Công Nghệ Hóa Rắn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CÓ TRONG CHẤT THẢI SINH HOẠT (Trang 40)

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CÓ TRONG CHẤT THẢI SINH HOẠT

4.4.3.Công Nghệ Hóa Rắn

-Trong công nghệ hóa rắn chất thải được mang đi hóa rắn là: chất thải vô cơ, thủy tinh, bông thủy tinh, bùn từ sau quá trình xử lý, tro cặn sau quá trình đốt….

-Ổn định hoá rắn là quá trình kết dính chất thải bằng các chất phụ gia để tạo thành khối rắn nhằm ngăn cản sự phát tán các chất nguy hại vào môi trường nước cũng như bất cứ môi trường nào mà chúng tiếp xúc.Có nhiều phương pháp cố định và hoá rắn chất thải nguy hại như:

• Hoá rắn bằng phương pháp đổ bê tông (chỉ sử dụng xi măng) • Hoá rắn bằng vôi và pozzoland

• Hoá rắn với chất cao phân tử hữu cơ

• Hoá rắn bằng kỹ thuật tạo hạt với nhựa ở nhiệt độ cao • Thuỷ tinh hoá

Tại Công ty Cổ Phần Môi Trường Việt Úc người ta hoá rắn bằng phương pháp đổ bê tông.

Sơ đồ công nghệ :

Xi măng, nước, và các chất phụ gia khác…

Chất thải Máy xay Máy trộn Đóng khung

Sản phẩm

Nơi tiêu thụ hoặc chôn lấp

Quy trình công nghệ:

Chất thải được cho vào máy xay để nghiền nhỏ sau đó cho vào máy trộn.Máy trộn sẽ trộn chất thải cùng các chất phụ gia như xi măng cát và nước.Sau khi trộn xong sẽ mang hỗn hợp đi đóng khung tạo thành khối với kích thước 400×200×100mm.

Tỉ lệ phối trộn như sau:

- Bóng đèn hình: 1mẻ 300 kg bóng đèn hình sẽ trộn với: + 0,15 m3 cát

+ 1 bao xi măng + 30 lít nước

- Bóng đèn huỳnh quang: 1mẻ 150 kg bóng đèn trộn với: + 0,15 m3 cát

+ 1 bao xi măng + 30 lít nước

- Xỉ, tro: 1mẻ 180 kg tro, xỉ sẽ trộn với : + 0,15 m3 cát

+ 1 bao xi măng + 30 lít nước

Quy trình vận hành hệ thống hoá rắn:

 Các bước kiểm tra:

1. Kiểm tra cầu giao điện

2. Kiểm tra tủ điện điều khiển  Nạp liệu

1. Hạ thùng nân xuống bằng motor kéo. Khi thùng đã xuống tiến hành nạp liệu cần hoá rắn vào thùng nâng.

2. Sau khi đã nạp liệu vào thùng nâng, tiến hành bật công tắt điện nâng thùng nâng, đổ vật liệu vào bồn trộn.

3. Bật công tất hạ thùng nâng lần hai để nạp liệu các chất phụ gia (xi măng, cát,…) vào thùng nâng.

4. Bật công tất nâng thùng nâng để nạp các chất phụ gia vào bồn trộn.  Các bước vận hành bồn trộn

1. Sau khi nạp đủ nguyên liệu vào bồn trộn, bắt đầu bật công tắc để bồn trộn làm việc với tốc độ 100 vòng/phút.

2. Tiếp tục cho nước vào thùng trộn trong vòng 10 phút thì tắt máy.  Lấy liệu ra

1. Bật công tắt hạ máng xuống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Lấy liệu ra khỏi máng và tiến hành đổ vào các khuôn hoá rắn (400×200×100mm).  Lưu ý:

Sau khi lấy liệu ra, thùng hoà trộn sẽ còn dính phần bê tông . Để tránh tình trạng đông cứng bê tông đổ ít nước vào máy rồi tiến hành mẻ mới.

Ưu điểm:

• Thay đổi hình thức chất thải từ dạng không sử dụng sang dạng sử dụng được • Ổn định chất thải nguy hại, ngăn chặn nguồn phát tán ô nhiễm

• Ít hoặc không gây hại cho môi trường

Nhược điểm:

• Phát sinh ra tiếng ồn

• Sinh ra nhiều bụi do quá trình xay

Hình 2.10: Sản phẩm từ cố định – hóa rắn Hình 2.11: Máy trộn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CÓ TRONG CHẤT THẢI SINH HOẠT (Trang 40)