Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một Số Biện Pháp Làm Quen Môi Trường Xung Quanh Thông Qua Việc Tổ Chức Các Trò Chơi Dân Gian Cho Trẻ 3-4 Tuổi C1 Trường Mầm Non Đại Lai

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một Số Biện Pháp Làm Quen Môi Trường Xung Quanh Thông Qua Việc Tổ Chức Các Trò Chơi Dân Gian Cho Trẻ 3-4 Tuổi C1 Trường Mầm Non Đại Lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

MỤC LỤC

1 Mục đích của SKKN 2

3 Đóng góp của SKKN để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học

1 Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của SKKN 13

Tài liệu tham khảo 16

PHẦN I MỞ ĐẦU1 Mục đích của sáng kiến:

Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ làm quen môi trườngxung quanh thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian, tôi nghiên cứu nhằmtìm ra được một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy nhằm hình thành kỹ năngchơi trò chơi cho trẻ.

2 Tính mới của sáng kiến:

Trang 2

3 Đóng góp của SKKN để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.

Qua đề tài: “Một số biện pháp làm quen môi trường xung quanh thôngqua việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 3-4 tuổi C1 trường mầm nonĐại Lai”.

- Góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dụctrẻ trong nhà trường.

- Giúp trẻ tự tin phát triển toàn diện, nâng cao khả năng vận động cho trẻ.

PHẦN 2 NỘI DUNG

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SKKN ĐỀ CẬP ĐẾN1 Cơ sở lý luận:

Trò chơi dân gian trẻ em là một hoạt động văn hóa dân gian dành cho trẻđược lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác nhằmthỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cách tinh tế và nhẹ nhàng.

Trang 3

Trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thếgiới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vuichơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng

Điểm đặc biệt của trò chơi dân gian đó chính là sự gắn kết với môi trườngthiên nhiên Chính điều này làm cho trẻ hào mình với thiên nhiên hơn, hiểu vàcó ý thức bảo vệ thiên nhiên hơn.

Ví dụ: trò chơi "Chong chóng", "chơi sáo diều" giúp cho trẻ luyện cáchkhéo léo, tận dụng những que tre, giấy báo cũ để làm thành con diều chắc chắn,nhiều kiểu dáng, những chong chóng nhiều màu sắc Chúng tận dụng được sứcgió làm chong chóng quay, làm diều bay cao đầy thích thú.

Trong xã hội hiện đại ngày nay việc gắn liền với các thiết bị thông minh,thời gian cha mẹ dành cho con không có nhiều và thiếu không gian vui chơi đãkhiến trẻ em, đặc biệt là trẻ em thành thị không biết đến các trò chơi dân gian.

Chỉ với những hòn đất nhiều màu sắc, trẻ có thể rèn sự khéo tay, khả năngsáng tạo màu sắc về các con vật, hoa quả… trong cuộc sống thường ngày Tròchơi này có tác dụng dạy trẻ các kiến thức về động thực vật nhanh chóng Ngoàiviệc tạo sân chơi bổ ích, vui vẻ qua trò chơi, trò chơi dân gian còn giúp các emrèn luyện kỹ năng trong cuộc sống Khi các em chơi phải biết nhường nhịnnhau, không quá ăn thua để đánh mất tình bạn.

Khi trẻ ngồi quá lâu trước tivi chúng sẽ tiếp nhận thông tin một cách thụđộng mà không hề có tư duy Việc lười vận động gây ra tình trạng béo phì, vẹocột sống, cận thị… ngày càng gia tăng ở trẻ thành phố Vì vậy trò chơi dân giangiúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát,tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết Những phút vui chơi thoải mái, lànhmạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn Hơnnữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế nhữngtật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các em theo chiều hướng tốt hơn.

Không phải tất cả các trò chơi dân gian đều có thể tổ chức cho trẻ chơi bởi vì: - Một số trò chơi không phù hợp với mục tiêu giáo dục và chương trìnhgiáo dục cho trẻ mầm non.

Trang 4

- Có những trò chơi không phù hợp với độ tuổi trẻ.

- Có một số trò chơi gây nguy hiểm, không an toàn cho trẻ khi chơi.Ví dụ:

+ Trò chơi “kéo co” sẽ làm trẻ bị đau tay, trẻ kéo mạnh sẽ bị ngã đè lên nhau.+ Trò chơi “Ném lao”: sử dụng vật nhọn, khi trẻ ném có thể trúng vào bạn.+ Trò chơi “bịt mắt đập lon”: có thể đập trúng bạn hoặc bị lon dội ngược lạitrúng vào người.

Do vậy tôi đã suy nghĩ, tìm ra được một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làmquen môi trường xung quanh thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian chotrẻ.

* Thuận lợi:

- Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất.

- Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơsở vật chất như mua sắm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, tạo điều kiện cho lớp được sửdụng đồ dùng thuận tiện, đầy đủ…

- Dự các buổi chuyên đề của phòng, chuyên đề của trường, dự giờ đồngnghiệp tạo điều kiện tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ.

- Giáo viên có kế hoạch chương trình ngay từ đầu năm học.- Lứa tuổi trẻ tương đối đồng đều.

- Phụ huynh luôn mong muốn con em mình vui vẻ, yêu thích hoạt độngkhám phá môi trường thông qua các trò chơi dân gian.

* Khó khăn:

Việc áp dụng chuyên đề “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” bướcvào giai đoạn thứ 2, tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm

Trang 5

chưa được các phụ huynh quan tâm đúng mức, còn một số phụ huynh cho rằngtrẻ 3-4 tuổi việc học chỉ là chơi nên chơi lúc nào cũng được; Cho trẻ thực hiệntheo chế độ sinh hoạt của chương trình Giáo dục mầm non ngay lúc này là quásớm; Vì vậy một số cháu thường xuyên đến lớp trễ, ảnh hưởng đến việc tổ chứchoạt động chơi, khám phá môi trường xung quanh ngoài trời của các cháu.

Vào đầu năm học có khoảng 65% cháu mới đi học, trẻ chưa có nề nếp, thóiquen tốt.

* Nguyên nhân của thực trạng:

Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệđạt được của trẻ còn thấp đó là:

- Do trẻ nhà trẻ mới ra lớp còn quấy khóc, chưa tham gia vào hoạt độngcùng cô.

- Do trẻ mới đi học còn nhút nhát không giám tham gia hoạt động.- Trẻ chưa được chơi các trò chơi dân gian.

- Hình thức tổ chức lớp chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho trẻhoạt động.

Trong hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua trò

chơi dân gian Trước thực trạng của lớp, tôi nghiên cứu, tìm ra “Một số biệnpháp làm quen môi trường xung quanh thông qua việc tổ chức các trò chơidân gian cho trẻ 3-4 tuổi C1 trường mầm non Đại Lai”.

* Thực trạng ban đầu của lớp :

Trước khi thực hiện các biện pháp nâng cao tôi cho trẻ thực hiện tham giakhảo sát thu được kết quả như sau:

Thời điểm tháng 09 năm 2023 (Đầu năm học 2023-2024)

Bảng A

Các mục tiêu

Tổngsố trẻ

Đạt yêu cầuKhông đạt yêucầu

Trang 6

trò chơi dân gian

Trẻ hứng thú tham gia trò chơi dân gian

Trẻ nhận thức được môi trường xung quanh qua trò chơi dân gian

Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể

- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, bài đồng dao, địa điểm trước khi tổchức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian.

+ Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi: lựa chọn đồ dùng đồ chơi phù hợp với yêucầu trò chơi, nguyên liệu sử dụng đảm bảo an toàn cho trẻ Cho trẻ cùng côchuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho việc tổ chức trò chơi.

+ Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (đối với những trò chơi có lời đồng dao).

+ Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi: tùy vào địa điểm tổ chức mà lựachọn các trò chơi có cách chơi và luật chơi phù hợp.

- Tổ chức trò chơi: Hướng dẫn trẻ cách chơi, chơi cùng trẻ quan sát, quảnlý cách chơi của trẻ.

- Đánh giá sự phát triển của trẻ qua trò chơi.- Kết thúc hoạt động Dọn dẹp sau khi chơi.

Trang 7

2 Biện pháp 2: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổicủa trẻ

- Kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạngnhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ Vì thế nên cần có sựcân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật và cách chơi đơn giản, dễnhớ, dễ hiểu.

- Bên cạnh đó, trong trường Mầm non lại có sự phận chia theo nhiều độtuổi Mỗi độ tuổi lại có mức nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khácnhau Chính vì thế các trò chơi cũng phải được lựa chọn phù hợp cho từng độ tuổi.

- Với trẻ mẫu giáo bé: khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức cònđơn giản vì vậy trẻ có thể chơi các trò chơi đơn giản như: Lộn cầu vồng, chi chichành chành, tập tầm vông, nu na nu nống,

- Khi lựa chọn trò chơi dân gian cho trẻ tôi thực hiện theo các tiêu chí sau:+ Trò chơi dân gian đơn giản, trẻ có thể nhớ và thực hiện được.

+ Đồ dùng phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.

+ Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.

+ Trò chơi mang tính lồng ghép, ôn lại bài củ và làm quen kiến thức mới.+ Gây được hứng thú, sự chú ý của trẻ.

+ Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.

3 Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khitổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian

- Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng vàphong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi, luật chơicủa từng trò chơi Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều đồ dùng đồ chơitương ứng mà thiếu nó trò chơi không thể tiến hành được.

VD: trò chơi “ném còn” nếu thiếu quả còn thì không thể chơi được Haytrò “bịt mắt bắt dê” sẽ không chơi được nếu không có vãi hoặc khăn bịt mắt.

- Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ khôngbao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà trẻ thường vừa chơivừa hát hoặc đọc lời bài đồng dao nào đó Các bài đồng dao đó khiến cho không

Trang 8

khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ýnghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ.

VD: Chơi “chi chi chành chành” trẻ đọc: “Chi chi chành chành Cái đanhthổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế ” câu hát dường nhưu chẳngcó mạch ý nào rỏ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành.

VD: chơi “rải ranh” trẻ hát “rải ranh – bẻ cành – hái ngọn – chọt đôi”.Cùng với bài hát trong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi một cách khéo léo.

- Trò chơi chỉ có thể tổ chức khi trẻ đã thuộc đồng dao, lời bài hát của tròchơi Chính vì vậy tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơidân gian trước khi hướng dẫn trẻ vào chơi Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao tôi tổchức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó Vì thế trẻ chơi rấthứng thú và tích cực tham gia chơi.

- Mỗi trò chơi dân gian có cách chơi và luật chơi khác nhau Có những tròchơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham giachơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như: kéo co, rồng rắnlên mây, mèo đuổi chuột, thả đĩa ba ba, Nhưng cũng có những trò chơi tĩnh,trẻ hay chơi theo nhóm nhỏ như: chi chi chành chành, chuyền thẻ, Chính vì vậygiáo viên cần nắm vững cách chơi, l luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từđó lựa chọn địa điểm chơi cho phù hợp.

4 Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của cáchoạt động

- Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được mục đích nhất định Vì thế,hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó Nếu như hoạt động chung được tổchức nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ đượcgần gũi với thiên nhiên và phát triển thể chất, hay như ở hoạt động góc trẻ lạiđược mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm.

- Với hoạt động ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng, tôi tổchức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực chotrẻ như: cáo và thỏ, rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột,

Trang 9

- Với hoạt động chơi góc: tôi tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theonhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ,chuyền thẻ, ném vòng cổ chai

- Với hoạt động học và hoạt động chơi, hoạt động theo ý thích : nên tổchức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như: tập tầmvông, vấn đáp, đếm sao,

- Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung cần lựachọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của môn học.

* Ví dụ: Phát triển thể chất: nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rènluyện thân thể khỏe mạnh, hoạt bát và năng động Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phảimạnh mẻ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng Trẻ phải có sức khỏe mới cóthể chơi vui và ngược lại vui chơi giúp trẻ thêm khỏe mạnh và năng động Vớitrò chơi “rồng răn lên mây” khi trẻ hát xong câu cuối “xin khúc đuôi – tha hồthầy lấy” lặp tức trẻ làm đuôi (đứng sau cùng) phải chạy thật nhanh, nếu khôngsẽ bị “thầy” tóm lấy Trò chơi “trồng nụ, trồng hoa” có nhiều nấc chơi nho nhỏ:từ một bàn, hai bàn, đến bàn 10, từ một nụ, một hoa, đến 8 hoa Trẻ phải vượtqua dần từng nấc, hết nấc này mới đi tiếp nấc sau Như vậy trẻ phải dai sức,khỏe mạnh, nhanh nhẹn và khéo léo mới có thể tiến dần đến nấc cuối của tròchơi Trò chơi “Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải rất nhanh tay, nhanhmiệng vì nếu câu cuối bài là “ù à ù ập” đọc xong mà trẻ không rút tay kịp ra,ngón tay của trẻ sẽ bị giữ lại, như thế là thua.

- Với môn khám phá khoa học, làm quen với toán, làm quen văn học khilựa chọn các trò chơi cần đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.+ Phát triển ngôn ngữ.

+ Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹnăng sử dụng đồ dùng, đồ chơi.

+ Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.

Trang 10

* VD: Lời đồng dao của trò chơi chuyền “Con ruồi có cánh – đòn gánh cómấu – châu chấu có chân - ” đã giúp trẻ nhận biết đặc điểm của một số con vậtđồ vật quen thuộc.

- Với môn giáo dục âm nhạc nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hátnhư các trò chơi “tập tầm vông”, “hát chuyền sỏi”,

- Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, mộtđiều cần đặc biệt chú ý đó là: phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đềcủa bài dạy Chẳng hạn như:

+ Chủ đề “ thế giới động vật” có thể tổ chức trò chơi “bịt mắt bắt dê”, “phụđồng ếch”,

+ Chủ đề “thế giới thực vật” cho trẻ chơi các trò chơi “trồng nụ trồng hoa”“mít mật mít gai”,

+ Chủ đề “tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp cho trẻ chơi các tròchơi truyền thống dân tộc như “ném còn”, “cướp cờ”, “bịt mắt đánh trống”,“múa lân”,

5 Biện pháp 5: Động viên tất các trẻ tham gia vào trò chơi

Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là nó có thể dung nạp tất cả nhữngai muốn chơi Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhấtđịnh Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càngđông càng vui Nếu chơi “bịt mắt bắt dê” mỗi khi có thêm 1 người vào, vòng chỉrộng thêm 1 chút chứ trò chơi không hề thay đổi Còn với trò chơi “rồng rắn lênmây” khi có thêm người chơi thì khúc đuôi sẽ dài ra một chút và tất cả mọingười đều được chơi, được chạy như nhau.

6 Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong việc đưa trò chơi dângian vào cuộc sống của trẻ

Để việc giáo dục đem lại hiệu quả, công tác phối hợp với phụ huynh đóngmột vai trò hết sức quan trọng Qua những lúc đón trả trẻ, những buổi họp phụhuynh tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ tham giachơi các trò chơi dân gian Bên cạnh đó, tôi còn mời phụ huynh tham gia cácchương trình lễ hội của nhà trường có tổ chức các trò chơi dân gian, cho phụ

Trang 11

huynh cùng tham gia chơi với trẻ, từ đó nâng cao nhận thức của phụ huynh.Hiểu được ý nghĩa của hoạt động này phụ huynh sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhấtnhư đóng góp nguyên vật liệu và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ tham gia các tròchơi dân gian.

Tuyên truyền đến phụ huynh một số trò chơi đơn giản mà trẻ có thể chơiđược ở nhà Như:

* Chơi với loa: Chuyền loa, …

* Chơi với lá: Xâu vòng lá, làm trang sức bằng lá, thỏ kèn lá, súng bằng lá

chuối, phi ngựa, xếp hình bằng lá,…

* Chơi với sỏi:

- Xếp chữ, tìm chữ: Những hòn sỏi sau khi rửa sạch, phơi khô.(Chọn sỏi

có độ dẹp, chu vi rộng) Sơn phủ lên bề mặt màu bạn thích, trang trí đường viềnxung quanh Dùng bút lông hoặc sơn vẽ con chữ lên bề mặt hòn sỏi Cho trẻ tìmchữ, xếp chữ bằng những hòn sỏi đó.

- Trò chơi: “Cắp cua”

Hai tay trẻ nắm lại, đan các ngón vào nhau, hai ngón tay trỏ duỗi ra làmcàng cua cắp đúng con vật mình cần cắp Khi cắp phải khéo léo, không để chongón tay chạm vào hình bên, nếu bị chạm sẽ nhường quyền cắp cho bạn kế tiếp.Ai cắp hết hình con vật của mình trước là thắng cuộc.

- Trẻ vừa đọc vừa chỉ tay vào từng bạn chơi Các từ "con gà, con vịt, contôm, con cá" rơi vào ai thì trong suốt lượt chơi, trẻ chỉ được cắp con vật đó.

- Sau khi đã xác định được con vật mình sẽ cắp, cả nhóm oẳn tù tì để xếpthứ tự đi Trẻ đi trước bốc hết hình và tung ra, hai tay nắm lại, đan các ngón tay

Ngày đăng: 11/05/2024, 07:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan