Đánh giá năng lực nhân viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại khách sạn level thuộc công ty CP đầu tư du lịch LV (Trang 25)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

1.5.6. Đánh giá năng lực nhân viên

Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là một hoạt động quan trọng trong quản trị nhân sự giúp công ty có cơ sở để hoạch định, tuyển chọn, đào tạo và phát triển nhân sự.

a. Nội dung và trình tự thực hiện

Bƣớc 1: Xác định yêu cầu cơ bản cần đánh giá. Các nhà lãnh đạo cần xác định lĩnh vực, kỹ năng, kết quả cần đánh giá và những yếu tố này liên hệ với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp nhƣ thế nào.

Bƣớc 2: Lựa chọn phƣơng pháp đánh giá thích hợp Trong thực tế có rất nhiều phƣơng pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên và không có phƣơng pháp nào đƣợc cho là tốt nhất cho mọi tổ chức. Ngay trong nội bộ doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các phƣơng pháp khác nhau đối với các bộ phận đơn vị hoặc đối với các đối tƣợng nhân viên khác nhau.

Bƣớc 3: Huấn luyện nhà lãnh đạo và những ngƣời làm công tác đánh giá kỹ năng đánh giá thực hiện công việc của nhân viên. Việc sử dụng các phƣơng pháp đánh giá không thích hợp hoặc xác định các tiêu chí đánh giá không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng không công bằng, lãng phí làm cho các quyết định trả lƣơng, khen thƣơng không chính xác.

Bƣớc 4: Thảo luận với nhân viên về nội dung, phạm vi đánh giá. Thông thƣờng, nhà quản trị phải thông báo cho nhân viên biết ngay khi nhân viên nhận đƣợc công việc về tiêu chuẩn và phạm vi sẽ đƣợc đánh giá. Tuy nhiên, trƣớc khi

Xác định nhu cầu đào tạo Nội dung chƣơng trình Phƣơng pháp đào tạo

Đánh giá kết quả đào tạo Thực hiện chƣơng trình đào tạo và phát triển Hiểu biết kĩ năng, mong muốn của nhân viên

thực hiện đánh giá, nhà quản trị cần phải thông báo lại cho nhân viên để họ hiểu tầm quan trọng của kết quả đánh giá đối với cả doanh nghiệp lẫn nhân viên.

Bƣớc 5: Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc.

Thực hiện so sánh, phân tích kết quả thực tế thực hiện của nhân viên với tiêu chuẩn mẫu, tránh tình cảm của lãnh đạo để ảnh hƣởng tới kết quả đánh giá.

Bƣớc 6: Thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá Nhà lãnh đạo nên thỏa thuận với nhân viên kết quả đánh giá, tìm hiểu những điều nhất trí và những điều chƣa nhất trí, chỉ ra những điểm tốt cũng nhƣ những điểm cần phải khắc phục sửa chữa trong việc thực hiện công việc của nhân viên.

Bƣớc 7: Xác định mục tiêu kết quả mới cho nhân viên Điều quan trọng trong đánh giá thực hiện công việc là cần vạch ra các phƣơng hƣớng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ tiêu mới cho nhân viên. Để đảm bảo rằng các chỉ tiêu này là khả thi, lãnh đạo cần quan tâm tìm hiểu xem nhân viên cần có sự hỗ trợ nào từ phía công ty và nhân viên có những chƣơng trình hành động cụ thể nào trong khoảng từng thời gian nhất định.

b. Một số phƣơng pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc -Phƣơng pháp mức thang điểm

-Phƣơng pháp ghi chép và lƣu trữ - Phƣơng pháp quan sát hành vi

-Phƣơng pháp định lƣợng Trong đó, phƣơng pháp mức thang điểm đƣợc dùng phổ biến trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại khách sạn level thuộc công ty CP đầu tư du lịch LV (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)