích thích sự phát triển như dạng đồ chơi lắp ghépnhiều chi tiết…

4.2.3 Đơn giản : Một món đồ chơi đơn giản như những khối gỗ cũng được bổ sung

vào tủ đồ chơi lại chính là món đồ chơi giúp trẻ tưởng tượng nhiều nhất, một conbúp bê đơn giản, quần áo có thể thay đổi giúp trẻ hình dung ra nhiều người , có khiđó là ông, bà, có khi là cô giáo, có khi lại là em bé thậm chí là một siêu nhân từhành tinh khác đến … và vì thế trẻ có thể tạo ra rất nhiều tình huống khác nhau Một chiếc xe bằng gỗ đơn giản có thể giúp trẻ nghĩ ra đủ loại xe , tùy theo trò chơiđòi hỏi hơn là một chiếc tăng, xe tải quá rõ ràng đến từng chi tiết …

4.2.4 Linh Hoạt : Một món đồ chơi có thể phù hợp với nhiều loại trò chơi khác

nhau và có thể tạo ra nhiều tình huống khác nhau , các loại đồ chơi có nhiều khớpnối , có thể lắp ráp theo nhiều hình dạng khác nhau như các miếng logo chẳng hạn ,cũng có thể đó là những đồ chơi mang tính công cụ như dụng cụ nấu ăn , làm vườngiúp cho trẻ có thể tập cách sử dụng chúng.

4.2.5 Sáng tạo: Từ các hộp nhựa có nắp , các ống lon nhỏ, các dĩa tròn, các khối gỗ

( từ các xưởng mộc thải ra, đã được mài thật nhẵn ) với kích thước khác nhau , cácmiếng mốp , bìa cat tông , các rổ nhựa cũ hay đơn giản là 1 tờ báo … tôi đều có thểdùng để cho trẻ chơi hay cùng trẻ làm thành những món đồ chơi, những cái mũ, cáily, chiếc thuyền đơn giản và rẻ tiền mà không kém phần hấp dẫn.

Điều quan trọng hơn nữa là đồ chơi không dùng để thay thế vai trò cho cô giáomà là một phương tiện giúp cô cùng chơi với con, là cách để thâm nhập vào thếgiới tuổi thơ, giúp cho trẻ có thể giao tiếp với người khác và môi trường bên ngoài.Không có gì tệ hại hơn là để cho trẻ một đống đồ chơi và bỏ mặc trẻ loay hoay vớicác món đồ chơi xa lạ ấy, mặc dù đó là thứ trẻ đã đòi

4.3 Kết quả

Qua chơi, trẻ rèn được óc quan sát, trí tưởng tượng…đồng thời trẻ cũng đã biếthơn về cách chơi, thỏa thuận theo nhóm Trẻ biết chia sẻ đồ chơi cũng như cáchchơi với bạn rất hòa thuận Trẻ còn biết làm thêm đồ chơi cũng như có ý thức bảovệ và sửa đồ chơi cùng cô Từ đạy,vốn từ cũng như cách diễn đạt của trẻ trở nên

Ngày đăng: 10/12/2015, 08:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan