Eo Bashi

Một phần của tài liệu Tính toán trao đổi nước qua các biên ở biển Đông dựa trên số liệu nhiệt muối (Trang 57)

Eo Bashi là một eo biển nối giữa Đài Loan và đảo Luzzon của Philippin. Mặt cắt lựa chọn tính toán cho eo Bashi nằm trên kinh tuyến 120o45’E và chạy dọc theo vĩ tuyến từ 18°15’N đến 22°15’N, chiều dài toàn mặt cắt khoảng 444km, đây là mặt cắt lựa chọn có chiều dài trung bình, tuy nhiên độ sâu tại đây lại lớn, độ sâu lớn nhất mà tại đó có số liệu nhiệt – muối là 3125m, nằm trên các vĩ tuyến từ 19°15’N – 20o15’N.

Dựa trên hiện trạng số liệu nhiệt – muối đã thu thập tại eo Bashi, mặt cắt tính toán tại eo Bashi được chia thành 9 trạm quan trắc số liệu nhiệt – muối.

Hình 3.16: Số liệu độ muối tại mặt cắt eo Bashi – tháng 1

Hình 3.17: Số liệu nhiệt độ tại mặt cắt eo Bashi – tháng 1

Eo Bashi cũng nằm ở phía đông bắc của Biển Đông, đây là một eo biển có đọ sâu tương đối lớn, chỗ sâu nhất có số liệu nhiệt – muối để tính toán, lên đến hơn 3000m. Chế độ dòng chảy qua eo Bashi vào các tháng, cũng tuân thủ theo hoàn lưu chung của Biển Đông.

(tháng 12)

(tháng 7)

Trong tất cả các kết quả tính toán dòng chảy qua mặt cắt eo Bashi, có thể nhận thấy một đặc điểm chung đó là tại tầng nước sâu (>500m) của eo Bashi, luôn tồn tại dòng chảy đi ra biển Thái Bình Dương từ biển Đông, sự phân chia ranh giới dòng chảy đi ra và đi vào qua mặt cắt eo Bashi, chỉ thực sự diễn ra trong khoảng độ sâu lớp nước từ 500m lên đến mặt.

Eo Bashi nằm giữa ranh giới giữa hai hoàn lưu Biển Đông và hoàn lưu rìa rây Thái Bình Dương, ở vị trí này xảy ra sự giao thoa giữa hai khối nước. Vào thời kỳ mùa gió đông – bắc, có hoàn lưu xoáy thuận biển Đông và hoàn lưu xoáy nghịch rìa Tây Thái Bình Dương. Chính vì vậy tại mặt cắt eo Bashi đã phân chia ra làm 2 khu vực dòng chảy, ở phía giữa eo Bashi dòng chảy đi vào Biển Đông và hai phía sát bờ Đài Loan và Philippin dòng chảy đi ra. Điều này được lý giải vì hoàn lưu xoáy nghịch rìa tây Thái Bình Dương tại mặt cắt eo Bashi có hướng tây – bắc khi đó có xu hướng đi vào qua eo Bashi, nhưng đến mặt cắt eo Bashi, xoáy này đảo chiều và đi ra biển Tây Thái Bình Dương, vì vậy phía trái mặt cắt eo Bashi có dòng chảy đi ra. Bện cạnh đó ở phía phải mặt cắt eo Bashi dòng chảy đi vào do ảnh hưởng của hoàn lưu xoáy thuận trong Biển Đông, dòng chảy từ biển đông qua eo Bashi có hướng đông – bắc, đến vị trí mặt cắt eo Bashi do chịu ảnh hưởng của xoáy thuận nên có xu hướng đảo chiều tây –bắc nên tại phía phải mặt cắt có dòng chảy hướng đi vào.

Một phần của tài liệu Tính toán trao đổi nước qua các biên ở biển Đông dựa trên số liệu nhiệt muối (Trang 57)