ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CƠ BẢN (Trang 27 - 30)

DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

1- Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành

1.1. Đối tượng tính giá thành:

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Tuỳ vào đặc điểm, tính chất của sản xuất và yêu cầu của quản lý để xác định đối tượng tính giá thành

Trong kinh doanh xây lắp, do tính chất sản xuất là đơn chiếc, mỗi sản phẩm có dự toán riêng nên đối tượng tính giá thành thông thường là hạng mục công trình, công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành. Đây là cơ sở đẻ kế

toán lập phiếu và tổ chức tính giá thành theo từng đối tượng giúp cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành được chính xác. Do thời gian thi công kéo dài nên đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí thường không thống nhất nhưng chúng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau.

1.2. Kỳ tính giá thành

Cùng với việc xác định đối tượng tính giá thành, kế toán còn phải xác định kỳ tính giá thành. Đó là mốc thời gian bộ phận kế toán giá thành phải tổng hợp số liệu để tính giá thành thực tế cho các đối tượng tính giá thành. Trong xây dựng cơ bản, kỳ tính giá thành phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, kỳ tính giá thành phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất, hình thức nghiệm thu bàn giao khối lượng sản phẩm hoàn thành. Xác định đối tượng tính là quan trọng nhưng để tính giá đầy đủ chính xác đòi hỏi kế toán phải lựa chọn phương pháp thích hợp.

2- Phương pháp tính giá thành:

Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong xây dựng cơ bản là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho đối tượng tính giá thành. Tuỳ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành của doanh nghiệp mình mà kế toán lựa chọn phương pháp thích hợp.

2.1. Phương pháop tính giá thành theo định mức:

Phương pháp tính giá thành theo định mức là ăn cứ vào định mức kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí sản xuất được duyệt để đề ra giá thành định mức cho sản phẩm. Tổ chức công tác hach toán chi phí sản xuất thực tế phù hợp và số chi phí sản xuất chênh lệch so với đinh mức. Giá thành thực tế của sản phẩm được xác định theo công thức:

Giá thành thực tế của = Giá thành đinh mức của sản + Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch so với định mức

sản phẩm phẩm

Phương pháp này áp dụng nhằm phát hiện các chi phí sản xuất phát sinh vượt quá định mức từ đó tăng cường và kiểm tra kế hoạch giá thành. Nó rất phù hợp với đặc điểm của ngành xây dựng. Tuy nhiên để phương pháp này thực sự phát huy tác dụng thì kế toán cần tổ chức được hệ thống tương đối chính xác, cụ thể, công tác hạch toán ban đầu cần chính xác chặt chẽ.

2.2. Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)

Phương pháp này được áp dụng khi đối tượng tính giá thành và tập hợp chi

phí sản xuất trùng nhay. Nếu sản phẩm dở dang không có hoặc có quá ít và ổn định không cần đánh giá thì tổng chi phí (c) tập trong kỳ cho đối tượng tính giá thành là tổng giá thành (z) sản phẩm hoàn thành tương ứng trong kỳ.

Z = C

Nếu cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang, không ổn định và cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang. Khi đó giá thành công trình được xác định như sau:

Z = C + (Dđk - Dck) Trong đó:

C: Chi phí phát sinh trong kỳ z: Giá thành sản phẩm

Dđk: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Dck: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

2.3. Phương pháp tổng cộng chi phí

Theo phương pháp này thì giá thành công trình được xác định bằng các cộng tổng toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội với giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Z = Dđk + C1 + …. + Cn – Dck Trong đó:

Dđk: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

C1, C2,….Cn: chi phí sản xuất phát sinh từng đội sản xuất hoặc từng HMCT

Dck: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp xây dựng các công trình lớn, phức tạp, quá trình xây dựng được chưa ra các bộ phận khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất còn đối tượng tính giá thành là toàn bộ chi phí công trình hoàn thành

2.4. Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghiệp có thể ký với bên giao thầu hợp đồng nhận thầu thi công bao gồm nhiều công việc khác nhau, không cần hạch toán riêng cho từng công việc khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là đơn đặt hành. Toàn bộ chi phí thực tế tập hợp cho từng đơn đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi công trình hoàn thành chính là giá thành của đơn đặt hàng đó.

Ngoài một số phương pháp cơ bản trên đây trong thực tiễn các Công ty xây dựng còn áp dụng một số phương pháp tính giá thành sau. Phương pháp hệ số, phương pháp loại trừ sản phẩm phụ… tuy nhiên việc kết hợp các phương pháp trên là xu hướng chung của các doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng tính giá thành cụ thể, điều kiện tổ chức quản lý và sản xuất của từng doanh nghiệp kế toán có thể kết hợp các phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp tổng chi phíl phương pháp tổng cộng chi phí với phương pháp định mức…

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CƠ BẢN (Trang 27 - 30)