SỨC KHỎE VÀ XÃ HỘI: NỘI DUNG VÀ KHOẢNG TRỐNG TRONG NGHIÊN CỨU HIỆN NAY

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
SỨC KHỎE VÀ XÃ HỘI: NỘI DUNG VÀ KHOẢNG TRỐNG TRONG NGHIÊN CỨU HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh Tế - Quản Lý - Y khoa - Dược - Khoa học xã hội 64 Xã hội học số 1 (133), 2016 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn SỨC KHỎE VÀ XÃ HỘI: NỘI DUNG VÀ KHOẢNG TRỐNG TRONG NGHIÊN CỨU HIỆN NAY ĐẶNG KIM KHÁNH LY 1. Dẫn nhập Khi nói đến sức khoẻ, người ta thường nghĩ đến việc chăm sóc, duy trì, bảo vệ và nâng cao thể trạng sức khỏe nói chung. Đã có nhi ều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các yếu tố tác động với sức khỏe con người như điều kiện vật chất, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng như nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Việc xem xét những nghiên cứu đã đư ợc thực hiện cho đến nay, đặc biệt là các nghiên cứu quốc tế về quan hệ xã hội với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho thấy giá trị cũng như những khoảng trống của các nghiên cứu trước đó, tạo cơ sở cho việc tiếp thu, khám phá và có những đị nh hướng nghiên cứu ở Việt Nam trong tương lai về chủ đề nghiên cứu khá mới mẻ này. 2. Một số khái niệm Khái niệm quan hệ xã hội Trong xã hội học, quan hệ xã hội là quá trình tương tác giữa các cá nhân hay nhóm. Có hai loại tương tác cơ bản là hợp tác và xung đột. Quan hệ xã hội cần phải nói đến trước tiên là tương tác giữa các cá nhân, nhất là sự hợp tác giữa các cá nhân (Mucha, 2003). Khái niệm quan hệ xã hội được Max Weber đưa ra thông qua khái niệm về hành động xã hội, nó đi trước việc phân tích các khái niệm như tập quán, phong tục, tính tư l ợi, trật tự pháp lý, xung đột, sự liên kết, quyền lực và sự chi phối (dẫn theo Mucha, 2003). Max Weber còn trình bày các mối liên hệ về mặt kinh tế. Tuy nhiên, ông tập trung vào các quan hệ xã hội trong phạm vi cộng đồng như quan hệ trong gia đình, hàng xóm, cộng đồng hơn là quan hệ giữa các thiết chế và tổ chức xã hội. Tóm lại, theo Weber, quan hệ xã hội xuất hiện khi hành động xã hội của một số người được thực hiện có tính tới hành động của những người khác, theo đó hành động xã hội là có đị nh hướng (dẫn theo Mucha, 2003). Có thể có nhiều hơn hai đối tác trong một mối quan hệ xã hội. Theo một tác giả khác, Florian Znaniecki, một nhà triết học, xã hội học người Ba Lan, quan hệ xã hội là hệ thống hành động mà trong đó mỗi đối tác là một chủ thể của một tiến trình hành động và là đối tượng của tiến trình hành động của đối tác thứ hai (dẫn theo Mucha, 2003). Quan hệ có thể xuất hiện giữa cá nhân và cá nhân, giữa nhóm với nhóm, hoặc giữa một cá nhân và một nhóm. Quan hệ không cần phải cân đối để ảnh hưởng tới ThS, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặng Kim Khánh Ly 65 các đối tác của nó. Quan hệ xã hội cũng luôn luôn liên kết ổn đị nh và là chủ thể của sự điều chỉnh quy phạm. Theo cách thao tác hóa khái niệm này, quan hệ xã hội là những hệ thống phụ hay là một tổng thể lớn thậm chí nếu chúng là các quan hệ liên nhóm. Tuy nhiên, chúng ta tìm thấy ở đây tầm quan trọng của quan hệ giữa một nhóm và một nhóm khác, giữa một nhóm và một cá nhân khác. Sự đối nghị ch giữa các cá nhân, giữa các nhóm hoặc giữa các cá nhân và các nhóm luôn luôn dựa trên hệ thống giá trị chung. Znaniecki phân tích nhiều tình huống cụ thể của xung đột và sự thù đị ch giữa các đối tác và đóng góp rất nhiều vào việc hiểu biết về chúng (dẫn theo Mucha, 2003). Nhìn chung, khái niệm quan hệ xã hội được hiểu và phân tích theo nhiều tiếp cận khác nhau. Tuy vậy, có một quan niệm đáng chú ý: “Quan hệ xã hội được hiểu là tương tác và cấu trúc ảnh hưởng tồn tại giữa người này với người khác hay giữa người và nhóm. Về nguyên tắc, quan hệ này được phân theo thời gian (ngắn hạn, dài hạn), nội dung (tính hấp dẫn, hung bạo, vị tha, phân chia quyền lực), hậu quả (tối thiểu, tối đa), cường độ (phạm vi lớn, nhỏ), mức độ cam kết (tự nguyện, không tự nguyện) và số người liên quan (hai hay nhiều người)”(Endrweit và Trommsdorff, 2002). Khái niệm sức khỏe Sức khỏe có thể được hiểu theo nhiều chiều cạnh khác nhau, từ cảm giác của con người về tình trạng sức khỏe của họ cho đến việc bác sỹ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của con người dựa trên các tiếp cận y khoa. Do vậy, làm rõ khái niệm về sức khỏe là điều quan trọng làm cơ sở cho sự hiểu biết xuyên suốt trong bài viết. Trong Hiến chương của mình năm 1946, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đị nh nghĩa sức khỏe như sau: "Sức khỏe là sự hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh tật hay ốm đau" (WHO, 1946). Đị nh nghĩa này của WHO vẫn không thay đổi cho đến tận ngày nay. Đây là một khái niệm về sức khỏe tương đối rộng, tuy nhiên rất khó để nghiên cứu thực nghiệm. Vì vậy, nghiên cứu sức khỏe thường đi chệch khỏi hướng nghiên cứu sức khỏe tốt sang nghiên cứu hình thức của bệnh, sự ốm đau hoặc tử vong. Trong khái niệm sức khỏe của WHO đưa ra ở trên có một sự khác nhau giữa bệnh tật và sự ốm đau. Bệnh tật thường được đề cập đến khía cạnh y tế, sinh học của sức khỏe ốm và thông thường được chẩn đoán bởi đội ngũ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, các y bác sỹ. Trong khi đó sự ốm đau lại được đề cập nhiều đến kinh nghiệm của cá nhân về các vấn đề sức khỏe. Do vậy, rất có thể một cá nhân có thể có bệnh nhưng không có dấu hiệu của ốm đau và ngược lại. Tuy nhiên, thông thường bệnh tật và ốm đau luôn đi liền với nhau ở một tỷ lệ rất cao. Mọi người thường đi gặp bác sỹ khi họ có kinh nghiệm rằng họ đang có vấn đề về sức khỏe, và sau đó họ sẽ được chẩn đoán bởi đội ngũ y bác sỹ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu, một nghiên cứu nào đưa ra được một khái niệm sức khỏe mang tính đ ại chúng và khoa học hơn khái niệm mà WHO đã đưa ra năm 1946. Do vậy, khái niệm này vẫn được sử dụng tương đối rộng rãi từ tầng bậc kiến thức thông thường cho đến khoa học hàn lâm. 3. Kết quả nghiên cứu quốc tế về quan hệ xã hội với sức khỏe 3.1. Quan hệ xã hội với sức khỏe và hành vi chăm sóc sức khỏe Trước hết, nghiên cứu về quan hệ xã hội là một chủ đề hay, khó đo lường và tương 66 Sức khỏe và xã hội: nội dung và khoảng trống… BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn đối nhạy cảm, đặc biệt khi nghiên cứu nó trong các tổ chức xã hội. Chúng ta có thể nhìn thấy sự hiện diện của khái niệm quan hệ xã hội trong nhiều chủ đề nghiên cứu và các cách tiếp cận khác nhau, từ tiếp cận của tâm lý học, tiếp cận xã hội học, tiếp cận kinh tế học đến các tiếp cận đa chiều, liên ngành khác. Điều này chứng tỏ rằng khái niệm quan hệ xã hội dành được nhiều sự quan tâm trong các nghiên cứu về khoa học xã hội. Mối liên hệ giữa hai khái niệm quan hệ xã hội và sức khỏe đã đư ợc các nhà nghiên cứu trên thế giới dành nhiều sự quan tâm trong thời gian qua. Có thể nói rằng các nghiên cứu về quan hệ xã hội với sức khỏe là một chủ đề được đề cập đến từ khá lâu trong các nghiên cứu quốc tế. Nghiên cứu về mối quan hệ xã hội và sức khỏe đã b ắt đầu từ cách đây hơn một thế kỉ bằng nghiên cứu về tự tử của Durkheim (1897, dẫn theo Halpern, 2005). Durkheim đã quan sát được rằng, bất chấp tính chất cá nhân mạnh mẽ của các vụ tự tử, mặc dù con số đó thay đổi rõ rệt từ vùng này sang vùng khác. Kết luận của ông là “sự tự tử thay đổi theo mức độ gắn kết của những nhóm xã hội mà mỗi cá nhân là một phần trong đó” (dẫn theo Halpern, 2005). Nghiên cứu của Durkheim đã ch ứng minh sự liên kết giữa việc gắn kết xã hội của con người với tình trạng tự tử của các cá nhân trong xã hội. Cho đến tận những năm 1960, những nhà tâm lý học mới bắt đầu mối quan tâm đến vai trò của sự hỗ trợ xã hội (social support) đối với sức khỏe, và đặc biệt đối với sức khỏe tâm lý, và vai trò của mạng lưới xã hội của một cá nhân trong việc chống đỡ cho người đó khỏi những khó khăn trong cuộc sống. Gần đây, những nhà nghiên cứu y khoa cũng đã tham gia vào lĩnh vực này, mở rộng sự chú ý vào ảnh hưởng của những mạng lưới xã hội đến sức khỏe thể chất. Các nhà tâm lý học đã nh ận thấy những người mắc phải các chứng bệnh kinh niên dường như có í t m ối quan hệ thân thiết và bạn bè hơn. Những người mang bệnh thường nhận được ít sự hỗ trợ chất lượng hơn, bất kể người đó có bao nhiêu người trong mạng lưới xã hội của mình (Sarason, Sarason và Pierce, 1990). Một số nghiên cứu khác cho thấy sự liên hệ mật thiết giữa kích thư ớc và chất lượng của mạng lưới xã hội của con người và sức khỏe của họ, với những người ít cô lập với xã hội hơn, tham gia vào nhiều các hoạt động công dân và xã hội hơn có xu hướng sức khỏe tốt hơn (Beum và cộng sự, 2000; Veenstra, 2000, dẫn theo Harpen, 2005). Tuy nhiên, mối quan hệ nhân quả giữa quan hệ xã hội với sức khỏe thường được phản ánh không rõ ràng. Có thể là người bị bệnh trở nên cô lập hơn bởi vì bệnh của họ, hơn là điều ngược lại. Những mối quan hệ cá nhân có bảo vệ sức khỏe bạn hay không, hay sức khỏe có ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn không? Ví dụ, việc về hưu sớm, và hệ lụy là mất đi những mối quan hệ với bạn đồng nghiệp thường có liên quan đến sức khỏe yếu. Nhưng về hưu sớm thường là kết quả của việc bị mắc bệnh, hơn là điều ngược lại. Tương tự, bệnh trầm cảm cũng được công nhận là gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong quan hệ hôn nhân và những mối quan hệ khác, với ít sự giao tiếp tích cực hơn, nhiều mâu thuẫn hơn, và người bị bệnh trầm cảm thường cảm thấy như mình là một gánh nặng (Bothwell và Weissman, 1977; Hokanson và cộng sự, 1989; Gotlib và Macabe, 1990, dẫn theo Harpen, 2005). House và cộng sự (1988) cho rằng những mối quan hệ xã hội, hoặc sự thiếu cân xứng của nó, tạo ra những nguy cơ lớn đối với sức khoẻ… Thật vậy, các lý thuyết và Đặng Kim Khánh Ly 67 bằng chứng có được về sự liên hệ giữa các mối quan hệ xã hội và sức khỏe đã được mô phỏng trong nghiên cứu về Hút thuốc và sức khỏe của US Surgeon General vào năm 1964, đồng thời chúng cũng có tác động đến các nghiên cứu và chính sách xã hội trong tương lai (dẫn theo Umberson và cộng sự, 2010). Kể từ khi House và cộng sự (1988) đưa ra khẳng đị nh này, sự liên hệ giữa những mối quan hệ xã hội và sức khoẻ đã tr ở thành một thực tế xã hội, với sự phát triển ồ ạt những nghiên cứu và các lý thuyết nhằm mục đích xác đị nh những cơ chế cơ bản. Hành vi sức khoẻ chiếm một vị trí then chốt trong những mô hình lý thuyết tìm kiếm cách giải thích về thời điểm và cách thức những mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ (ví dụ, House và cộng sự, 1988; Repetti và cộng sự, 2002; Uchino, 2004 (dẫn theo Umberson và cộng sự, 2010). Trong diện rộng nhất, hành vi sức khoẻ đề cập đến một loạt các hành động cá nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ, khuyết tật và sự tử vong. Một số hành vi như tập thể dục, ăn uống tốt, và sự tuân thủ chặt chẽ các phác đồ điều trị có xu hướng tăng cường sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật, trong khi những hành vi khác, như hút thuốc, tăng cân quá mức, và lạm dụng thuốc có thể làm giảm sức khoẻ. Tầm quan trọng của hành vi sức khoẻ đối với sức khoẻ toàn diện là không thể tranh cãi, hành vi sức khoẻ giải thích gần một nửa số ca tử vong hàng năm ở Hoa Kỳ (McGinnis và cộng sự, 2002). Trong nghiên cứu về những cơ sở xã hội của hành vi sức khoẻ, nghiên cứu đã tuân th ủ theo những học thuyết cổ điển trong xã hội học từ khoảng thời gian Durkheim cho ra đời nghiên cứu của mình năm 1897 về sự hoà nhập xã hội càng nhiều thì tỷ lệ tự tử càng thấp. Trong suốt ba thập kỷ qua, rất nhiều nghiên cứu đã cung c ấp bằng chứng cho sự ảnh hưởng của những mối quan hệ xã hội đến hành vi sức khoẻ trong suốt cuộc đời con người (Berkman Breslow, 1983; Resnick và cộng sự, 1997). Mặc dù giả thuyết cơ bản của nghiên cứu này là những mối quan hệ xã hội thúc đẩy những hành vi lành mạnh và ngăn chặn những hành vi nguy hiểm, có rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng những mối quan hệ xã hội cũng có thể dẫn đến những hành vi xấu (Christakis Fowler, 2007; Taylor Repetti, 1997). Sự cân bằng giữa những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực này dễ dẫn đến việc đánh giá thấp tác động tổng thể của các mối quan hệ xã hội đến hành vi sức khoẻ. Berkman (1995) đã đề cập đến vai trò quan trọng của các mối quan hệ xã hội như là thành phần quan trọng trong khung mẫu của hoạt động khám chữa bệnh. Chúng ta cần phải tăng cường các hỗ trợ xã hội, đặc biệt là mối quan hệ giữa bệnh nhân và gia đình, cộng đồng và tác động của mối quan hệ này trong việc can thiệp vào quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân. Nghiên cứu cho thấy các bằng chứng liên quan giữa bối cảnh bệnh nhân sống và các mối quan hệ xã hội đủ mạnh có khả năng hỗ trợ cho người bệnh. Các nghiên cứu lị ch sử được sử dụng trong nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những người bệnh mà bị cô lập có mức độ rủi ro cao và chị u nhiều rủi ro hơn. Đặc biệt trong nghiên cứu, các tác giả cho thấy việc đo lường về con đường dẫn đến sức khỏe kém có mối liên hệ mật thiết từ nguyên nhân mối quan hệ xã hội hay cơ chế hành vi không có lợi cho người bệnh. Do vậy, để tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cần có một mức độ tương tác qua lại của các mối quan hệ như gia đình, cộng đồng chứ không chỉ dừng lại ở bản thân của cá nhân. 68 Sức khỏe và xã hội: nội dung và khoảng trống… BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn Các nghiên cứu tập trung vào các mối quan hệ xã hội trong hoạt động khám chữa bệnh cụ thể như quan hệ bác sĩ, bệnh nhân được đề cập đến nhiều trong các nghiên cứu của Ong và cộng sự (1995), cho rằng giao tiếp cần phải được nhìn nhận như là thành phần chính trong chăm sóc s ức khỏe. Nghiên cứu của nhóm tác giả này đã t ập trung vào các vấn đề như mục đích khác nhau c ủa giao tiếp trong chăm sóc sức khỏe; phân tích giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân; hành vi giao tiếp cụ thể; ảnh hưởng của hành vi giao tiếp đến kết quả chăm sóc và điều trị của bệnh nhân. Ba mục đích khác nhau c ủa giao tiếp được xác đị nh, đó là: (1) tạo ra một mối quan hệ giữa các cá nhân tốt, (2) trao đổi thông tin, và (3) đưa ra quyết đị nh liên quan đến điều trị . Các kết quả của quá trình này thể hiện sự hài lòng của bệnh nhân, sự tuân thủ quá trình điều trị , sự hiểu biết về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân được mô tả. Tiếp đó, Sheldon (2004), trong nghiên cứu về quan hệ xã hội và sức khỏe, đã nghiên cứu về ba biến số, quan hệ xã hội, hỗ trợ xã hội, hội nhập xã hội, và các tương tác mang tính tiêu cực trong việc đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể thấy, các biến số này tác động đến sức khỏe thông qua các cơ chế khác nhau. Lập luận này cho thấy một cái nhìn rộng hơn về làm thế nào để can thiệp vào các mạng xã hội để cải thiện sức khỏe. Điều này cũng tạo điều kiện cho việc thúc đẩy các hòa nhập xã hội và hỗ trợ xã hội, đồng thời giảm cơ hội cho các tương tác xã hội tiêu cực. Cuối cùng, tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu rõ hơn về người hưởng lợi nhiều nhất và ít nhất từ can thiệp này. Nghiên cứu của Sheldon và Janicki-Deverts (2009) với chủ đề "Làm sao có thể cải thiện sức khỏe thể chất bằng thay đổi mạng lưới xã hội", cho chúng ta thấy các quan hệ xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe, tuổi thọ của con người. Tiếp đến, Umberson và Montez (2010), trong nghiên cứu về "Quan hệ xã hội và sức khỏe: một điểm sáng cho chính sách sức khỏe", đã nhận định quan hệ xã hội như là điểm then chốt trong chính sách sức khỏe; các tác giả cho rằng các quan hệ xã hội, cả về số lượng và chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, hành vi sức khỏe, sức khỏe thể chất và nguy cơ tử vong. Các nhà xã hội học đã đóng một vai trò trung tâm trong việc thiết lập mối liên kết giữa quan hệ xã hội và kết quả sức khỏe, xác định và giải thích cho liên kết này, đồng thời phát hiện ra sự thay đổi xã hội (ví dụ, theo giới tính và chủng tộc) ở cấp độ dân số. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ xã hội có tác động ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe, có thể tốt hơn hoặc xấu đi. Nghiên cứu này đã mô tả các chủ đề nghiên cứu quan trọng trong việc nghiên cứu các mối quan hệ xã hội và y tế, và nó làm nổi bật tác động chính sách được đề xuất. Điểm luận qua một số nghiên cứu theo trình tự thời gian cho thấy có sự liên hệ giữa quan hệ xã hội với sức khỏe và hành vi chăm sóc sức khỏe của con người. Các nghiên cứu đã ch ỉ ra các cá nhân có sự hòa nhập xã hội tốt thì sức khỏe thường tốt hơn. Chất lượng của mối quan hệ xã hội sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hành vi chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra chiều tác động ngược lại trong mối quan hệ này, rằng khi con người có vấn đề sức khỏe họ cũng trở nên bị cô lập hơn. Do đó, quan hệ xã hội và sức khỏe có mối quan hệ tác động hai chiều từ việc phân tích các kết quả của các nghiên cứu nói trên. Đặng Kim Khánh Ly 69 3.2. Vốn xã hội với sức khỏe và hành vi chăm sóc sức khỏe Bên cạnh đó, nghiên cứu về quan hệ xã hội với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe đã được tiếp cận lồng ghép trong các nghiên cứu về vốn xã hội với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. Những nghiên cứu về vốn xã hội với sức khỏe được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn trong những thập niên sau này. Trước hết, vốn xã hội (social captial), là một thuật ngữ đã đư ợc sử dụng từ đầu thế kỷ hai mươi, nhưng nó chỉ được sử dụng một cách rộng rãi sau công trình của Coleman, Bourdieu và Putnam vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Thuật ngữ này liên quan đến quan hệ xã hội, mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tán thànhthừa nhận khiến cho hành động hợp tác giữa các cá nhân và các cộng đồng được dễ dàng. Từ năm 1995, đã có m ột sự bùng nổ trong các chủ đề nghiên cứu về vốn xã hội với phạm vi rộng ở các ngành khoa học. Điều này cho thấy rằng các nhà hoạch đị nh chính sách, các thể chế quốc gia và quốc tế đã th ể hiện sự quan tâm ngày càng tăng về nhận thức và những ảnh hưởng của vốn xã hội (Hoàng Bá Thị nh, 2009). Theo Coleman (1988), vốn xã hội nằm trong quan hệ xã hội. Do vậy, việc nghiên cứu vốn xã hội với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cũng là một chủ đề liên quan mật thiết đến quan hệ xã hội và sức khỏe. Ommen và cộng sự (2009) đã ti ến hành nghiên cứu ảnh hưởng của vốn xã hội trong bệnh viện đến sự hài lòng về công việc của các bác sĩ làm việc trong 4 bệnh viện khác nhau của Đức từ năm 2002. Nghiên cứu kết luận rằng vốn xã hội trong tổ chức, bên cạnh chuyên môn và khối lượng công việc là chỉ báo có ý nghĩa rất đáng kể trong đánh giá sự hài lòng của bác sĩ đối việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ các mục đích, giá trị đạo đức là các tiêu chí đánh giá chất lượng của vốn xã hội đều có khả năng hợp nhất các thành viên trong mạng xã hội và cộng đồng và thúc đẩy họ hợp tác lẫn nhau. Trong nghiên cứu của Kunitz (20...

Trang 1

SỨC KHỎE VÀ XÃ HỘI: NỘI DUNG VÀ KHOẢNG TRỐNG TRONG NGHIÊN CỨU HIỆN NAY

ĐẶNG KIM KHÁNH LY *

1 Dẫn nhập

Khi nói đến sức khoẻ, người ta thường nghĩ đến việc chăm sóc, duy trì, bảo vệ và nâng cao thể trạng sức khỏe nói chung Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các yếu tố tác động với sức khỏe con người như điều kiện vật chất, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng như nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời

Việc xem xét những nghiên cứu đã được thực hiện cho đến nay, đặc biệt là các nghiên cứu quốc tế về quan hệ xã hội với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho thấy giá trị cũng như những khoảng trống của các nghiên cứu trước đó, tạo cơ sở cho việc tiếp thu, khám phá và có những định hướng nghiên cứu ở Việt Nam trong tương lai về chủ đề nghiên cứu khá mới mẻ này

2 Một số khái niệm

Khái niệm quan hệ xã hội

Trong xã hội học, quan hệ xã hội là quá trình tương tác giữa các cá nhân hay nhóm Có hai loại tương tác cơ bản là hợp tác và xung đột Quan hệ xã hội cần phải nói đến trước tiên là tương tác giữa các cá nhân, nhất là sự hợp tác giữa các cá nhân (Mucha, 2003)

Khái niệm quan hệ xã hội được Max Weber đưa ra thông qua khái niệm về hành động xã hội, nó đi trước việc phân tích các khái niệm như tập quán, phong tục, tính tư lợi, trật tự pháp lý, xung đột, sự liên kết, quyền lực và sự chi phối (dẫn theo Mucha, 2003) Max Weber còn trình bày các mối liên hệ về mặt kinh tế Tuy nhiên, ông tập trung vào các quan hệ xã hội trong phạm vi cộng đồng như quan hệ trong gia đình, hàng xóm, cộng đồng hơn là quan hệ giữa các thiết chế và tổ chức xã hội

Tóm lại, theo Weber, quan hệ xã hội xuất hiện khi hành động xã hội của một số người được thực hiện có tính tới hành động của những người khác, theo đó hành động xã hội là có định hướng (dẫn theo Mucha, 2003) Có thể có nhiều hơn hai đối tác trong một mối quan hệ xã hội

Theo một tác giả khác, Florian Znaniecki, một nhà triết học, xã hội học người Ba Lan, quan hệ xã hội là hệ thống hành động mà trong đó mỗi đối tác là một chủ thể của một tiến trình hành động và là đối tượng của tiến trình hành động của đối tác thứ hai (dẫn theo Mucha, 2003) Quan hệ có thể xuất hiện giữa cá nhân và cá nhân, giữa nhóm với nhóm, hoặc giữa một cá nhân và một nhóm Quan hệ không cần phải cân đối để ảnh hưởng tới

*ThS, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 2

các đối tác của nó Quan hệ xã hội cũng luôn luôn liên kết ổn định và là chủ thể của sự điều chỉnh quy phạm Theo cách thao tác hóa khái niệm này, quan hệ xã hội là những hệ thống phụ hay là một tổng thể lớn thậm chí nếu chúng là các quan hệ liên nhóm Tuy nhiên, chúng ta tìm thấy ở đây tầm quan trọng của quan hệ giữa một nhóm và một nhóm khác, giữa một nhóm và một cá nhân khác Sự đối nghịch giữa các cá nhân, giữa các nhóm hoặc giữa các cá nhân và các nhóm luôn luôn dựa trên hệ thống giá trị chung Znaniecki phân tích nhiều tình huống cụ thể của xung đột và sự thù địch giữa các đối tác và đóng góp rất nhiều vào việc hiểu biết về chúng (dẫn theo Mucha, 2003)

Nhìn chung, khái niệm quan hệ xã hội được hiểu và phân tích theo nhiều tiếp cận

khác nhau Tuy vậy, có một quan niệm đáng chú ý: “Quan hệ xã hội được hiểu là tương

tác và cấu trúc ảnh hưởng tồn tại giữa người này với người khác hay giữa người và nhóm Về nguyên tắc, quan hệ này được phân theo thời gian (ngắn hạn, dài hạn), nội dung (tính hấp dẫn, hung bạo, vị tha, phân chia quyền lực), hậu quả (tối thiểu, tối đa), cường độ (phạm vi lớn, nhỏ), mức độ cam kết (tự nguyện, không tự nguyện) và số người liên quan (hai hay nhiều người)”(Endrweit và Trommsdorff, 2002)

Khái niệm sức khỏe

Sức khỏe có thể được hiểu theo nhiều chiều cạnh khác nhau, từ cảm giác của con người về tình trạng sức khỏe của họ cho đến việc bác sỹ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của con người dựa trên các tiếp cận y khoa Do vậy, làm rõ khái niệm về sức khỏe là điều quan trọng làm cơ sở cho sự hiểu biết xuyên suốt trong bài viết

Trong Hiến chương của mình năm 1946, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa

sức khỏe như sau: "Sức khỏe là sự hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội

chứ không chỉ là không có bệnh tật hay ốm đau" (WHO, 1946) Định nghĩa này của WHO

vẫn không thay đổi cho đến tận ngày nay Đây là một khái niệm về sức khỏe tương đối rộng, tuy nhiên rất khó để nghiên cứu thực nghiệm Vì vậy, nghiên cứu sức khỏe thường đi chệch khỏi hướng nghiên cứu sức khỏe tốt sang nghiên cứu hình thức của bệnh, sự ốm đau hoặc tử vong Trong khái niệm sức khỏe của WHO đưa ra ở trên có một sự khác nhau giữa bệnh tật và sự ốm đau Bệnh tật thường được đề cập đến khía cạnh y tế, sinh học của sức khỏe ốm và thông thường được chẩn đoán bởi đội ngũ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, các y bác sỹ Trong khi đó sự ốm đau lại được đề cập nhiều đến kinh nghiệm của cá nhân về các vấn đề sức khỏe Do vậy, rất có thể một cá nhân có thể có bệnh nhưng không có dấu hiệu của ốm đau và ngược lại Tuy nhiên, thông thường bệnh tật và ốm đau luôn đi liền với nhau ở một tỷ lệ rất cao Mọi người thường đi gặp bác sỹ khi họ có kinh nghiệm rằng họ đang có vấn đề về sức khỏe, và sau đó họ sẽ được chẩn đoán bởi đội ngũ y bác sỹ

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu, một nghiên cứu nào đưa ra được một khái niệm sức khỏe mang tính đại chúng và khoa học hơn khái niệm mà WHO đã đưa ra năm 1946 Do vậy, khái niệm này vẫn được sử dụng tương đối rộng rãi từ tầng bậc kiến thức thông thường cho đến khoa học hàn lâm

3 Kết quả nghiên cứu quốc tế về quan hệ xã hội với sức khỏe

3.1 Quan hệ xã hội với sức khỏe và hành vi chăm sóc sức khỏe

Trước hết, nghiên cứu về quan hệ xã hội là một chủ đề hay, khó đo lường và tương

Trang 3

đối nhạy cảm, đặc biệt khi nghiên cứu nó trong các tổ chức xã hội Chúng ta có thể nhìn thấy sự hiện diện của khái niệm quan hệ xã hội trong nhiều chủ đề nghiên cứu và các cách tiếp cận khác nhau, từ tiếp cận của tâm lý học, tiếp cận xã hội học, tiếp cận kinh tế học đến các tiếp cận đa chiều, liên ngành khác Điều này chứng tỏ rằng khái niệm quan hệ xã hội dành được nhiều sự quan tâm trong các nghiên cứu về khoa học xã hội

Mối liên hệ giữa hai khái niệm quan hệ xã hội và sức khỏe đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới dành nhiều sự quan tâm trong thời gian qua Có thể nói rằng các nghiên cứu về quan hệ xã hội với sức khỏe là một chủ đề được đề cập đến từ khá lâu trong các nghiên cứu quốc tế

Nghiên cứu về mối quan hệ xã hội và sức khỏe đã bắt đầu từ cách đây hơn một thế kỉ bằng nghiên cứu về tự tử của Durkheim (1897, dẫn theo Halpern, 2005) Durkheim đã quan sát được rằng, bất chấp tính chất cá nhân mạnh mẽ của các vụ tự tử, mặc dù con số đó thay đổi rõ rệt từ vùng này sang vùng khác Kết luận của ông là “sự tự tử thay đổi theo mức độ gắn kết của những nhóm xã hội mà mỗi cá nhân là một phần trong đó” (dẫn theo Halpern, 2005) Nghiên cứu của Durkheim đã chứng minh sự liên kết giữa việc gắn kết xã hội của con người với tình trạng tự tử của các cá nhân trong xã hội

Cho đến tận những năm 1960, những nhà tâm lý học mới bắt đầu mối quan tâm đến vai trò của sự hỗ trợ xã hội (social support) đối với sức khỏe, và đặc biệt đối với sức khỏe tâm lý, và vai trò của mạng lưới xã hội của một cá nhân trong việc chống đỡ cho người đó khỏi những khó khăn trong cuộc sống Gần đây, những nhà nghiên cứu y khoa cũng đã tham gia vào lĩnh vực này, mở rộng sự chú ý vào ảnh hưởng của những mạng lưới xã hội đến sức khỏe thể chất Các nhà tâm lý học đã nhận thấy những người mắc phải các chứng bệnh kinh niên dường như có ít mối quan hệ thân thiết và bạn bè hơn Những người mang bệnh thường nhận được ít sự hỗ trợ chất lượng hơn, bất kể người đó có bao nhiêu người trong mạng lưới xã hội của mình (Sarason, Sarason và Pierce, 1990)

Một số nghiên cứu khác cho thấy sự liên hệ mật thiết giữa kích thước và chất lượng của mạng lưới xã hội của con người và sức khỏe của họ, với những người ít cô lập với xã hội hơn, tham gia vào nhiều các hoạt động công dân và xã hội hơn có xu hướng sức khỏe tốt hơn (Beum và cộng sự, 2000; Veenstra, 2000, dẫn theo Harpen, 2005)

Tuy nhiên, mối quan hệ nhân quả giữa quan hệ xã hội với sức khỏe thường được phản

ánh không rõ ràng Có thể là người bị bệnh trở nên cô lập hơn bởi vì bệnh của họ, hơn là điều

ngược lại Những mối quan hệ cá nhân có bảo vệ sức khỏe bạn hay không, hay sức khỏe có ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn không? Ví dụ, việc về hưu sớm, và hệ lụy là mất đi những mối quan hệ với bạn đồng nghiệp thường có liên quan đến sức khỏe yếu Nhưng về hưu sớm thường là kết quả của việc bị mắc bệnh, hơn là điều ngược lại Tương tự, bệnh trầm cảm cũng được công nhận là gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong quan hệ hôn nhân và những mối quan hệ khác, với ít sự giao tiếp tích cực hơn, nhiều mâu thuẫn hơn, và người bị bệnh trầm cảm thường cảm thấy như mình là một gánh nặng (Bothwell và Weissman, 1977; Hokanson và cộng sự, 1989; Gotlib và Macabe, 1990, dẫn theo Harpen, 2005)

House và cộng sự (1988) cho rằng những mối quan hệ xã hội, hoặc sự thiếu cân xứng của nó, tạo ra những nguy cơ lớn đối với sức khoẻ… Thật vậy, các lý thuyết và

Trang 4

bằng chứng có được về sự liên hệ giữa các mối quan hệ xã hội và sức khỏe đã được mô

phỏng trong nghiên cứu về Hút thuốc và sức khỏe của US Surgeon General vào năm

1964, đồng thời chúng cũng có tác động đến các nghiên cứu và chính sách xã hội trong tương lai (dẫn theo Umberson và cộng sự, 2010)

Kể từ khi House và cộng sự (1988) đưa ra khẳng định này, sự liên hệ giữa những mối quan hệ xã hội và sức khoẻ đã trở thành một thực tế xã hội, với sự phát triển ồ ạt những nghiên cứu và các lý thuyết nhằm mục đích xác định những cơ chế cơ bản Hành vi sức khoẻ chiếm một vị trí then chốt trong những mô hình lý thuyết tìm kiếm cách giải thích về thời điểm và cách thức những mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ (ví dụ, House và cộng sự, 1988; Repetti và cộng sự, 2002; Uchino, 2004 (dẫn theo Umberson và cộng sự, 2010)

Trong diện rộng nhất, hành vi sức khoẻ đề cập đến một loạt các hành động cá nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ, khuyết tật và sự tử vong Một số hành vi như tập thể dục, ăn uống tốt, và sự tuân thủ chặt chẽ các phác đồ điều trị có xu hướng tăng cường sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật, trong khi những hành vi khác, như hút thuốc, tăng cân quá mức, và lạm dụng thuốc có thể làm giảm sức khoẻ Tầm quan trọng của hành vi sức khoẻ đối với sức khoẻ toàn diện là không thể tranh cãi, hành vi sức khoẻ giải thích gần một nửa số ca tử vong hàng năm ở Hoa Kỳ (McGinnis và cộng sự, 2002) Trong nghiên cứu về những cơ sở xã hội của hành vi sức khoẻ, nghiên cứu đã tuân thủ theo những học thuyết cổ điển trong xã hội học từ khoảng thời gian Durkheim cho ra đời nghiên cứu của mình năm 1897 về sự hoà nhập xã hội càng nhiều thì tỷ lệ tự tử càng thấp

Trong suốt ba thập kỷ qua, rất nhiều nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng cho sự ảnh hưởng của những mối quan hệ xã hội đến hành vi sức khoẻ trong suốt cuộc đời con người (Berkman & Breslow, 1983; Resnick và cộng sự, 1997) Mặc dù giả thuyết cơ bản của nghiên cứu này là những mối quan hệ xã hội thúc đẩy những hành vi lành mạnh và ngăn chặn những hành vi nguy hiểm, có rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng những mối quan hệ xã hội cũng có thể dẫn đến những hành vi xấu (Christakis & Fowler, 2007; Taylor & Repetti, 1997) Sự cân bằng giữa những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực này dễ dẫn đến việc đánh giá thấp tác động tổng thể của các mối quan hệ xã hội đến hành vi sức khoẻ

Berkman (1995) đã đề cập đến vai trò quan trọng của các mối quan hệ xã hội như là

thành phần quan trọng trong khung mẫu của hoạt động khám chữa bệnh Chúng ta cần phải tăng cường các hỗ trợ xã hội, đặc biệt là mối quan hệ giữa bệnh nhân và gia đình, cộng đồng và tác động của mối quan hệ này trong việc can thiệp vào quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân Nghiên cứu cho thấy các bằng chứng liên quan giữa bối cảnh bệnh nhân sống và các mối quan hệ xã hội đủ mạnh có khả năng hỗ trợ cho người bệnh Các nghiên cứu lịch sử được sử dụng trong nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những người bệnh mà bị cô lập có mức độ rủi ro cao và chịu nhiều rủi ro hơn Đặc biệt trong nghiên cứu, các tác giả cho thấy việc đo lường về con đường dẫn đến sức khỏe kém có mối liên hệ mật thiết từ nguyên nhân mối quan hệ xã hội hay cơ chế hành vi không có lợi cho người bệnh Do vậy, để tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cần có một mức độ tương tác qua lại của các mối quan hệ như gia đình, cộng đồng chứ không chỉ dừng lại ở bản thân của cá nhân

Trang 5

Các nghiên cứu tập trung vào các mối quan hệ xã hội trong hoạt động khám chữa bệnh cụ thể như quan hệ bác sĩ, bệnh nhân được đề cập đến nhiều trong các nghiên cứu của Ong và cộng sự (1995), cho rằng giao tiếp cần phải được nhìn nhận như là thành phần chính trong chăm sóc sức khỏe Nghiên cứu của nhóm tác giả này đã tập trung vào các vấn đề như mục đích khác nhau của giao tiếp trong chăm sóc sức khỏe; phân tích giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân; hành vi giao tiếp cụ thể; ảnh hưởng của hành vi giao tiếp đến kết quả chăm sóc và điều trị của bệnh nhân Ba mục đích khác nhau của giao tiếp được xác định, đó là: (1) tạo ra một mối quan hệ giữa các cá nhân tốt, (2) trao đổi thông tin, và (3) đưa ra quyết định liên quan đến điều trị Các kết quả của quá trình này thể hiện sự hài lòng của bệnh nhân, sự tuân thủ quá trình điều trị, sự hiểu biết về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân được mô tả

Tiếp đó, Sheldon (2004), trong nghiên cứu về quan hệ xã hội và sức khỏe, đã

nghiên cứu về ba biến số, quan hệ xã hội, hỗ trợ xã hội, hội nhập xã hội, và các tương tác mang tính tiêu cực trong việc đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe Có thể thấy, các biến số này tác động đến sức khỏe thông qua các cơ chế khác nhau Lập luận này cho thấy một cái nhìn rộng hơn về làm thế nào để can thiệp vào các mạng xã hội để cải thiện sức khỏe Điều này cũng tạo điều kiện cho việc thúc đẩy các hòa nhập xã hội và hỗ trợ xã hội, đồng thời giảm cơ hội cho các tương tác xã hội tiêu cực Cuối cùng, tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu rõ hơn về người hưởng lợi nhiều nhất và ít nhất từ can thiệp này

Nghiên cứu của Sheldon và Janicki-Deverts (2009) với chủ đề "Làm sao có thể cải thiện sức khỏe thể chất bằng thay đổi mạng lưới xã hội", cho chúng ta thấy các quan hệ xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe, tuổi thọ của con người Tiếp đến, Umberson và Montez (2010), trong nghiên cứu về "Quan hệ xã hội và sức khỏe: một điểm sáng cho chính sách sức khỏe", đã nhận định quan hệ xã hội như là điểm then chốt trong chính sách sức khỏe; các tác giả cho rằng các quan hệ xã hội, cả về số lượng và chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, hành vi sức khỏe, sức khỏe thể chất và nguy cơ tử vong Các nhà xã hội học đã đóng một vai trò trung tâm trong việc thiết lập mối liên kết giữa quan hệ xã hội và kết quả sức khỏe, xác định và giải thích cho liên kết này, đồng thời phát hiện ra sự thay đổi xã hội (ví dụ, theo giới tính và chủng tộc) ở cấp độ dân số Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ xã hội có tác động ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe, có thể tốt hơn hoặc xấu đi Nghiên cứu này đã mô tả các chủ đề nghiên cứu quan trọng trong việc nghiên cứu các mối quan hệ xã hội và y tế, và nó làm nổi bật tác động chính sách được đề xuất

Điểm luận qua một số nghiên cứu theo trình tự thời gian cho thấy có sự liên hệ giữa quan hệ xã hội với sức khỏe và hành vi chăm sóc sức khỏe của con người Các nghiên cứu đã chỉ ra các cá nhân có sự hòa nhập xã hội tốt thì sức khỏe thường tốt hơn Chất lượng của mối quan hệ xã hội sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hành vi chăm sóc sức khỏe Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra chiều tác động ngược lại trong mối quan hệ này, rằng khi con người có vấn đề sức khỏe họ cũng trở nên bị cô lập hơn Do đó, quan hệ xã hội và sức khỏe có mối quan hệ tác động hai chiều từ việc phân tích các kết quả của các nghiên cứu nói trên

Trang 6

3.2 Vốn xã hội với sức khỏe và hành vi chăm sóc sức khỏe

Bên cạnh đó, nghiên cứu về quan hệ xã hội với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe đã được tiếp cận lồng ghép trong các nghiên cứu về vốn xã hội với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe Những nghiên cứu về vốn xã hội với sức khỏe được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn trong những thập niên sau này

Trước hết, vốn xã hội (social captial), là một thuật ngữ đã được sử dụng từ

đầu thế kỷ hai mươi, nhưng nó chỉ được sử dụng một cách rộng rãi sau công trình của Coleman, Bourdieu và Putnam vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 Thuật ngữ này liên quan đến quan hệ xã hội, mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tán thành/thừa nhận khiến cho hành động hợp tác giữa các cá nhân và các cộng đồng được dễ dàng Từ năm 1995, đã có một sự bùng nổ trong các chủ đề nghiên cứu về vốn xã hội với phạm vi rộng ở các ngành khoa học Điều này cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách, các thể chế quốc gia và quốc tế đã thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng về nhận thức và những ảnh hưởng của vốn xã hội (Hoàng Bá Thịnh, 2009)

Theo Coleman (1988), vốn xã hội nằm trong quan hệ xã hội Do vậy, việc nghiên cứu vốn xã hội với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cũng là một chủ đề liên quan mật thiết đến quan hệ xã hội và sức khỏe Ommen và cộng sự (2009) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của vốn xã hội trong bệnh viện đến sự hài lòng về công việc của các bác sĩ làm việc trong 4 bệnh viện khác nhau của Đức từ năm 2002 Nghiên cứu kết luận rằng vốn xã hội trong tổ chức, bên cạnh chuyên môn và khối lượng công việc là chỉ báo có ý nghĩa rất đáng kể trong đánh giá sự hài lòng của bác sĩ đối việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ các mục đích, giá trị đạo đức là các tiêu chí đánh giá chất lượng của vốn xã hội đều có khả năng hợp nhất các thành viên trong mạng xã hội và cộng đồng và thúc đẩy họ hợp tác lẫn nhau

Trong nghiên cứu của Kunitz (2004) về vốn xã hội và sức khỏe, vốn xã hội được xem là mối quan hệ giữa các cá nhân và mối quan hệ giữa các hội nhóm xã hội tự nguyện Các mối quan hệ như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe và thúc đẩy các hành vi chăm sóc sức khỏe của con người Một nghiên cứu khác của Hendryx và cộng sự (2002) về tiếp cận chăm sóc sức khỏe và vốn xã hội của cộng đồng, cũng đã chỉ ra khả năng tiếp cận các nguồn tiềm năng trong chăm sóc sức khỏe có mối liên hệ chặt chẽ và tích cực với vốn xã hội của cộng đồng đó Các nghiên cứu về vốn xã hội trong chăm sóc sức khỏe của người nhập cư vào Canada; nghiên cứu về vốn xã hội của cộng đồng và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Uganda, đều cho thấy tác động của vốn xã hội đến chăm sóc sức khỏe trong các cộng đồng khác nhau (Scott và cộng sự, 2007)

Ngoài ra, một nghiên cứu nữa về vốn xã hội và kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe y tế cho người có thu nhập thấp (Perry và cộng sự, 2008) với mục tiêu nghiên cứu là kiểm tra mối quan hệ giữa vốn xã hội và dịch vụ y tế đối với các cá nhân có thu nhập thấp và đánh giá các đặc tính tâm lý của một biện pháp dựa trên lý thuyết về vốn xã hội Nghiên cứu đã tìm hiểu về những rào cản trong việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe, việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sự hài lòng với việc chăm sóc, chất lượng của nhà cung cấp dịch vụ

và những câu hỏi chủ yếu tập trung vào nguồn vốn xã hội Kết quả đã chứng minh một số

Trang 7

thành phần của vốn xã hội có liên quan đến các biện pháp dịch vụ y tế, ví dụ, hỗ trợ xã

hội đã làm giảm bớt những rào cản trong việc chăm sóc sức khỏe

Một nghiên cứu khác của Rocco và Suhrcke (2012) ở 14 nước châu Âu nhằm chứng minh giả thuyết rằng vốn xã hội của cá nhân và cấp độ cộng đồng có ảnh hưởng tích cực như thế nào đối với sức khỏe Nghiên cứu chỉ ra có ít nhất là ba vai trò tích cực của vốn xã hội đối với sức khỏe cá nhân bao gồm việc cải thiện khả năng tiếp cận các thông tin liên quan đến sức khỏe; thăm khám sức khỏe không chính thức và các hỗ trợ trong thời gian ốm đau; và tăng cường hiệu quả liên kết của nhóm trong việc vận động hành lang nhằm giành được các hỗ trợ thúc đẩy các điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc sức khỏe

Nghiên cứu của Norrish và cộng sự (2013) về xây dựng vốn xã hội như một chiến lược cải thiện quá trình chăm sóc sức khỏe đã sử dụng định nghĩa về vốn xã hội của Robert Putnam, đó là vốn xã hội là mạng lưới xã hội và quy tắc cho sự hiểu biết lẫn nhau trong một tổ chức, là cách để mọi người kết nối và làm việc cùng với nhau Vốn xã hội là cơ sở cho “sự chia sẻ quy tắc, giá trị, và sự hiểu biết để thúc đẩy sự hợp tác với nhau và giữa các nhóm” (Norrish và cộng sự, 2013) Trong các tổ chức chăm sóc sức khỏe, vốn xã hội có liên quan đến mạng lưới các nhóm, giữa các nhóm nhân viên với nhau, các nhân viên với lãnh đạo, quản lý của bệnh viện, giữa tổ chức đó và các tổ chức chăm sóc sức khỏe khác trong lĩnh vực rộng hơn Vốn xã hội - theo một cách khác không chỉ dựa trên mối tương tác giữa các thành viên trong một nhóm mà còn được xây dựng giữa các nhân viên với bệnh nhân và người nhà của họ Nghiên cứu của các tác giả nhận diện năm đặc điểm của một tổ chức chăm sóc sức khỏe với mức độ vốn xã hội cao đó là: niềm tin, sự trao đổi; chia sẻ các giá trị; chia sẻ các qui tắc; sự cởi mở và chỉ ra cách các yếu tố này có thể được xây dựng

Như vậy, những nghiên cứu xung quanh vốn xã hội với sức khỏe và hành vi chăm sóc sức khỏe đã phân tích ở trên có những kết quả đáng ghi nhận trong việc đóng góp của các lý thuyết về vốn xã hội với sức khỏe, làm sâu sắc thêm ý nghĩa khi phân tích quan hệ xã hội với sức khỏe Thêm vào đó, các nghiên cứu đã dẫn dắt các nghiên cứu về xã hội học sức khỏe sau này, ngoài việc phân tích xem xét các yếu tố như tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, kinh tế tác động đến sức khỏe và hành vi chăm sóc sức khỏe thì yếu tố, quan hệ xã hội, vốn xã hội cũng đang dần được khẳng định và xếp hạng trong danh sách các biến số độc lập tác động đến sức khỏe và hành vi chăm sóc sức khỏe của con người trong suốt cuộc đời

Nhìn chung, từ các nghiên cứu nêu trên có thể khẳng định những mối quan hệ xã hội gần gũi thường có xu hướng bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân Nhưng có thể hiểu một cách chính xác hơn rằng nội dung và chất lượng của những mối quan hệ xã hội mới thực sự có vai trò quan trọng trong việc tác động đến sức khỏe và hành vi chăm sóc sức khỏe của con người

4 Những khoảng trống trong nghiên cứu xã hội với sức khỏe ở Việt Nam hiện nay

Đã có không ít những nghiên cứu tách bạch về chủ đề quan hệ xã hội hay vốn xã hội ở Việt Nam Bên cạnh đó, mảng nghiên cứu về sức khỏe nói chung cũng đã được nhiều học giả Việt Nam đề cập trong nhiều năm Tuy nhiên, việc nghiên cứu trong phạm

Trang 8

vi gắn kết hai mảng chủ đề quan hệ xã hội với sức khỏe ở Việt Nam còn thực sự thiếu vắng Có chăng, một số nghiên cứu đã đề cập đến nhưng ở một phạm vi rất nhỏ trong từng mối quan hệ cụ thể như quan hệ bác sỹ bệnh nhân Ví dụ, các nghiên cứu “Quan hệ thầy thuốc bệnh nhân với tác động của các yếu tố kinh tế xã hội” (Nguyễn Đức Truyến, 2000); nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng (2014) về “Thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp”; và một số nghiên cứu khác về chủ đề quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân đã tiến hành dưới nhiều

lối tiếp cận từ khoa học hàn lâm cho đến các bài báo hàng ngày Nhưng hầu như các nghiên

cứu khá nhấn mạnh về mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, một quan hệ chức năng của mọi xã hội, nên nó cần được xã hội hóa và định chế hóa theo những tiêu chuẩn và qui tắc của từng xã hội Ngay cả trong từng nhóm xã hội, nông thôn hay đô thị, miền núi hay miền xuôi, vai trò thầy thuốc hay bệnh nhân cũng đều có những quan niệm, chuẩn mực và giá trị chi phối Những yếu tố tôn giáo, văn hóa, kinh tế hay xã hội đều chỉ phản ánh những nhu cầu của định chế hóa và kiểm soát mối quan hệ hết sức quan trọng này

Một dự án Điều tra cơ bản Đánh giá tổng thể hệ thống bệnh viện Việt Nam của Bộ Y tế năm 2005 đã đề cập đến thực trạng các vấn đề xã hội của bệnh viện hiện nay Nhưng thực chất, nghiên cứu vẫn chưa đi sâu và nhận diện một cách sâu sắc về bản chất các mối quan hệ xã hội trong bệnh viện, vẫn còn khá nhiều những khoảng trống nhạy cảm chưa được “mạnh dạn” đề cập trong phân tích mối quan hệ xã hội với sức khỏe tại phạm vi không gian nghiên cứu này

Gần đây, một nghiên cứu về “Công bằng sức khỏe ở Việt Nam, Góc nhìn xã hội dân sự” (Nhóm hành động về công bằng sức khỏe, PAHE, 2011) với mục tiêu thu hút sự quan tâm tới những vấn đề công bằng sức khỏe ở Việt Nam, làm sáng tỏ những định nghĩa và cách đo công bằng sức khỏe, chỉ ra những thách thức để đạt được công bằng sức khỏe ở Việt Nam và gợi ý các nghiên cứu cũng như phương pháp để cải thiện những hiểu biết về tình trạng công bằng sức khỏe ở Việt Nam Nghiên cứu có đề cập đến một khía cạnh

Công bằng sức khỏe ở Việt Nam: Từ góc nhìn của bệnh nhân Ở chủ đề này, các tác giả

đã sử dụng khung phân tích các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe, nhìn nhận lại những thay đổi của hệ thống y tế Việt Nam ở góc độ cá nhân (nhìn nhận của các bệnh nhân đối với công bằng sức khỏe và với các nhân viên y tế) Tại nội dung này, nghiên cứu tập trung vào nhóm bệnh nhân và tìm hiểu những lựa chọn của bệnh nhân để có dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng và kịp thời Kết quả nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân chỉ có ba lựa chọn khi không có các dịch vụ y tế phù hợp và kịp thời: 1) Thay đổi địa điểm cung cấp dịch vụ y tế; 2) Hối lộ các nhân viên y tế (hay còn gọi là đưa phong bì); 3) Nhờ cậy đến những mối quan hệ cá nhân của bạn bè và người quen để làm quen với bác sĩ Hình thức lựa chọn thứ (3) này dường như cũng có ít nhiều liên quan đến mối quan hệ xã hội với sức khỏe trong môi trường bệnh viện

Nhóm hành động công bằng sức khỏe, PAHE, năm 2013 lại tiếp nối với nghiên cứu

về Hệ thống y tế Việt Nam: Hướng tới mục tiêu và công bằng Theo nghiên cứu này thì

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân Tuy nhiên, phạm vi bao phủ tài chính cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn còn hạn chế Nhiều hộ gia đình tại Việt Nam phải gánh chịu chi phí y tế “thảm họa” cũng

Trang 9

như rơi vào nghèo đói do việc chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra sự tồn tại của bất bình đẳng giữa các nhóm kinh tế xã hội về nhiều khía cạnh y tế sức khỏe với các mức độ khác nhau Có lẽ đây cũng là một thôi thúc cho các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu liệu ngoài các biến số như kinh tế xã hội, yếu tố quan hệ xã hội có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề công bằng trong chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hay không

Dưới chiều cạnh của vốn xã hội với sức khỏe ở Việt Nam, cho đến nay có lẽ chỉ có một nghiên cứu theo hướng tiếp cận y học xã hội của Lê Minh Giang về “Huy động vốn xã hội trong quá trình khám chữa bệnh ở bốn tỉnh của Việt Nam năm 2008 – 2009” Nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên quan giữa độ dài của hành trình khám chữa bệnh và huy động vốn xã hội người dân ở 4 tỉnh Thái Nguyên, Khánh Hòa, Phú Yên và Vĩnh Long Những phân tích trong nghiên cứu đã chỉ ra rằng không phải lúc nào việc huy động vốn xã hội cũng đem lại lợi ích và hiệu quả tốt cho quá trình khám chữa bệnh, và hành trình khám chữa bệnh của người dân ở bốn tỉnh đa dạng và phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó có liên quan chặt chẽ đến vốn xã hội

Nhìn chung, những nghiên cứu về quan hệ xã hội với sức khỏe và hành vi chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam chưa thật sự được quan tâm nghiên cứu, có chăng, chỉ là một vài khía cạnh rất nhỏ đã được đề cập như mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, phạm vi không gian nghiên cứu cũng chỉ bó hẹp trong một môi trường nhất định, như môi trường bệnh viện

Nhìn lại, những nghiên cứu quan hệ xã hội và sức khỏe trên thế giới không còn là vấn đề mới mẻ Chúng thực sự là những tiền đề, những kinh nghiệm và là những gợi ý quan trọng để giới nghiên cứu Việt Nam tiếp tục thực hiện các nghiên cứu của mình trong

giai đoạn hiện nay trên cơ sở kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu trước đó

5 Kết luận

Những nghiên cứu về mối liên quan giữa xã hội và sức khỏe chủ yếu tập trung giải thích mối liên hệ và tầm quan trọng giữa hai biến số chính Bắt đầu từ Durkheim cho đến các nhà xã hội học sau này Con người có thể cải thiện sức khỏe thông qua việc tăng cường mạng lưới xã hội của bản thân, hoặc như số lượng và chất lượng quan hệ xã hội có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Nhìn chung, quan hệ xã hội có tác động ngắn hạn hoặc dài hạn đối với sức khỏe, làm cho con người tốt lên hoặc xấu đi tùy vào từng loại hình quan hệ

Các công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng những mối quan hệ gần gũi, và đặc biệt là những mối quan hệ thân cận và tin tưởng đã mang lại những ảnh hưởng rất tích cực đến sức khỏe tâm lý, sự hạnh phúc và thể trạng của một cá nhân Những bằng chứng rõ ràng, hầu hết được lấy từ những nghiên cứu trên diện rộng và lâu dài của các nghiên cứu quốc tế, cho thấy các mối quan hệ xã hội mang lại ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến thói quen sức khỏe, hoặc có thể thấy tính chất hai chiều của những mối quan hệ xã hội, một nguồn mang lại sự hỗ trợ và nuôi dưỡng và một nguồn gây ra căng thẳng và lo lắng Sự hỗ trợ xã hội và áp lực xã hội sẽ là hai cơ chế chính qua đó những mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của con người

Trang 10

Thêm nữa, việc chăm sóc sức khỏe của con người là cả một quá trình trong suốt cuộc đời, bên cạnh những yếu tố nhân khẩu học của cá nhân, yếu tố quan hệ xã hội, vốn xã hội của mỗi cá nhân cũng đang được xem xét như là một biến số độc lập tác động đến hành vi chăm sóc sức khỏe của con người

Do đó, ở Việt Nam, những nghiên cứu xã hội trong lĩnh vực y tế, sức khỏe trong thời gian tới nên có những định hướng trong việc xem xét mối quan hệ hai chiều của quan hệ xã hội với sức khỏe Nghiên cứu mối quan hệ đó trong các bối cảnh xã hội khác nhau như môi trường gia đình, môi trường học đường, môi trường làm việc, môi trường bệnh viện Thứ nữa, nghiên cứu ở lĩnh vực này cũng nên chú ý đến tác động của bối cảnh thời gian từ thời niên thiếu cho đến tuổi trưởng thành, các mối quan hệ xã hội sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân

Tóm lại, các nghiên cứu ở Việt Nam trong thời gian tới khi bàn đến chủ đề quan hệ xã hội với sức khỏe nên định hướng làm rõ mối quan hệ giữa kết nối xã hội và thói quen sức khỏe, đại diện cho một mô hình xã hội học, mà trong đó, quá trình này diễn ra theo thời gian, địa điểm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế 2005 Báo cáo Nghiên cứu một số vấn đề xã hội của bệnh viện Việt Nam thuộc dự án Điều tra cơ bản đánh giá tổng thể hệ thống bệnh viện Việt Nam 2005.

Berkman, LF và Breslow 1983 Heath and Ways of Living Health and Ways of Living: the Alameda County Study Oxford University Press (November 3, 1983), New York

Berkman, LF 1995 The Role of Social Relations in Health Promotion, Psychosomatic Medicine, Journal

Catherine Scott and Anne Hofmeyer 2007 Networks and Social Capital: a relational approach to primary

healthcare reform, Health Research Policy and Systems 2007: 5-9

Cohen, Sheldon 2004 Social Relationships and Health American Psychologist Vol 59(8), Nov 2004:

Christakis, Nicolas and James Flower 2007 The spread of Obesity in a large social network over 32 years

New England Journal of Medicine, June 2007: 370 – p379

Đỗ Mạnh Hùng 2014 Thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện nhi trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp, Luận án Tiến sỹ công cộng, Trường Đại học Y dược Thái Bình, Bộ Giáo dục đào tạo và Bộ Y tế

Endruweit, G và G Trommsdorff 2002 Từ điển Xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội Halpern, David 2005 Social Capital, London: Policy

Hendryx, Michael, Melisa Ahen, and Arthur Mc Curhy 2002 Access to Health Care and Community

Social capital, HSR: Health Services Research 37:1, February 2002, Health Research and

Education Trust

Ngày đăng: 11/05/2024, 21:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan