Eo Singapore

Một phần của tài liệu Tính toán trao đổi nước qua các biên ở biển Đông dựa trên số liệu nhiệt muối (Trang 64)

Eo Singgapo là một eo biển nối giữa Singgapo và Indonesia. Mặt cắt lựa chọn tính toán cho eo Singgapo nằm trên vĩ tuyến 2°15’N và chạy dọc theo kinh tuyến từ 103°45’E đến 111°15’E, chiều dài toàn mặt cắt khoảng 833km, đây là mặt cắt lựa chọn tương đối dài, tuy nhiên độ sâu tại đây lại nhỏ, độ sâu lớn nhất mà tại đó có số liệu nhiệt – muối là 57.98m, nằm trên các kinh tuyến 106°15’E – 108o15’E.

Dựa trên hiện trạng số liệu nhiệt – muối đã thu thập tại eo Singgapo, mặt cắt tính toán tại eo Singgapo được chia thành 16 trạm quan trắc số liệu nhiệt – muối.

Hình 3.25: Số liệu độ muối tại eo Singgapo – tháng 1

Hình 3.26: Số liệu nhiệt độ tại eo Singgapo – tháng 1

Mặt cắt eo Singgapo nằm ờ phía nam biển Đông, đặc trưng dòng chảy tại eo Singgapo chịu ảnh hưởng bởi chế độ hoàn lưu Vịnh Thái Lan nói riêng và phía Nam biển Đông nói chung. Tốc độ dòng chảy lớn nhất đã tính toán được tại mặt cắt eo Singgapo là 4.5 cm/s vào tháng 1. Từ tháng 1 đến tháng 12, tại eo Singgapo chia ra 2 khoảng tốc độ dòng chảy, đó là tốc độ dòng chảy lớn vào các tháng 11,12, 1, 2 đạt 2.5-4.5cm/s và nhỏ vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10, đạt 1,5 – 2,5 cm/s.

Tại eo Singgapo vào mùa đông, trên toàn bộ mặt cắt eo chia ra làm 2 chế độ dòng chảy, nửa bên trái eo phía sát bờ Singgapo hướng dòng chảy đi từ ngoài vào biển Đông , còn phía bên phải eo sát bờ Indonexia dòng chảy đi từ biển Đông ra ngoài.

Vào mùa hè, hướng dòng chảy đi từ ngoài vào biển Đông chiếm ưu thế hơn, đẩy dần hướng dòng chảy từ biển Đông ra ngoài về phía bên phải gần Indonexia.

(tháng 12)

(tháng 7)

KẾT LUẬN

Tại eo Đài Loan, kết quả tính toán cho thấy vận tốc dòng chảy lớn nhất đạt được là 11 cm/s vào tháng 10. Bắt đầu từ tháng 12, phía bên trái mặt cắt eo Đài Loan xuất hiện dòng chảy từ Biển Đông đi ra biển Thái Bình Dương ở phía sát bờ Trung Quốc và dòng chảy đi từ biển Thái Bình Dương vào Biển Đông ở phía bên phải mặt cắt sát bờ Đài Loan. Vào các tháng mùa hè dòng chảy đi từ biển Đông ra biển Thái Bình Dương qua eo Đài Loan diễn ra mạnh hơn, trên mặt cắt eo Đài Loan vào tháng mùa hè, dòng chảy đi ra chiếm đa số.

Từ tháng 8, dòng chảy đi từ biển Đông ra biển Thái Bình Dương bắt đầu chiếm ưu thế, gần như trên toàn bộ mặt cắt eo Đài Loan, dòng chảy từ biển Đông đi ra ngoài Thái Bình Dương. Vào thời điểm này, tại biển Đông đang là thời kỳ gió mùa tây nam, một dòng chảy mạnh được hình thành theo hướng tây nam – đông bắc đối nghịch với hoàn lưu Đông – Bắc. Một phần khối nước nhập vào hải lưu ấm Kurosio qua eo Đài Loan lên phía Bắc.

Eo Bashi nằm giữa ranh giới giữa hai hoàn lưu Biển Đông và hoàn lưu rìa rây Thái Bình Dương, ở vị trí này xảy ra sự giao thoa giữa hai khối nước. Vào thời kỳ mùa gió đông – bắc, có hoàn lưu xoáy thuận biển Đông và hoàn lưu xoáy nghịch rìa Tây Thái Bình Dương. Chính vì vậy tại mặt cắt eo Bashi đã phân chia ra làm 2 khu vực dòng chảy, ở phía giữa eo Bashi dòng chảy đi vào Biển Đông và hai phía sát bờ Đài Loan và Philippin dòng chảy đi ra. Điều này được lý giải vì hoàn lưu xoáy nghịch rìa tây Thái Bình Dương tại mặt cắt eo Bashi có hướng tây – bắc khi đó có xu hướng đi vào qua eo Bashi, nhưng đến mặt cắt eo Bashi, xoáy này đảo chiều và đi ra biển Tây Thái Bình Dương, vì vậy phía trái mặt cắt eo Bashi có dòng chảy đi ra. Bện cạnh đó ở phía phải mặt cắt eo Bashi dòng chảy đi vào do ảnh hưởng của hoàn lưu xoáy thuận trong Biển Đông, dòng chảy từ biển đông qua eo Bashi có hướng đông – bắc, đến vị trí mặt cắt eo Bashi do chịu ảnh hưởng của xoáy thuận nên có xu hướng đảo chiều tây –bắc nên tại phía phải mặt cắt có dòng chảy hướng đi vào.

Điều này khá là phù hợp với hoàn lưu chung của biển Đông vào thời kỳ gió mùa đông bắc. Tại thời kỳ gió mùa đông bắc, khoảng tháng 12 – tháng 1, nước chuyển động theo hướng đông bắc – tây nam ở phía bắc của biển. Từ Thái Bình Dương các khối nước của hoàn lưu xích đạo bắc đi vào biển Đông qua eo biển Đài Loan và lạch Bashi cùng hợp với dòng nước của gió mùa đông bắc biển Đông thành hải lưu chính chảy về phía tây nam.

Vào các tháng mùa đông, tại mặt cắt eo Mindoro các lớp nước trên mặt, dòng chảy đi từ biển Đông ra ngoài chiếm ưu thế. Ngược lại, vào các tháng mùa hè, dòng chảy từ ngoài đi vào biển Đông lại chiếm ưu thế.

Tại eo Balabac, theo kết quả tính toán cho thấy, vào mùa đông dòng chảy từ biển Đông ra ngoài qua eo Balabac chiếm phần lớn trên mặt cắt. Tuy nhiên sang mùa hè dòng chảy từ ngoài vào biển Đông lại chiếm ưu thế gần như toàn bộ mặt cắt eo Balabac.

Bản đồ dòng chảy mùa đông trên mặt biển Đông (theo Wirkty, 1961) đã chỉ ra dòng chảy đi vào biển Đông qua eo Mindoro, Balabac. Bên cạnh đó Sơ đồ các bộ phận hoàn lưu cơ bản trên biển Đông đã chỉ ra rằng, tại phía gần eo Mindoro và Balabac hình thành một dòng ven Quảng Đông có hướng từ bắc xuống nam lượn qua eo Mindoro.

Mặt cắt eo Singgapo nằm ờ phía nam biển Đông, đặc trưng dòng chảy tại eo Singgapo chịu ảnh hưởng bởi chế độ hoàn lưu Vịnh Thái Lan nói riêng và phía Nam biển Đông nói chung. Tốc độ dòng chảy lớn nhất đã tính toán được tại mặt cắt eo Singgapo là 4.5 cm/s vào tháng 1. Từ tháng 1 đến tháng 12, tại eo Singgapo chia ra 2 khoảng tốc độ dòng chảy, đó là tốc độ dòng chảy lớn vào các tháng 11,12, 1, 2 đạt 2.5-4.5cm/s và nhỏ vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10, đạt 1,5 – 2,5 cm/s.

Tại eo Singgapo vào mùa đông, trên toàn bộ mặt cắt eo chia ra làm 2 chế độ dòng chảy, nửa bên trái eo phía sát bờ Singgapo hướng dòng chảy đi từ ngoài vào biển Đông , còn phía bên phải eo sát bờ Indonexia dòng chảy đi từ biển Đông ra ngoài.

Vào mùa hè, hướng dòng chảy đi từ ngoài vào biển Đông chiếm ưu thế hơn, đẩy dần hướng dòng chảy từ biển Đông ra ngoài về phía bên phải gần Indonexia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Phạm Văn Huấn (2003), Tính toán trong Hải dương học. Nhà xuất

bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Phạm Văn Huấn (1991), Cơ sở Hải dương học. Nhà xuất bản Khoa

học và kỹ thuật.

3. Phạm Văn Huấn (2002), Dự báo thủy văn biển. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Lê Đức Tố (1999), "Hải dương học Biển Đông", Giáo trình giảng dạy tại khoa Khí tượng – Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Đinh Văn Ưu (2006), Mô hình hoàn lưu biển và đại dương. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Đinh Văn Ưu – Nguyễn Minh Huấn (2003), Vật lý biển, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Đinh Văn Ưu (2008), Thủy văn và Thủy động lực học Biển Đông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Biển Đông – Tập II (2003), Khí tượng Thủy văn Đông lực biển – Chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp nhà nước KHCN-06 (1996-2000). Nhà

xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Iu.P.Doronhin, Biên dịch Phạm Văn Huấn (2000), Vật lý Đại dương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. N.I.Egorop, Biên dịch Tập thể Bộ môn Hải dương học (1981), Hải dương học vật lý tập 1, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.

Hình 1: Mặt cắt dòng chảy qua eo Đài Loan – tháng 1

Hình 3: Mặt cắt dòng chảy qua eo Đài Loan – tháng 3

Hình 5: Mặt cắt dòng chảy qua eo Đài Loan – tháng 5

Hình 7: Mặt cắt dòng chảy qua eo Đài Loan – tháng 7

Hình 9: Mặt cắt dòng chảy qua eo Đài Loan – tháng 9

Hình 11: Mặt cắt dòng chảy qua eo Đài Loan – tháng 11

Hình 13: Mặt cắt dòng chảy qua eo Bashi – tháng 1

Hình 15: Mặt cắt dòng chảy qua eo Bashi – tháng 3

Hình 17: Mặt cắt dòng chảy qua eo Bashi – tháng 5

Hình 19: Mặt cắt dòng chảy qua eo Bashi – tháng 7

Hình 21: Mặt cắt dòng chảy qua eo Bashi – tháng 9

Hình 23: Mặt cắt dòng chảy qua eo Bashi – tháng 11

Hình 25: Mặt cắt dòng chảy qua eo Mindoro – tháng 1

Hình 27: Mặt cắt dòng chảy qua eo Mindoro – tháng 3

Hình 29: Mặt cắt dòng chảy qua eo Mindoro – tháng 5

Hình 31: Mặt cắt dòng chảy qua eo Mindoro – tháng 7

Hình 33: Mặt cắt dòng chảy qua eo Mindoro – tháng 9

Hình 35: Mặt cắt dòng chảy qua eo Mindoro – tháng 11

Hình 37: Mặt cắt dòng chảy qua eo Balabac – tháng 1

Hình 39: Mặt cắt dòng chảy qua eo Balabac – tháng 3

Hình 41: Mặt cắt dòng chảy qua eo Balabac – tháng 5

Hình 43: Mặt cắt dòng chảy qua eo Balabac – tháng 7

Hình 45: Mặt cắt dòng chảy qua eo Balabac – tháng 9

Hình 47: Mặt cắt dòng chảy qua eo Balabac – tháng 11

Hình 49: Mặt cắt dòng chảy qua eo Singapore – tháng 1

Hình 51: Mặt cắt dòng chảy qua eo Singapore – tháng 3

Hình 53: Mặt cắt dòng chảy qua eo Singapore – tháng 5

Hình 55: Mặt cắt dòng chảy qua eo Singapore – tháng 7

Hình 57: Mặt cắt dòng chảy qua eo Singapore – tháng 9

Hình 59: Mặt cắt dòng chảy qua eo Singapore – tháng 11

Một phần của tài liệu Tính toán trao đổi nước qua các biên ở biển Đông dựa trên số liệu nhiệt muối (Trang 64)