Giải pháp về giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 75)

TP Vinh hiện đang trong quá trình phát triển, tuy nhiên việc tìm một địa điểm đất trống không cần GPMB để quy hoạch vị trí xây dựng KCHT giao thông tĩnh là điều rất khó. Công tác GPMB là một trong những vấn đề đáng quan tâm đối với TP Vinh trong việc xây dựng các công trình giao thông tĩnh. Có thể nói, việc chậm tiến độ các dự án ngoài nguyên nhân chính là vốn thì nguyên nhân thứ hai là do công tác GPMB. Thực tế cho thấy nhiều công trình đã bị chậm trễ vài năm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:

Công tác dự báo và quy hoạch chậm nên quỹ đất không còn dẫn đến phải GPMB mất rất nhiều thời gian.

Sự buông lỏng trong công tác quản lý đất đai nói chung và đất dành cho xây dựng nói chung, nhiều khu vực đã được cắm mốc quy hoạch nhưng người dân vẫn cố tình xây dựng trái quy định, lấn chiếm trái phép khiến cho khi thực hiện dự án gây ra rất nhiều khó khăn trong cưỡng chế, thu hồi và làm tăng chi phí GPMB.

Chính sách, đơn giá đền bù cho người dân chưa thoả đáng, chưa có quy hoạch quỹ đất dành cho công tác tái định cư. Khi người dân nhận tiền đền bù thì hoặc là không đủ để mua đất ở khu vực khác hoặc là đối với đất ruộng thì không được chuyển đổi nghề nghiệp nên rất khó khăn.

Để giải quyết những vấn đề trên thì trong thời gian tới cần phải có những giải pháp kịp thời để thực hiện tốt công tác GPMB:

Xây dựng quy hoạch trung hạn và dài hạn một cách chi tiết để xây dựng KCHT giao thông tĩnh, trên cơ sở đó lập quy hoạch quỹ đất và có những chính sách thu hồi đất hợp lý với những cột mốc chỉ giới ổn định. Công bố công khai quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng sau khi phê duyệt trên các phương tiện thông tin đại

chúng và niêm yết công khai tại các vùng dự án để nhân dân và nhà đầu tư biết, thực hiện giám sát xây dựng hạ tầng theo đúng quy hoạch.

Quan tâm đến việc bố trí quỹ đất cho công tác tái định cư của các hộ dân thuộc diện di dời.

Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định về thu hồi đất, đền bù, GPMB phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng xác định rõ hơn trách nhiệm của các cấp, các ngành, rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, đặc biệt là công trình trọng điểm. Điều chỉnh giá đền bù hợp lý với giá trị đất đai của từng địa bàn và trong từng thời kỳ nhất định vì đây là một vấn đề tác động lớn nhất đến việc chấp thuận di dời của người dân. Khi mà lợi ích của người dân được đảm bảo, đủ bù đắp thiệt hại cho người dân thì sẽ có thể đẩy nhanh được công tác đền bù và GPMB, tiết kiệm được thời gian và chi phí, tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch thông tin để tuyên truyền, vận động sự tự nguyện chấp hành và tham gia đóng góp tích cực của người dân. Xử lý nghiêm các hành vi cố tình không chấp hành quy định của pháp luật về GPMB.

Tăng cường nhân lực làm công tác GPMB về chất lượng, trình độ và phương pháp làm việc. Trên thực tế đây là một lĩnh vực nhạy cảm do đó cần có những tổ chức chuyện nghiệp thực hiện công tác này.

Hàng năm, có kế hoạch dành một phần nguồn vốn đền bù GPMB trong Quỹ đền bù, GPMB cho các dự án giao thông trong đó có giao thông tĩnh.

KẾT LUẬN

Thành phố Vinh là đô thị loại I và được định hướng là Trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ, do đó để đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai thì giao thông đô thị nói chung và giao thông tĩnh nói riêng phải đi trước một bước. KCHT giao thông tĩnh và giao thông động là hai bộ phận cấu thành của KCHT giao thông đô thị có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau. Do đó, việc đầu tư phát triển KCHT giao thông tĩnh là cần thiết để đảm bảo cho giao thông thông suốt, đáp ứng yêu cầu giao lưu kinh tế, văn hóa và thương mại giữa các vùng miền và mở rộng hơn nữa là giao lưu quốc tế sang các nước lân cận như Lào, Thái Lan...

Trong thời gian qua, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh của thành phố Vinh đã nhận được sự quan tâm đầu tư và bước đầu đáp ứng được nhu cầu giao thông tĩnh trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nhìn chung kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh vẫn chưa tương xứng với tốc độ phát triển của hàng hóa, hành khách và phương tiện lưu thông, nhất là với lượng phương tiện tăng khoảng trên 20% mỗi năm.

Hy vọng rằng, với những giải pháp nêu trên, việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh nói riêng và kết cấu hạ tầng giao thông nói chung sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh chóng của thành phố Vinh, góp phần phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội, đưa thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung bộ./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giao thông Vận tải, 2010. Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 Quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

2. Chính phủ, 2007. Quyết định số: 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 về việc phê duyệt tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 3. Chính phủ, 2007. Nghị định số: 146/2007/NĐ-CP ngày 14/7/2007 về quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

4. Chính phủ, 2008. Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 05/09/2008 của Thủ tướng Chính phủ về công nhận thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An.

5. Chính phủ, 2009. Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 09/ 03/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

6. Chính phủ, 2009. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

7. Chính phủ, 2009. Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

8. Chính phủ, 2009. Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

9. Cục Thống kê Nghệ An, 2014. Niên giám thống kê 2013. Hà Nội: Nhà in Công ty Cổ phần in và phát hành biểu mẫu Nghệ An.

10.Chính phủ, 2014. Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

11.Dương Lê Vân, 2013. Hoàn thiện khung pháp lý về đối tác công - tư (PPP) ở Việt Nam trong phát triển kết cấu hạ tầng. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

12.Đảng Cộng sản Việt Nam, 2012. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

13.Đàm Anh Tài, 2010. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14.Đỗ Đức Tú, 2013. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiện đại. Luận án Tiến sĩ, Viện Chiến lược Phát triển.

15.Hoàng Tùng, 2010. Giao thông tĩnh châu Âu - Ngành công nghiệp lợi nhuận cao.

16.Hương Ly, 2012. Huy động nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng đô thị: Mô hình hợp tác công tư, 20/4/2012.

17.Hoàng Văn Tâm, 2010. Đề xuất phương án quy hoạch giao thông tĩnh quận Cầu Giấy đến năm 2020. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. 18.Lê Kế Trường, 2009. Giải pháp cho vấn đề giao thông tĩnh trên địa bàn

quận Hà Đông. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Xây dựng.

19.Nguyễn Đình Hương và Nguyễn Hữu Đoàn, 2003. Quản Lý Đô Thị. Hà Nội: Nxb thống kê.

20.Nguyễn Cao Thắng, 2006. Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thị.

21.Nguyễn Xuân Trục, 2007. Quy hoạch giao thông vận tải và thiết kế đường đô thị. Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.

22.Nguyễn Quang Nhật, 2006. Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

23.Nguyễn Thị Thơ, 2008. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

24.Nguyễn Doãn Hùng, 2010. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vùng miền Tây tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

25.Nguyễn Tuần Anh, 2012. Đề xuất phương án quy hoạch giao thông tĩnh tại bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Giao thông vận tải. 26.Phan Minh Sang, 2004. Đầu tư với sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010.Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

27.Trần Thị Trúc Liễu, 2010. Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho quận Thủ Đức và quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn sau năm 2015. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Giao thông Vận tải.

28.Trần Thị Lan Hương, 2013. Phương pháp xác định diện tích giao thông tĩnh đô thị. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Giao thông Vận tải.

29.Quốc hội, 2004. Luật giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH 11 ngày 15/6/2004.

30.Quốc hội, 2005. Luật Đường sắt số 35/2005/QH 11 ngày 14/6/2005.

31.Quốc hội, 2008. Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008.

32.Quốc hội, 2009. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009.

33.Quốc hội, 2013. Luật đầu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.

34.Tô Đức Thiện, 2013. Nghiên cứu việc quy hoạch giao thông tĩnh trong khu đô thị và trong khu nhà cao tầng Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Giao thông Vận tải.

35.Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, 2011. Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 30/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy hoạch hệ thống bến xe khách trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

36.Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, 2012. Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

khu vực đô thị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Web site:

38.www.nghean.gov.vn;

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 75)