Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của việc giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

116 0 0
Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của việc giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện đường lối phát triển lâm nghiệp dựa vào sức dân, sử dụng có hiệu quả đất đai tài nguyên rừng, tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn thông qua bán cây lâm nghiệp và thu phí từ dịch vụ môi trường do UBND tỉnh chi trả góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái.

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .1 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3 2.1 Mục tiêu chung .3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1.1 Khái niệm về giao đất 4 1.1.2 Khái niệm giao rừng 4 1.1.3 Khái niệm đất lâm nghiệp 4 1.1.4 Khái niệm giao đất lâm nghiệp 5 1.1.5 Khái niệm về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 5 1.1.6 Khái niệm sinh kế, sinh kế bền vững 6 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 8 1.2.1 Chính sách đất đai của một số nước trên thế giới 8 1.2.2 Chính sách giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam từ năm 1968 đến nay 17 1.3 TỔNG QUAN VỀ CHỦ TRƯƠNG GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở NƯỚC TA 21 1.3.1 Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở nước ta 22 1.3.2 Kết quả giao đất và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp ở nước ta 26 1.3.3 Những tác động tích cực của chủ trương giao đất lâm nghiệp ở nước ta 26 1.3.4 Nguyên nhân của các tồn tại trong công tác giao đất và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp ở nước ta 29 1.3.5 Tình hình sử dụng đất sau khi giao đất, giao rừng ở nước ta 30 1.4 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 31 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 36 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 36 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 36 2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 36 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 37 2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu .40 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ HƯƠNG BÌNH, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .42 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 42 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 46 3.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Hương Bình .52 Nguồn: UBND xã Hương Bình, 2021 .59 3.2 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI XÃ HƯƠNG BÌNH, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 60 3.2.1 Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã 60 3.2.2 Thực trạng việc giao rừng tự nhiên gắn với giao đất cho người dân quản lý .61 3.2.3 Thực trạng việc giao đất lâm nghiệp để trồng rừng 64 3.3 ẢNH HƯỞNG CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HƯƠNG BÌNH 68 3.3.1 Ảnh hưởng của việc giao đất, giao rừng đến các nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình, nhân dân trên địa bàn xã Hương Bình .68 3.3.2 Ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến các hoạt động sinh kế của người dân xã Hương Bình 78 3.3.3 Những thuận lợi, khó khăn và tồn tại trong giao đất và cấp GCNQSDĐ ở xã Hương Bình 82 3.4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ TỐT HƠN NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN XÃ HƯƠNG BÌNH, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 84 3.4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 84 3.4.2 Giải pháp hoàn thiện về chính sách giao đất, giao rừng 85 3.4.3 Giải pháp về công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng 85 3.4.4 Giải pháp thúc đẩy phát triển nghề rừng 86 3.4.5 Giải pháp kỹ thuật 86 3.4.6 Giải pháp về chính sách đầu tư, vốn 87 3.4.7 Giải pháp về sinh kế của người dân 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 1 KẾT LUẬN 89 2 KIẾN NGHỊ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 94 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ được viết tắt GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ISFP Chính sách lâm nghiệp xã hội hợp nhất FSC Chứng nhận tiêu chuẩn về rừng CFSA Bản thỏa thuận quản lý lâm nghiệp xã hội HTX Hợp tác xã NN&PTNT Nông nghiệp va Phát triển nông thôn TN&MT Tài nguyên và Môi trường HGĐ,CN Hộ gia đình, cá nhân QL,BV&PTR Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng UBND Ủy ban nhân dân xã DT Diện tích ĐU Đảng ủy xã NN Nông nghiệp ĐLN Đất lâm nghiệp LTQD Lâm trường quốc doanh KHKT Khoa học kỹ thuật BVR&PCCRCN Bảo vệ rừng và phòng chóng chửa cháy; phòng PCTT- TKCN chống thiên tai ĐH,CĐ, Đại học, Cao đẳng CSHT Cơ sở hạ tầng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp cả nước tính đến 31/12/2015 23 Bảng 1.2 Kết quả cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp của Việt Nam, năm 2012 .26 Bảng 2.1 Một số thông tin cơ bản đã được giao GCNQSDĐ cho các thôn .38 Bảng 2.2 Cơ cấu mẫu khảo sát 39 Bảng 3.1 Dân số xã Hương Bình năm 2021 chia theo thành phần dân tộc và tôn giáo 49 Bảng 3.2 Bảng kế hoạch sử dụng đất năm 2021 xã Hương Bình .53 Bảng 3.4 Kết quả giao đất và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp xã Hương Bình đến ngày 31/12/2021 60 Bảng 3.5 Sự hiểu biết của người dân về chính sách giao rừng, giao đất (tỷ lệ %) .62 Bảng 3.6 Giao đất lâm nghiệp để trồng rừng tại địa bàn điều tra .65 Bảng 3.7 So sánh một số chỉ tiêu về tài sản của hộ trước và sau khi giao đất 71 Bảng 3.8 Các loại tài sản chính trong gia đình hiện nay 73 Bảng 3.9 Số tháng thiếu ăn theo nhóm hộ 75 Bảng 3.10 Mức độ khó khăn về nguồn vốn đầu tư theo nhóm hộ 77 Bảng 3.11 Số lượng đàn bò của xã Hương Bình qua các năm 81 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1 Khung phân tích sinh kế của DFID .7 CẤU TRÚC 7 Hình 1.2 Khung phân tích sinh kế của DFID .7 Hình 2.1 Một số thông tin cơ bản đã được giao GCNQSDĐ cho các thôn 38 Hình 2.2 Cơ cấu theo thôn và tình trạng kinh tế hộ 40 Hình 2.3 Cơ cấu theo độ tuổi và trình độ học vấn 40 Hình 3.1 Sơ đồ địa bàn nghiên cứu 42 Hình 3.2 Tình hình dân số lao động trên địa bàn Xã Hương Bình, 2021 50 Hình 3.3 Kết quả giao đất và cấp GCNQSDĐ xã Hương Bình .59 Hình 3.4 Các loại tài sản chính trong gia đình hiện nay 72 MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nơi phân bố dân cư, là địa bàn quy hoạch, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh – quốc phòng Tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.123.077 ha; trong đó diện tích đất đồi núi là 23,9 triệu ha chiếm 72,2% diện tích tự nhiên cả nước; diện tích rừng và đất rừng toàn quốc khoảng 14 triệu ha (chiếm 42,3 %diện tích của cả nước), độ che phủ rừng là 40,84,7%, trong đó rừng tự nhiên còn khoảng 10,3 triệu ha và hơn 1 triệu ha là đất trống đồi núi trọc Cùng với sự phát triển của xã hội vai trò của tài nguyên đất, tài nguyên rừng cũng trở nên quan trọng hơn và đòi hỏi phải có sự quản lý, sử dụng một cách hiệu quả và bền vững Với hơn 80% dân số sống ở miền núi, trung du (chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số) lao động trong các lĩnh vực Nông nghiệp và lâm nghiệp Do vậy, việt bảo vệ và sử dụng bền vững đất nông , lâm nghiệp giữ vai trò vô cùng quan trọng [30] Việc giao đất rừng của Đảng, nhà nước đã làm ảnh hưởng đáng kể đến sinh kế của người dân cả nước nói chung và xã Hương Bình xã nói riêng, trong đó công tác giao đất, giao rừng là một trong những chủ trương và biện pháp có ý nghĩa chiến lược lâu dài, đã tạo công ăn, việc làm người dân xã nhà trong những năm qua Việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện đường lối phát triển lâm nghiệp dựa vào sức dân, sử dụng có hiệu quả đất đai tài nguyên rừng, tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn thông qua bán cây lâm nghiệp và thu phí từ dịch vụ môi trường do UBND tỉnh chi trả góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái Xã Hương Bình được thành lập ngày 20/6/1976, có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.266,09 ha; trong đó xã Hương Bình quản lý và sử dụng: 2.352,40 ha, diện tích còn lại do Ban quản lý rừng đầu nguồn sông Bồ, Trại giam Bình Điền, Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong quản lý, sử dụng 1 Với sự lãnh, chỉ đạo của cấp trên, sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ và nhân dân trong xã, các lĩnh vực của địa phương đã được xây dựng và phát triển Nhân dân trong xã có truyền thống cần cù trong lao động, sản xuất; nguồn thu nhập chủ yếu của nhân dân là từ cây trồng nông, lâm nghiệp như cao su: 824,84ha, trồng rừng sản xuất: 763,69 ha; sản xuất nông nghiệp: lúa nước 54 ha ; cây ăn quả: 41,53 ha; chăn nuôi, thương mại và dịch vụ… Việc giao đất giao đất, giao rừng và thu lại lợi nhuận từ những dịch vụ môi trường từ rừng đã thực sự đã cải thiện được sinh kế của người dân miền núi Thực tiễn cho thấy công tác giao đất lâm nghiệp, rừng tự nhiên đáp ứng được nguyện vọng của người dân, tạo thêm công ăn, việc làm cho nông dân; đồng thời nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng triển khai thực hiện công tác giao đất rừng tại địa phương lại có những thuận lợi và khó khăn riêng, chính vì vậy mà công tác giao đất, giao rừng là hết sức cấp thiết, nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương Xã Hương Bình, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương bị ảnh hưởng do xây dựng công trình thủy điện Hương Điền, tình trạng thu hồi đất lâm nghiệp đã ảnh hưởng đến người dân thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm và bất bình đẳng trong tiếp cận đất canh tác là rất lớn dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực khá nghiêm trọng, gia tăng đói nghèo; một số thôn và bất ổn xã hội, một số người dân lợi dụng công tác đền bù giải phóng mặt bằng thấp đã lấn chiếm đất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ và đất rừng tự nhiên khá nghiêm trọng; tình hình chặt phá rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, đốt rừng lấy củi, làm nương rẫy, môi trường sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng, các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng đang bị xói mòn; tệ nạn xã hội như tranh chấp đất đai nảy sinh gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương Từ những thực trạng trên cho thấy nhu cầu cần thiết phải có một nghiên cứu đánh giá chi tiết về ảnh hưởng của công tác giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân, bởi mục tiêu đề ra của công tác này là góp phần nâng cao được đời sống của nhân dân; thông qua đó nhằm giải quyết được những vấn đề tranh chấp đất đai đang còn tồn tại ở địa phương, nhận thấy được những tồn tại và vướn mắt đó với tư cách là một người con được sinh ra và lớn lên tại địa phương muốn giúp cho người dân nơi đây quản lý tốt việc giao đất giao rừng và đem lại nguồn thu nhập ổn định nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Và đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà chính quyền địa phương cũng như Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm trong giai đoạn hiện nay Xuất phát từ yêu cầu cấp bách về lý luận và thực tiễn tôi nghiên cứu thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân xã Hương Bình, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” 2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của công tác giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân, từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý rừng tự nhiên cũng như công tác giao đất đai tại địa phương cũng như đời sống của người dân sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Hương Bình, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hương Bình đến công tác giao đất, giao rừng và sinh kế của người dân - Nêu được tình hình và đặc điểm của công tác giao đất, giao rừng tại địa phương - Phân tích được sự thay đổi sinh kế của người dân sau khi được giao đất, giao rừng - Đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý đất đai, nâng cao được đời sống của người dân sử dụng đất lâm nghiệp và quản lý có hiệu quả đất rừng tự nhiên tại địa phương 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Khái niệm về giao đất Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Nhà nước trao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất” [22] Giao đất với ý nghĩa là một nội dung quản lý nhà nước về đất đai, là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao trên thực tế đất và quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng đất 1.1.2 Khái niệm giao rừng - Giao rừng là cấp có thẩm quyền giao đất rừng cho cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn xin giao rừng; việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương; - Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng gồm hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang; Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó [21] 1.1.3 Khái niệm đất lâm nghiệp Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất mới được trồng rừng hoặc trồng kết hợp khoanh nuôi tự nhiên Riêng đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên mà chưa đạt tiêu chuẩn rừng thì chưa thống kê vào đất lâm nghiệp mà thống kê theo hiện trạng (thuộc nhóm đất chưa sử dụng) Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng

Ngày đăng: 11/03/2024, 18:06

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan