Rất Thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện 1 Xây dựng quy định và theo dõi việc thực hiện những quy định về sử dụng TBDH.
0 20% 30% 50%
2 Theo dõi, kiểm tra kế hoạch mua sắm, bảo quản và bảo dưỡng các TBDH.
3 Định kỳ, thường xuyên kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc bảo quản, bảo trì TBDH 10% 60% 30% 0 4 Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc sử dụng TBDH 20% 60% 20% 0
5 Xây dựng quy chế khen thưởng trong công tác TBDH
20% 80%
Qua bảng số liệu trên, em có nhận xét sau:
- Việc xây dựng quy định và theo dõi việc thực hiện quy định sử dụng TBDH hầu như chưa được quan tâm thực hiện, tiêu chuẩn kiểm tra chưa được quan tâm xây dựng vì vậy mà chưa có sự ràng buộc trách nhiệm đối với những người sử dụng TBDH.Điều này dẫn tới ngày càng nhiều TBDH bị hỏng hóc do thiếu ý thức sử dụng.
- Lãnh đạo nhà trường đã thường xuyên theo dõi kế hoạch mua sắm, bảo quản, bảo dưỡng TBDH. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí còn eo hẹp nên việc mua sắm TBDH vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học và thiếu điều kiện bảo quản, bảo dưỡng TBDH.
- Công tác tổng kết, đánh giá hiệu quả việc sử dụng TBDH chưa được quan tâm thường xuyên nên chưa đánh giá được kỹ năng sử dụng TBDH của GV cũng như chưa kịp thời phát hiện thiết bị hư hỏng gây lãng phí thời gian, tiền bạc.
- Việc xây dựng quy chế khen thưởng trong công tác TBDH chưa được triển khai kịp thời, chưa tạo được động lực thúc đẩy đội ngũ này tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Việc kiểm tra phần lớn chú trọng vào số lượng, còn về kiểm tra chất lượng TBDH thì chính cán bộ QLTBDH còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì:
- Vào đầu mỗi năm học, kỳ học Học viện đã tiến hành kiểm tra, kiểm kê
số lượng TBDH, tình trạng TBDH từ đó có kế hoạch mua sắm, sửa chữa và bảo dưỡng TBDH.
- Danh mục thiết bị dạy học được liệt kê đầy đủ
2.2.5. Thực trạng việc bồi dưỡng nghiệp vụ sử dụng TBDH
Hiện tại, Học viện có 2 cán bộ chuyên trách về TBDH. So sánh với quy mô đào tạo, nhiệm vụ đào tạo thì số lượng này còn quá ít so với nhu cầu khối lượng công việc.
Em đã tiến hành khảo sát 20 GV của Học viện, kết quả mục 4- Phụ lục 2: Có 6 GV( chiếm 30%) ý kiến cho rằng đã được tập huấn về sử dụng, bảo quản TBDH. Còn 70% còn lại thì cho rằng họ chưa được tập huấn về sử dụng, bảo quản TBDH.
Trong số 30% GV đã được tập huấn, thầy cô cho biết họ chỉ được tập huấn về cách sử dụng các phần mềm như: moodle, trang web của trường chứ chưa được tập huấn về kỹ năng sử dụng các TBDH thường xuyên trên lớp.
Kết quả khảo sát mục 4- phụ lục 3 hỏi về nguyên nhân dẫn tới kỹ năng sử dụng TBDH của SV còn lúng túng thì đa số ý kiến đều cho rằng nhà trường chưa tập huấn cho SV kỹ năng sử dụng TBDH .
Qua cuộc phỏng vấn thầy Nguyễn Văn Việt- cán bộ phụ trách TBDH, thầy cho biết: cán bộ quản lý TBDH ít được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về thiết bị.Trong 15 năm trở lại đây, nhà trường mới chỉ tập huấn 2 lần. Các TBDH mới được đưa về thì các cán bộ quản lý TBDH phải tự
mày mò sử dụng. Như vậy, có thể thấy số lần tập huấn rất ít so với sự phát triển ngày càng nhanh chóng, như vũ bão của khoa học công nghệ. Điều này, đòi hỏi những người làm công tác TBDH phải bắt kịp với sự phát triển đó.
Kết luận về thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ TBDH:
- Lãnh đạo nhà trường chưa chú trọng quan tâm tới việc bồi dưỡng nghiệp vụ sử dụng TBDH cho cán bộ quản lý TBDH, GV, SV đặc biệt là bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TBDH nghe nhìn.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là: Kinh phí để giành cho công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sử dụng TBDH còn eo hẹp.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng QLTBDH ở Học viện Quản lý giáo dục
2.3.1. Những mặt mạnh
- Đa số CBQL, GV đều nhận thức được tầm quan trọng của TBDH trong quá trình dạy học, là phương tiện cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ý thức trách nhiệm của đội ngũ CBGV ngày càng chuyển biến.
- Nhà trường đã chú trọng, quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng GV: tạo điều kiện cho cán bộ, GV được tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn .Tổ chức cho CBQL tham gia, giao lưu, học hỏi với các đơn vị điển hình tiên tiến về cơ sở vật chất.
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc.
- Học viện có hệ thống máy tính kết nối mạng phục vụ yêu cầu học tập của sinh viên.
- Đội ngũ CBQL TBDH khá năng động, nhiệt tình với công việc, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi.
- Nhà trường còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước mà chưa quan tâm đúng mức đến việc huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, cá nhân,tổ chức bên nhà trường trong việc đầu tư kinh phí, bổ sung TBDH còn thiếu .
- Công tác tập huấn sử dụng TBDH cho CBQL, GV,SV chưa được tổ chức thường xuyên và đồng bộ.
- Chưa có quy định cụ thể về việc mượn thiết bị dạy học.
- Người phụ trách thiết bị chuyên môn còn hạn chế, làm việc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm.
- Việc tu bổ các TBDH phần lớn được thực hiện theo định kỳ, nhiều TB hư hỏng chưa được thay thế, sửa chữa kịp thời.
2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế
Công tác quản lý TBDH ở Học viện Quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, hạn chế như trên là do một số nguyên nhân sau:
a. Nguyên nhân khách quan
- CBQL TBDH trong nhà trường chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về công tác quản lý TBDH, do vậy vẫn còn nhiều lúng túng trong quá trình chỉ đạo, điều hành.
- Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay, Nhà nước ta cần nguồn ngân sách rất lớn để đầu tư, song không thể có đủ kinh phí để trang bị đồng bộ TBDH trên cả nước cùng một lúc, nguồn kinh phí hằng năm chủ yếu trông chờ vào NSNN cấp nên việc huy động nguồn lực từ xã hội cho việc mua sắm TBDH gặp nhiều khó khăn.
- Kinh phí trang bị TBDH cho nhà trường còn hạn hẹp. Việc cấp phát thường chậm và phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nhà trường với các đơn vị hữu quan.
- Chế độ đãi ngộ của nhà nước cho đội ngũ cán bộ quản lý TBDH thấp nên chưa tạo động lực để họ an tâm công tác, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Đội ngũ cán bộ quản lý TBDH còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Lãnh đạo Học viện chưa quan tâm tạo mối liên hệ với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc đầu tư kinh phí, cung ứng TBDH tốt, giá thành rẻ.
- Học viện chưa có chế tài trong việc khen thưởng, động viên, khuyến khích hay kỷ luật đối với CBQL TBDH, GV, SV vì vậy chưa nêu cao được tinh thần, trách nhiệm của CBQL TBDH, GV, SV đối với việc sử dụng, bảo quản TBDH.
- Nhà trường chưa tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng TBDH cho cán bộ quản lý TBDH, GV, SV dẫn đến hiệu quả sử dụng TBDH chưa cao.
- CSVC chưa đồng bộ, chưa đảm bảo các điều kiện bảo quản TBDH
- Công tác kiểm tra-đánh giá đối với công tác quản lý TBDH chưa được tiến hành thường xuyên, chưa cụ thể, còn mang tính hình thức.
- Kinh phí để đầu tư mua sắm, bảo quản TBDH còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học của giảng viên và sinh viên.
Tiểu kết chương II
Để có cơ sở đánh giá thực trạng quản lý TBDH ở Học viện Quản lý giáo dục, em đã tiến hành khảo sát, lập phiếu hỏi xin ý kiến của cán bộ quản lý TBDH, giảng viên, sinh viên Học viện Quản lý giáo dục về thực trạng công tác quản lý TBDH của nhà trường.
Nhận thấy vai trò quan trọng của TBDH trong đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục , lãnh đạo nhà trường đã quan tâm đẩy mạnh đầu tư, trang bị , sử dụng, bảo quản hiệu quả TBDH và cũng đã đạt được những thành công nhất định. Song, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quản lý TBDH, lãnh đạo nhà trường và cán bộ quản lý TBDH còn bộc lộ một số hạn chế:
Chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của TBDH trong việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học; chưa quan tâm đến việc xây dựng nội quy,quy chế về sử dụng, bảo quản TBDH. Công tác kiểm tra, đánh giá không được tiến hành thường xuyên, kịp thời.Việc xây dựng kế hoạch trang bị TBDH còn chưa cụ thể, chưa dự trù hết những hao tổn, hư hỏng TBDH trong quá trình sử dụng.
Như vậy, nguyên nhân cơ bản là công tác quản lý TBDH của Học viện Quản lý giáo dục còn hạn chế, các biện pháp quản lý TBDH chưa thiết thực và khả thi. Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi cán bộ làm công tác quản lý thiết bị dạy học phải tìm tòi nghiên cứu, tìm ra những biện pháp quản lý TBDH phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đó là nội dung em xin được đề xuất xây dựng trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG III
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TBDH Ở HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 3.1. Các cơ sở để đề xuất một số biện pháp quản lý TBDH
Các văn bản về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước trong phát triển giáo dục đào tạo; kế thừa và vận dụng các vấn đề lý luận về quản lý sử dụng thiết bị dạy học đã được trình bày ở chương I; thực tiễn về thực trạng biện pháp quản lý TBDH ở Học viện Quản lý giáo dục đã được trình bày ở chương II và tình hình thực tế về điều kiện nguồn ngân sách của
Học viện – Đó là những cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý TBDH ở Học viện Quản lý giáo dục.
Các biện pháp được đề xuất tuân theo những nguyên tắc cơ bản dưới đây.
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý TBDH
3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp
Xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý của quá trình quản lý trong nhà trường trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện trang bị, bảo quản, sử dụng TBDH đúng mục đích, phù hợp nội dung và cách thức thực hiện, điều kiện thực hiện đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp trong việc sủ dụng TBDH, nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp.
3.2.2. Đảm bảo tính hiệu quả
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý, trong tất cả các hoạt động đã đề ra phải đem lại tính hiệu quả hay thực chất hơn là lợi ích trong công việc. Tính lợi ích đòi hỏi mọi hoạt động phải được thực hiện thông suốt, thuận lợi, đảm bảo sự thống nhất không mâu thuẫn nhau cả về quan điểm chỉ đạo lẫn nội dung thực hiện, hạn chế tối đa về yếu tố không khả thi trong công tác quản lý, gây lãng phí thời gian và công sức.
3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp
Trong khi thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, mỗi nhà trường có các điều kiện khác nhau về cơ sở vật chất, về đội ngũ, về đặc điểm văn hóa kinh tế, xã hội địa phương, về các khả năng quản lý, tổ chức, điều hành. Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hóa đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định giáo dục của ngành trong quá trình quản lý, muốn vậy phải xác định được định hướng chiến lược phát triển giáo dục hiện nay, các biện pháp cụ thể trong việc trang bị, sử dụng và bảo quản
TBDH để nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp là một trong những yếu tố cần được giải quyết.
Để đảm bảo được tính thực tiễn, các biện pháp mà khóa luận đưa ra phải: - Phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực…) và môi trường của địa phương nơi mà nhà trường đóng, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế mà Bộ GD&ĐT đã đề ra.
- Đáp ứng nhu cầu thực tiễn quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục quốc dân.
3.2.4. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý một cách thuận lợi, mang lại hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra).Để đảm bảo điều này thì các biện pháp được đưa ra phải đảm bảo tính khoa học, các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được xây dựng trên cơ sở xuất phát từ thực tiễn, căn cứ vào điều kiện nguồn lực của nhà trường để các biện pháp được áp dụng vào thực tiễn và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện, góp phần giúp nhà trường thực hiện mục tiêu đã đề ra.
3.3. Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Quản lý giáo dục
3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý TBDH, GV, SV về vai trò, tác dụng của TBDH trong việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học.
a. Mục đích:
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý TBDH, giảng viên, sinh viên về vai trò và tầm quan trọng của TBDH trong việc đổi mới phương pháp, nâng
cao chất lượng đào tạo. Từ đó mà họ có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc sử dụng và bảo quản TBDH một cách hợp lý, khoa học để TBDH thực sự phát huy được hiệu quả của nó trong các giờ học.
Biện pháp này nhằm mục tiêu sau đây:
- Nâng cao nhận thức về vai trò của TBDH trước hết cho cán bộ quản lý TBDH và lấy đó làm cơ sở để nâng cao nhận thức cho toàn thể giảng viên trong trường.
- Hình thành cho giảng viên thái độ ham thích sử dụng TBDH cũng như thói quen sử dụng TBDH trong các tiết dạy.
- Giúp cán bộ quản lý TBDH và giảng viên, sinh viên nâng cao kỹ năng sử dụng, bảo quản các TBDH.
b.Nội dung:
TBDH có tác dụng lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Muốn SV hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn thì không thể thiếu TBDH trong quá trình học,
Muốn vậy, trước hết phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý TBDH để họ nhận thức được sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của TBDH từ đó họ có biện pháp quản lý TBDH hiệu quả hơn.
Theo đó, đội ngũ giảng viên trong trường phải thấm nhuần tinh thần này hơn ai hết chỉ có họ mới quyết tâm sử dụng hiệu quả TBDH trong giờ học. Muốn vậy, ngoài lòng yêu nghề, GV cần có hiểu biết nhất định về TBDH: nội dung, cấu tạo, chức năng, các thông số kỹ thuật, điều kiện sử dụng, hiểu sâu phương pháp, nắm tâm lý nhận thức của SV để sử dụng TBDH có hiệu quả