Các hợp chất dễ bay hơi VOCs (Volatile organic compounds):

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CÓ TRONG CHẤT THẢI SINH HOẠT (Trang 25)

+ Nguồn gốc: tự nhiên và nhân tạo.

• Trong tự nhiên, đa số các VOCs có nguồn gốc từ thực vật có trong rễ, lá, hoa, quả; điển hình là tecpen và isoprene - trong đó isoprene có thành phần hydrocacbon được thực vật thải ra với số lượng lớn.

• Trong nhân tạo, bao gồm nhóm độc chất: hydrocacbons (methan, ethane, propane, butane)- các chất tẩy quần áo, chất màu, chất thơm, dầu nhờn,…; hydrocacbon

halogen hóa – chất làm lạnh, chất tẩy dầu mỡ,…;hydrocacbon thơm – sơn, vecni,

chất tẩy rửa gia dụng, chất tẩy mùi tolet,…; ancol – chất lau kính, sơn cửa sổ, dung môi, chất kết dính,…; xeton andehit – chất sát trùng gia dụng, mỹ phẩm, các đồ đạc bằng gỗ dán, chất tạo vị...

• Đặc tính hóa lý của formandehyle (HCHO) ở điều kiện bình thường là một chất khí có mùi hăng mạnh, không màu, tan nhiều trong nước. Nó là anđêhít đơn giản nhất. Trong tự nhiên, nó có sẵn trong gỗ, táo, cà chua, khói thuốc lá, dầu và khí hóa lỏng,…

• Các hợp chất carbonhydro có tính độc tăng theo tỷ lệ thuận với số nguyên tử carbon có trong phân tử: pental (5C) độc hơn butal (4C), butylic (4C) độc hơn etylic (2C)

• Khi nguyên tử halogen thay thế cho hydro nhiều bao nhiêu trong các hợp chất hữu cơ thì độc tính tăng lên bấy nhiêu : tetracloruacarbon (CCl4) độc hơn Chlorofoc (CHCl3).

+ Lan truyền chất độc:

• Trong đất: Chất độc lan truyền trong môi trường đất có thể bằng những dòng chảy trong đất, bằng cách kết hợp với keo đất, kim loại trong đất

• Trong nước: trong nước các chất độc lan truyền nhanh hơn trong đất, do sự pha loãng, khuếch tán vào trong nước, và chảy theo dòng nước hòa tan vào trong môi trường nước

• Trong không khí: các chất hữu cơ dễ bay hơi khuếch tán dễ dàng và lan truyền nhanh nhất, các chất độc khuếch tán vào môi trường không khí xung quanh.

+ Phương thức xâm nhập vào cơ thể

• Hấp thụ: Xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua con đường hô hấp (mũi miệng -> khí quản -> phế quản -> máu), một phần nhỏ được hấp thụ qua da

• Phân bố: chủ yếu tại phổi và hệ thống hô hấp -> hấp thụ vào phổi -> máu,

• Chuyển hóa: quá trình chuyển hóa và hấp thụ vào cơ thể. Chuyển hóa trực tiếp vào phổi qua hô hấp -> hấp thu vào phổi -> máu; phân bố đến các cơ quan não, thận trước khi qua gan; kết hợp với các ezym trong cơ thể và đi đến các cơ quan trong cơ thể.

• Tích tụ : chủ yếu tại các mô mỡ, gan, thận, phổi

• Đào thải: qua hô hấp - một lượng chất độc được đào thải trực tiếp qua đường hô hấp phổi -> khí quản -> thở ra ngoài. Qua đường bài tiết: chất độc được tích tụ lại gan, thận và các cơ quan (tuyến mồ hôi) -> bài tiết ra ngoài qua nước tiểu, mồ hôi, …

+ Giải pháp xử lý:

• Công nghệ xử lý chất VOCs gây ô nhiễm hiện nay được chia thành 2 nhóm: công nghệ phân hủy (phương pháp oxy hóa nhiệt và oxy hóa xúc tác), công nghệ thu hồi (gồm phương pháp hấp phụ, hấp thụ, ngưng tụ và tách qua màng lọc).

• Ngoài ra giải pháp cho môi trường trong hộ gia đình, khuôn viên KCN các loài cây hoa có tác dụng giúp lọc không khí, giảm được nồng độ benzen, trichloroethylene, formandehyde như cây buồm trắng, cây hoa đồng tiền, hoa cúc trắng (bạch cúc),…

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CÓ TRONG CHẤT THẢI SINH HOẠT (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w