Viện Quản lý giáo dục hiện nay

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Quản lý giáo dục (Trang 32)

1.Chu Thị Hằng Xuân Trưởng phòng Đại học( chuyên ngành: kinh tế) 2.Lê Hồng Thắng Phó trưởng phòng Đại học

3.Nguyễn Xuân Cầm Nhân viên điện nước Đại học(kỹ sư điện) 4.Nguyễn Thị Bồng Nhân viên phục vụ giảng

đường

5. Bùi Thị Tuyết Nhân viên phục vụ ký túc xã 6.Lê Hồng Cam Nhân viên chăm sóc cây cảnh

7.Nguyễn Văn Tuấn Nhân viên thiết bị Cao đẳng ( kỹ sư điện) 8.Phạm Tiến Quỳnh Nhân viên xây dựng Đại học

9.Nguyễn Hạ Long Nhân viên thiết bị Cử nhân( Xây dựng) 10.Nguyễn Văn Việt Nhân viên điện nước Đại học(kỹ sư điện) 11.Nguyễn Thị Tố Hoa Nhân viên phục vụ giảng đường

12.Nguyễn Thị Tuyết Nhân viên phục vụ ký túc xã

- Đội ngũ này đã đạt chuẩn về trình độ kiến thức chung; là những người có nhiều kinh nghiệm trong công tác, nhiệt tình trong công việc; quan tâm đến vấn đề quản lý TBDH.

- Một số CBQL TBDH có tinh thần ham học hỏi, luôn nỗ lực, tận tâm trong công việc.

- Có sự phân công chuyên môn rõ ràng, giao trách nhiệm đến từng người.

b. Những hạn chế:

- Số lượng cán bộ chuyên trách về TBDH chỉ có 2 người là tương đối ít. So với quy mô một trường đại học cùng với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, với khối lượng công việc lớn thì không đáp ứng được việc thực hiện nhiệm vụ.

- Thiếu cán bộ được đào tạo chuyên sâu về quản lý TBDH.Đội ngũ này làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa được đào tạo về chuyên môn.Chính vì vậy khiến cho các cán bộ này gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ, đây là nguyên nhân không nhỏ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý TBDH.

- Qua cuộc phỏng vấn thầy Nguyễn Văn Việt-Cán bộ quản lý TBDH thầy cho biết: đội ngũ này ít được bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng quản lý thiết bị nên họ trở nên họ chưa hiểu rõ về các thông số kỹ thuật cũng như trở nên lúng túng trong việc sửa chữa TBDH hiện đại. Đồng thời việc cập nhật những công nghệ dạy học mới cũng còn nhiều hạn chế, còn chậm so với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật.

- Do chưa được đào tạo về chuyên ngành quản lý thiết bị nên một số cán bộ quản lý TBDH chưa hiểu rõ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc quản lý TBDH nên hầu như chỉ quan tâm đến việc đảm bảo số lượng, chưa quan tâm đến việc kiểm tra để tiến hành bảo dưỡng các thiết bị.

+ Nhà trường chưa tuyển dụng được đội ngũ cán bộ quản lý TBDH có

trình độ chuyên sâu về thiết bị.

+ Chế độ đãi ngộ, lương hàng tháng cho cán bộ quản lý TBDH thấp nên chưa tạo động lực để đội ngũ này an tâm công tác, nâng cao hiệu quả quản lý TBDH.

+Một số cán bộ quản lý thiết bị dạy học còn ngại học tập để nâng cao trình độ, chưa mạnh dạn trong việc tiếp thu và vận dụng công nghệ thông tin, sử dụng TBDH hiện đại vào công tác quản lý của mình.

+ Một số ít cán bộ quản lý thiết bị dạy học còn chưa kiểm soát được hiệu quả tình hình sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học trong nhà trường.

+ Bên cạnh một số cán bộ quản lý TBDH tâm huyết, nhiệt tình, tận tụy với nghề, gương mẫu trong công tác, năng động sáng tạo trong việc sử dụng TBDH, vẫn còn một số cán bộ quản lý thiết bị dạy học (bộ phận nhỏ) chưa tâm huyết, ngại thay đổi cách thức sử dụng, bảo quản TBDH nên chất lượng dạy học chưa cao.

+Một số cán bộ trẻ, nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm, sử dụng và bảo quản TBDH thiếu khoa học.

2.2. Thực trạng QLTBDH ở Học viện Quản lý giáo dục

2.2.1. Thực trạng quản lý việc trang bị

a. Số lượng TBDH :

Để nghiên cứu rõ hơn về thực trạng số lượng TBDH hiện có của nhà trường, em đã tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu từ cán bộ quản lý TBDH và thu được kết quả sau:

TT

Tên gọi của máy, thiết bị,

kí hiệu, mục đích sử dụng Nước, năm sản xuất Số lượng

1 Máy vi tính để bàn Celeron, Pentium IV TQ, Malayxia, Singapo, VN 2001 đến 2006 854 bộ 2 Máy vi tính xách tay Compaq, Acer TQ , 2002 đến 2007 33 cái 3 Máy chiếu đa năng:

Mitsubisih, Hitachi, Sanyo

Nhật 2002 đến 2007 11 cái 4 Ðèn chiếu Overhead Ðức, TQ, Nhật 2000 đến 2007 11 cái 5 Máy chiếu vật thể Nhật, TQ, 2000 đến 12 cái 6 Phòng học tiếng nước ngoài

48 cabin

TQ 2006 1 phòng

7 Phòng Multimeedia Nhật, Pháp, TQ 2004, 2006 2 phòng 8 Phòng học trình chiếu Nhật, VN 2004, 2005 14 phòng 9 Phòng đào tạo/hội thảo qua

mạng

TQ 2006 1 phòng

10 Máy ghi âm sony Nhật 2001 4 cái

11 Camera Nhật 2001 đến 2004 5 cái

12 Hệ thống tăng âm: âm li, loa, micro, trang bị cho các

phòng học lớn

TQ, Nhật 2000 đến 2007 65 bộ

13 Máy in Laze đen trắng các loại

Nhật, TQ 1996 đến 2007 90 cái 14 Máy in Laze màu A4, A3. TQ, Nhật 2002 đến 2007 5 cái 15 Máy in Laze màu A0. Nhật 2000 đến 2007 2 cái 16 Máy quét A4, a3. Nhật 2000 đến 2007 10 cái

17 Máy quét A0. Ðan Mạch 2005 2 cái

18 Máy photocopy Nhật, TQ 1998 đến 2007 15 cái

20 Hệ thống truyền tin qua ti vi Nhật 2000-2007 4 bộ

21 Ðầu đĩa DVD Nhật, TQ 1998 đến 2007 14 cái

22 Phòng tư liệu VN1990 1 phòng

23 Phòng đa năng 2 phòng

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy:

- Học viện đã đầu tư trang thiết bị dạy học rất đa dạng, tương đối hiện đại để phục vụ cho quá trình dạy học.

- Nhà trường đã chú trọng đầu tư các trang thiết bị nghe nhìn vì nó góp phần không nhỏ tới việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Ở các trường đại học thì chưa có danh mục các thiết bị tối thiểu do Bộ quy định; vì vậy đề tài đã tiến hành điều tra và xử lý số liệu từ các phiếu trưng cầu ý kiến của 200 SV và 20 GV, 10 CBQL TBDH về mức độ đáp ứng trang bị TBDH ở Học viện Quản lý giáo dục. Tổng hợp kết quả điều tra ở mục 1 phụ lục 1; mục 1 phụ lục 2; mục 1 phụ lục 3 thu được kết quả sau:

Bảng 2.3: Bảng khảo sát mức độ đáp ứng nhu cầu dạy học về TBDH ở Học viện Quản lý giáo dục hiện nay

Ðối tượng Ðáp ứng Không đáp ứng Số lượng % Số lượng % CBQL 3 30 7 70 GV 2 10 18 90 SV 20 10 180 90

- Qua kết quả khảo sát cho thấy:

Có 70% CBQL TBDH; 90% GV ; 90% SVcho rằng TBDH ở Học viện hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy học của GV và SV.

Điều đó cho thâý , mặc dù lãnh đạo nhà trường đã quan tâm đầu tư mua sắm TBDH nhưng nhu cầu về TBDH để phục vụ cho quá trình dạy học là rất lớn, số lượng TBDH hiện nay của nhà trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của GV và SV. Qua quan sát thực tế thì tình trạng thiếu thiết bị xảy ra thường xuyên dẫn đến nhiều giờ GV và SV phải dạy chay, học chay điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng các giờ học trên lớp. Trong tổng số TBDH của nhà trường hiện có thì có khá nhiều thiết bị bị hư hỏng, không thể sử dụng. Do vậy nhà trường cần phải có kế hoạch đầu tư, trang bị thêm TBDH đồng thời tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng TBDH để đáp ứng nhu cầu đó.

b. Chất lượng TBDH:

Để hiểu biết rõ hơn về chất lượng TBDH hiện nay của Học viện Quản lý giáo dục, em đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp CBQL TBDH và phát phiếu điều tra :

20 GV, 200 SV, 10 CBQL TBDH về chất lượng TBDH ở Học viện Quản lý giáo dục. Tổng hợp kết quả điều tra ở mục 1 phụ lục 1 và phụ lục 2, mục 2 phụ lục 3 thu được một số kết quả sau:

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp ý kiến của CBQL, GV, SV về chất lượng TBDH ở HVQLGD

STT Mức độ

Đối tượng

Đảm bảo Không đảm bảo

Số lượng % Số lượng %

1 CBQL 3 30 7 70

2 GV 6 30 14 70

3 SV 65 30 135 67.5

Có 70% CBQL TBDH; 70% GV; 67.5% SV cho rằng chất lượng TBDH ở Học viện chưa đảm bảo được tính khoa học, chính xác. Điều này cho thấy, nhìn một cách tổng thể chất lượng thiết bị của Học viện vẫn chưa cao do trong

quá trình sử dụng và bảo quản CBQL TBDH, GV, SV thiếu kỹ năng nên tình trạng thiết bị ngày càng xuống cấp, hư hỏng nặng dẫn tình trạng thường xuyên thiếu thiết bị làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học trong nhà trường. Chất lượng của các TBDH sau một năm sử dụng thường bị giảm nhanh so với chỉ tiêu của nhà sản xuất đề ra, ví dụ: thiết bị âm thanh loa, micro giảm độ nhạy, âm lượng giảm, chất lượng âm thanh không đảm bảo.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:

- Thiết bị mua về chất lượng chưa đảm bảo do chưa có cán bộ chuyên sâu về TBDH để kiểm tra chất lượng TBDH một cách kỹ lưỡng.

- Do GV, SV trong quá trình sử dụng thao tác không đúng quy trình, kỹ thuật, kỹ năng sử dụng TBDH nghe nhìn còn hạn chế.

- Chế độ bảo quản TBDH không đúng quy trình của nhà sản xuất đề ra. Vì vậy, ngoài việc đầu tư mua sắm TBDH Học viện cần đi đôi với việc thường xuyên kiểm tra, bảo trì, sửa chữa các TBDH đã có.

- Bên cạnh đó, TBDH của Học viện đã đảm bảo được tính đồng bộ, nhìn chung dễ sử dụng và tiện lợi cho giảng viên trong quá trình khai thác.

- Các thiết bị dạy học của Học viện mới được mua sắm trong thời gian gần đây nên nếu biết cách sử dụng, bảo quản thì vẫn còn có thể sử dụng đươc thời gian dài.

c. Trang bị TBDH

Để hiểu rõ hơn về thực trạng trang bị TBDH của Học viện Quản lý giáo dục, đề tài tiến hành khảo sát 10 CBQL TBDH, 20 GV. Kết quả phiếu điều tra ở mục 1-Phiếu 1 và mục 1- Phiếu 2 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp ý kiến của 10 CBQL TBDH, 20GV về mức độ trang bị TBDH của Học viện Quản lý giáo dục

Mức độ trang bị TBDH Đối tượng Có Không Số phiếu % Số phiếu % TBDH được cấp kịp cho năm

học mới

CBQL 5 50 5 50

GV 12 60 8 40

Số lượng thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu dạy học

CBQL 2 25 6 75 GV 2 10 18 90 Chất lượng TBDH đảm bảo tính khoa học, chính xác CBQL 2 25 6 75 GV 6 30 14 70

Nhận xét: Dựa vào bảng 2.5 có thể thấy rằng: Theo ý kiến của CBQL

TBDH thì TBDH chưa được cấp kịp thời cho năm học mới là (50 %), với giảng viên là (60%); số lượng thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu và chất lượng TBDH chưa đảm bảo tính khoa học, chính xác. Điều này cho thấy việc đáp ứng TBDH cho năm học mới chưa thực hiện tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học của GV và SV và chất lượng TBDH được cấp thì tính khoa học và độ chính xác chưa cao.

Qua cuộc trao đổi với thầy Nguyễn Công Giáp- Phó giám đốc Học viện, thầy cho biết thêm:

Hằng năm nhà trường đã trích một phần kinh phí thường xuyên để chi cho hoạt động mua sắm, trang bị thiết bị cho năm học mới( bao gồm thiết bị dạy học và thiết bị văn phòng). Ngoài ra, nhà trường còn trích một phần kinh phí không thường xuyên( kinh phí từ các dự án, nghiên cứu khoa học, dịch vụ…) để trang bị thêm thiết bị dạy học thay thế và sửa chữa, bảo quản TBDH nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của GV và SV.

Việc xây dựng kế hoạch trang bị TBDH của lãnh đạo Học viên chỉ được quan tâm thực hiện vào đầu năm học còn kế hoạch trang bị trong quá trình học dường như rất ít.

TBDH được đầu tư, trang bị cho nhà trường chủ yếu từ nguồn ngân sách của nhà nước, ngoài ra hằng năm nhà trường trích một phần ngân sách tự có để đầu tư mua sắm TBDH. Nguồn tài trợ từ các Dự án, các tổ chức nước ngoài như: VVOB, Dự án phát triển giáo dục Trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dục Tiểu học, Dự án đổi mới quản lý giáo dục, nguồn thu từ các hoạt động khoa học, dịch vụ trong nhà trường... đó là những nguồn hỗ trợ tài chính góp phần đáng kể cho việc phát triển đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học cũng như đầu tư mua sắm, cải tiến cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của Học viện.

Mức độ trang bị TBDH ở Học viện đã góp phần đảm bảo quá trình dạy học trong nhà trường được diễn ra bình thường.Tuy nhiên mức độ trang bị vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của quá trình giảng dạy và học tập.Vì vậy, nhà trường cần có những chính sách; kế hoạch đầu tư, trang bị một cách đúng đắn, thiết thực.

2.2.2. Thực trạng quản lý việc sử dụng TBDH

- Về tần suất sử dụng TBDH ở Học viện:

Qua quan sát thực tế và phỏng vấn 4 CBQL TBDH, GV em thấy:

Ở bậc đại học thì việc sử dụng TBDH là điều không thể thiếu, là một đòi hỏi của công tác giảng dạy nên các thiết bị dạy học được sử dụng thường xuyên trong các giờ dạy trên lớp.

Các thiết bị được sử dụng nhiều nhất phần lớn thuộc về phương tiện nghe nhìn : máy tính, máy chiếu đa năng , loa, micro được giảng viên khai thác, sử dụng thường xuyên phục vụ công tác giảng dạy, học tập.

- Về kỹ năng sử dụng:

Để có kết quả thực trạng kỹ năng sử dụng TBDH ở Học viện Quản lý giáo dục, em đã tiến hành phát phiếu điều tra 20 GV, 200 SV . Tổng hợp kết quả điều tra ở mục 2 phụ lục 2 và mục 3 phụ lục 3 thu được kết quả sau:

STT

Đối tượng Thành thạo Tương đối thành thạo Khá thành thạo Chưa thành thạo SL % SL % SL % SL % 1 GV 2 10 6 30 12 60 0 0 2 SV 20 10 40 20 20 10 120 60

+ Kỹ năng sử dụng TBDH của GV có: 10% GV có kỹ năng sử dụng thành thạo TBDH; 30% GV tương đối thành thạo; 60% GV khá thành thạo.

Tuy nhiên, trên thực tế thì kỹ năng sử dụng của giảng viên vẫn còn nhiều lúng túng. Hầu hết các giảng viên mới chỉ biết những thao tác cơ bản, còn chưa hiểu rõ về những thông số kỹ thuật trên thiết bị, chưa biết cách khắc phục lỗi loa rè, màn hình mờ… nên vẫn phải nhờ sự trợ giúp của một số sinh viên biết sử dụng thành thạo.

+ Có 10% SV sử dụng thành thạo TBDH; 20% sử dụng tương đối thành thạo; 10% sử dụng khá thành thạo TBDH. Bên cạnh đó, tỷ lệ SV còn lúng túng vẫn khá nhiều, chiếm 60%.

- Hiệu quả sử dụng TBDH:

Qua kết quả khảo sát 200 SV Học viện đánh giá về hiệu quả sử dụng TBDH của nhà trường. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phương pháp thống kê .Tổng hợp kết quả phiếu điều tra ở mục 3 phụ lục 3 thu được kết quả sau:

Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng TBDH ở Học viện Quản lý giáo dục Mức độ

Rất hiệu quả Hiệu quả Chưa hiệu quả

SL % SL % SL %

20 10 160 80 20 10

Có 10% SV cho rằng Học viện đã sử dụng rất hiệu quả TBDH.Có 160 SV (chiếm 80%) cho rằng Học viện đã sử dụng hiệu quả TBDH. Điều này cho thấy giảng viên đã biết cách sử dụng TBDH tăng khả năng hứng thú, rèn

luyện tác phong, tạo mối quan hệ GV-SV được tốt hơn từ đó góp phần nâng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Quản lý giáo dục (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w