Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 29)

- Bước 1:Chọn vùng nghiên cứu:

Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Nghệ An, ngày 30 tháng 09 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án đưa thành phố Vinh trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ với quy mô diện tích 104,96 km2. Thành phố Vinh nằm ở trung độ của cả nước trên trục giao thông xuyên Bắc - Nam, giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hai trung tâm kinh tế phát triển lớn của cả nước, là nơi giao thoa giữa các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của hai miền Nam-Bắc. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển và khả năng đáp ứng vai trò trung tâm kinh tế - văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ thì một trong những yêu cầu đặt ra trong

thời gian tới là cần phải phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đi trước một bước, tạo điều kiện tiền đề phát triển kinh tế - xã hội.

- Bước 2: Tìm kiếm và chọn lọc thông tin thứ cấp:

+ Số liệu thu thập là các số liệu về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Vinh, tình hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nói chung và giao thông tĩnh nói riêng giai đoạn 2008-2013.

+ Phương pháp thu thập: Thu thập các số liệu của Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính và UBND thành phố Vinh. Tìm hiểu và nghiên cứu các Nghị định của Chính phủ, các quyết định của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng...

- Bước 3: Tìm kiếm và chọn lọc thông tin sơ cấp:

Tác giả sử dụng các câu hỏi và điện thoại để tiến hành phỏng vấn các nhà quản lý; các chuyên gia về lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông và các nhà quản lý ở các đơn vị quản lý Nhà nước trên địa bản tỉnh Nghệ An như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân thành phố Vinh...

- Bước 4: Tổng hợp và xử lý số liệu:

Toàn bộ số liệu thu thập được mã hóa và nhập vào hệ thống dữ liệu trên máy vi tính bằng phần mềm EXCEL. Các phương pháp phân tích định tính và định lượng được sử dụng và kết hợp một cách linh hoạt, áp dụng một cách cơ bản đối với các số liệu điều tra thu thập được.

- Bước 5: Phân tích dữ liệu:

Dựa trên số liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập , tác giả tiến hành phân tích , đánh giá giữa thực trạng với các thách thức , cơ hô ̣i , xu thế phát triển ; nhận diện những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng của hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TĨNH Ở TP VINH, TỈNH NGHỆ AN

GIAI ĐOẠN 2008-2013

3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

3.1.1. Khái quát về kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

TP Vinh có vị trí kinh tế và chính trị quan trọng: nằm ở vị trí trung độ của Bắc Trung Bộ; là cửa ngõ ra – vào của Lào và Đông Bắc Thái Lan theo 3 trục quốc lộ 7, 46, 8 và ra cảng Cửa Lò; là thủ phủ của tỉnh Nghệ An, trung tâm công nghiệp, thương mại, giáo dục và đang là đô thị lớn trong vùng... Giao điểm của nhiều dự án lớn đã và đang hình thành: Cửa Ngõ ra biển Đông của Hành lang Đông Tây các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng, vành đai ven biển với Trung Quốc.

Thành phố Vinh có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển từ giao thông đến hệ thống điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông và hệ thống các trường đào tạo chuyên ngành. Đặc biệt là hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại của thành phố. Đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng Bắc Nam và Đông Tây (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không, thuận lợi cho sự giao lưu của thành phố với các địa phương trong tỉnh, ngoại tỉnh và sang Lào, Đông Bắc Thái Lan), có ga đường sắt là một ga tác nghiệp lớn quy mô loại I, có sân bay Vinh là sân bay cấp II với các tuyến bay nội địa đi TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Buôn Mê Thuột và Pleiku, có Cảng sông Bến Thủy cho phép tàu 1000 tấn cập bến, lượng hàng thông qua khoảng 300.000 tấn/năm, các công trình phục vụ công cộng của thành phố như các chợ, các trung tâm thương mại lớn, các trụ sở cơ quan, tổ chức kinh tế, xã hội, các công trình dự án xây dựng chung cư, khu đô thị mới đều có bố trí diện tích dành cho bãi đỗ xe (thành phố Vinh hiện đã có 20 bãi đỗ xe cùng hàng trăm nơi giữ xe khác).

Mạng lưới đường phố của thành phố Vinh do được quy hoạch và quản lý tương đối tốt nên có mặt cắt ngang rộng và mật độ đường cao so với nhiều đô thị

trong cả nước. Nhiều trục đường phố chính rộng 45-56 m với 4-6 làn xe chạy. Toàn thành phố hiện có 123 tuyến đường đã được đặt tên với tổng chiều dài khoảng 549 km, trong đó có khoảng 75% được trải nhựa.

Cùng với hệ thống giao thông, dịch vụ vận tải của thành phố cũng rất phát triển. Năng lực vận tải trong mấy năm qua không ngừng được nâng cấp và hiện đại hoá, toàn thành phố hiện có số phương tiện vận tải khá lớn với 5.107 ô tô tải, 10.633 xe con và 1.099 loại xe khác. Tốc độ tăng trưởng của ngành vận tải đạt trên 15,7%.

Với dân số khoảng 435,2 nghìn người, trong đó 80% là nội thành, thành phố Vinh là đô thị lớn thứ hai trong vùng Bắc Trung Bộ (sau thành phố Huế).. Với quy mô dân số như trên, thành phố Vinh là thị trường lớn trong khu vực.

3.1.2. Tiềm năng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh

3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý:

TP Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Nghệ An, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ với quy mô diện tích 104,96 km2.

Từ Vinh có thể dễ dàng đi qua nước bạn Lào (qua ba cửa khẩu: Cầu Treo, Thanh Thuỷ và Nậm Cắn) và các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan.

Trong thời gian tới, khi đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc - Nam được xây dựng và đi vào hoạt động, sẽ rút ngắn thời gian đi từ Vinh đến các trung tâm phát triển lân cận và trong cả nước, đồng thời hệ thống hạ tầng giao thông kết nối Vinh với các địa bàn khác trong tỉnh sẽ phong phú, hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ đầu tư trong nước và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Vinh nói riêng cũng như của tỉnh Nghệ An nói chung.

Dân số, thu nhập và các vấn đề xã hội khác:

Dân số thành phố Vinh năm 2013 là 435,2 ngàn người. Mật độ dân số năm 2013 là 2.872 người/km2, gấp 15 lần mật độ trung bình của toàn tỉnh (191 người /km2). Hầu hết các phường đều có mật độ dân số cao hơn mức trung bình trừ các phường Đông Vĩnh, Quán Bàu, Hưng Dũng; những phường có mật độ dân số cao

gấp từ 3,7 đến 4 lần mức trung bình là Hồng Sơn, Quang Trung, Đội Cung

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2013 khoảng 261,1 nghìn người, chiếm 60% dân số thành phố (nam tính từ 15 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi).

Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của người dân tăng lên rõ rệt, thu nhập bình quân từ 19,2 triệu đồng/người/năm năm 2008 tăng lên 48,7 triệu đồng /người/năm vào năm 2013. Dân số tăng, mật độ dân số cao và đời sống ngày càng được nâng cao nên mật độ người tham gia giao thông tăng, số lượng phương tiện tăng sẽ kéo theo nhu cầu về giao thông tĩnh ngày càng lớn.

3.1.2.2. Tiềm năng kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Quy mô và tăng trưởng kinh tế:

Quy mô kinh tế thành phố Vinh đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2013, GDP đạt 5.500 tỷ đồng (giá so sánh 94), tăng 17,0% so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2008-2013 đạt 16,2%.

Đóng góp vào sự phát triển kinh tế của TP Vinh, khu vực công nghiệp và dịch vụ luôn luôn đóng vai trò chủ đạo, khi công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển thì nhu cầu giao thông tĩnh sẽ càng tăng. Tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng trong giai đoạn 2008-2013 của khu vực dịch vụ luôn luôn duy trì ở mức cao 53-58%, công nghiệp –xây dựng 31-40%, còn lại là do khu vực nông lâm ngư nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế của thành phố Vinh trong những năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Công nghiệp - xây dựng từ 31,1% năm 2008 lên 40,2% năm 2013. + Dịch vụ từ 53,7% năm 2008 lên 58,38% năm 2013.

+ Ngành nông nghiệp từ 15,2% năm 2008 giảm xuống 1,42% năm 2013.

Thu chi ngân sách:

Theo số liệu thống kê, thu chi ngân sách trên địa bàn thành phố hiện nay khá tích cực, hai năm lại đây nguồn thu tăng lên đáng kể. Chi đầu tư phát triển, chủ yếu chi XDCB luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi, năm 2008 chiếm 36,5% và năm

2012 là 34% và năm 2013 là 49%. Tỷ lệ này luôn cao hơn mức bình quân của các địa phương khác trong tỉnh khoảng 30%.

Đầu tư xã hội:

Đầu tư xã hội tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và hỗ trợ sản xuất. Trên cơ sở đề án phát triển hạ tầng giao thông thiết yếu cho thành phố Vinh được tỉnh phê duyệt, nhiều hạng mục công trình giao thông đối ngoại và giao thông tĩnh (bãi đỗ xe, bến cảng) đã được đầu tư và đi vào hoạt động.

Về vốn ODA, thời gian qua thành phố Vinh đã thu hút được một số dự án ODA lớn của các quốc gia và các tổ chức quốc tế như xây dựng hệ thống kiểm soát giao thông bằng điện tử; Nâng cấp, cải tạo hệ thống nước máy 21 triệu USD, dự án cải tạo mạng lưới điện thành phố 17 triệu USD, dự án thoát nước và vệ sinh môi trường khoảng 15 triệu Euro,...

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Vinh như tòa nhà Vicentra – EB Vinh (Nhật Bản); nhà máy chế biến gỗ và đồ mộc xuất khẩu, nhà máy sản xuất đá trắng... đang phát huy hiệu quả và đóng góp không nhỏ vào thu ngân sách của Thành phố.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư nên việc quan tâm đầu tư phát triển KCHT giao thông tĩnh ngày càng hoàn thiện, đáp ứng một phần nhu cầu khai thác.

3.1.2.3. Các ngành và lĩnh vực trọng tâm Du lịch:

Thành phố Vinh là trung tâm lưu trú và phân phối khách du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ; trong những năm qua, các cơ sở phục vụ du lịch tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Toàn thành phố có 102 khách sạn, trong đó có 10 khách sạn 3 sao, 18 khách sạn 2 sao với 3.254 phòng, giải quyết việc làm cho 2.821 lao động.

Hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch đã được quan tâm quy hoạch và đầu tư xây dựng. Đến nay, Vinh đã có 4 khu du lịch và công viên đã đưa vào sử dụng, đó là: khu du lịch núi Quyết – Bến Thủy, quy mô 156 ha với trung tâm là đền thờ vua

Quang Trung và hệ thống giao thông núi Quyết; khu vui chơi giải trí du lịch Hồ cá Cửa Nam có quy mô 14 ha; Công viên trung tâm có quy mô 42 ha gắn với quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh; Công viên Thành cổ gắn với bảo tồn di tích Thành cổ Vinh. Các di tích lịch sử, văn hóa khác được đầu tư bảo tồn và khôi phục.

Hình thành các tour du lịch từ Vinh đến các vùng trong tỉnh và các tỉnh lân cận, Vinh đến Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Singapore, Phillipin, Inđônêxia, Nhật Bản… bằng đường bộ và đường hàng không.

Dịch vụ vận tải:

Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân, vận chuyển hàng hóa năm 2013 đạt 834,3 triệu tấn/km, vận tải hành khách: 7.229 ngàn lượt người. Các loại hình vận tải hành khách công cộng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng phục vụ, với 5 hãng taxi; các tuyến ô tô buýt nội thành Vinh và từ Vinh đi các huyện. Các hoạt động dịch vụ tại các bến bãi dần đi vào nền nếp, đảm bảo an toàn cho người, hàng hóa và phương tiện.

3.1.2.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng Hiện trạng xây dựng khu đô thị:

Trên địa bàn TP Vinh hiện có trên 50 dự án đầu tư các khu chung cư cao tầng, các khu hỗn hợp Trung tâm thương mại, chung cư cao cấp, biệt thự, nhà liền kề, các khu đô thị mới đã được duyệt quy hoạch, một số dự án đã xây dựng xong đưa vào sử dụng, một số lớn các dự án đang được triển khai các bước xây dựng.

Các dự án đầu tư nêu trên tạo điều kiện thu hút lao động đến định cư, sinh sống, làm cho tốc độ tăng dân số cũng như mật độ phương tiện giao thông đi lại trong khu vực và trong thành phố tăng nhanh.

Nói chung các dự án xây dựng chung cư cao tầng, khu đô thị mới nêu trên đều có thiết kế bố trí tầng hầm và sân để ô tô, xe máy để đảm bảo nhu cầu cho dân cư định cư sinh sống trong các công trình, khu đô thị được tiện ích. Tuy nhiên, trong số đó cũng còn có những dự án vì nhiều lý do khác nhau đặt biệt là hạn chế về đất đai, kinh phí mà diện tích giành cho bố trí chỗ đậu xe chưa đủ phục vụ cho dân cư tại khu đô thị.

Hiện trạng các cơ sở, công trình giáo dục:

- Viện nghiên cứu: có 05 sơ sở: qui mô khoảng gần 350 người.

- Trường Đại học: có 04 trường (Đại học Vinh, Đại học Y khoa Vinh, Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Sư phạm kỹ thuật 3), với qui mô đào tạo gần 21.000 sinh viên/ năm

- Trường Cao đẳng và Cao đẳng nghề: có 05 trường, với qui mô đào tạo gần 12.000 học sinh/ năm

- Trường Trung cấp và dạy nghề: có 11 trường với qui mô đào tạo hơn 19.000 học sinh/năm

- Trường PTTH: 12 trường với qui mô đào tạo 14.540 học sinh - Trường PTCS: 25 trường với qui mô đào tạo 17.472 học sinh

- Trường tiểu học: 28 trường với qui mô đào tạo khoảng 18.002 học sinh - Trường mầm non: 37 trường với qui mô đào tạo khoảng 11.723 học sinh - Ngoài ra, ở Vinh cũng có Trường Chính trị Nghệ An, trung tâm chính trị thành phố Vinh hàng năm thu hút trên 8.000 học viên; các trung tâm huấn luyện và 20 trung tâm học tập cộng đồng cùng 15 trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Hiện trạng các công trình y tế:

- Các bệnh viện lớn: có 8 cơ sở

- Các Trung tâm y tế khu vực: 25 cơ sở

- Các bệnh viện tư nhân có qui mô vừa: 7 cơ sở - Tổng số giường bệnh: xấp xỉ 4.090 giường

Hiện trạng các công trình văn hóa, di tích và nơi vui chơi:

Có 31 cơ sở văn hóa, di tích và có Quảng trường Hồ Chí Minh; 02 công viên

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)