TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1 Các giải pháp thực hiện đề án

Một phần của tài liệu Xã hội hoá công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành ở sở giao thông vận tải tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 29)

4.1 Các giải pháp thực hiện đề án

4.1.1. Giải pháp chuẩn bị mặt bằng

 Mở rộng mặt bằng trung tâm trên quỹ đát dự trữ tại phố Nối, đảm bảo không bị ngập úng và trong mọi điều kiện bảo đảm không bị các yếu tố môi trường tác động đến quá trình hoạt động hàng ngày của trung tâm.

 Hệ thống đường của các trung tâm cho xe cơ giới ra, vào đều đảm bảo theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 3 đồng bằng: chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 4,5 mét và bán kính quay vòng không nhỏ hơn 12 mét để bảo đảm cho phương tiện ra vào thuận tiện.

 Bãi đỗ xe mở rộng bảm đảm theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 3 đồng bằng, có thể bằng nhựa hoặc bê tông áp phan để phục vụ phần gia tăng của phuong tiện vào kiểm định.

 Nhà kiểm định ở Trung tâm cơ sở 2 phố Nối lắp đặt 02 dây chuyên kiểm định cụ thể yêu cầu: chiều dài nhà xưởng 45m, chiều rộng nhà xưởng 10 m để lắp đặt 2 dây chuyền, riêng chiều cao thông xe đều phải lớn hơn 4,5 mét; có hệ thống thông gió; bảo đảm chiếu sáng phù hợp với các yêu cầu kiểm tra; có hệ thống hút khí thải; chống hắt nước vào thiết bị khi trời mưa, bảo đảm vệ sinh công nghiệp an toàn lao động và phòng chống cháy nổ và đảm bảo các điều kiện khác theo quy định khác theo quy định.toàn bộ mái lợp

tôn lạnh, đảm bảo điều kiện hấp thụ nhiệt khi mùa hè nhiệt độ sẽ không tăng cao.

Chú ý: Tất cả khu văn phòng bố trí hợp lý, bảo đảm thực hiện tốt việc giám sát công tác kiểm định và thuận tiện cho giao dịch, làm thủ tục kiểm định và thu phí, lệ phí. Với diện tích khoảng 300 m2

sử dụng

4.1.2. Giải pháp về thiết bị kiểm định và dụng cụ kiểm tra

 Kiểu loại các thiết bị kiểm tra bố trí trong dây chuyền kiểm định phù hợp với kiểu loại thiết bị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm tính thống nhất trong toàn mạng lưới trung tâm kiểm định xe cơ giới trên toàn quốc.

 Trang bị cho 2 dây chuyền kiểm định tối thiểu các thiết bị như: - thiết bị kiểm tra phanh.

- thiết bị cân trọng lượng.

- thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe. - thiết bị phân tích khí xả.

- thiết bị đo độ khói.

- thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng. - thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước. - thiết bị kiểm tra đồng hồ tốc độ.

- thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm.

- thiết bị nâng xe phục vụ cho việc kiểm tra gầm và các bộ phận bên dưới thân xe.

- thiết bị điện cung cấp cho các trang thiết bị kiểm định khi có sự cố về điện.

- Thiết bị đo độ ồn, còi điện.

Dụng cụ kiểm tra của mỗi dây chuyền kiểm định của các trung tâm tối thiểu bao gồm:

 Dụng cụ kiểm tra độ rơ góc vô lăng lái.  Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp.

 Dụng cụ kiểm tra chiều cao hoa lốp.  Đèn soi, đèn pin.

 Búa chuyên dùng kiểm tra.  Thước đo các loại.

4.1.3. Giải pháp về mạng lưới thông tin lưu trữ

 Mỗi vị trí làm việc đều có 01 thiết bị để nhập, lưu trữ và truyền số liệu. Các thiết bị này đã được nối mạng nội bộ để bảo dảm việc lưu trữ và truyền số liệu, tổng cộng là 05 bộ máy vi tính/một dây chuyền. Do đó phải mua săm 10 bộ máy vi tính.

 Máy chủ của trung tâm đăng kiểm xe cơ giới được nối mạng với máy chủ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định để thường xuyên truyền, báo cáo số liệu kiểm định.

 Chương trình quản lý kiểm định sử dụng tại trung tâm hoà mạng được với chương trình quản lý của cơ quan chuyên ngành.

4.1.4. Giải pháp về nguồn nhân lực

 Đăng kiểm viên xe cơ giới là người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phương tiện, được cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ công nhận và cấp thẻ đăng kiểm viên.

 Nhân viên nghiệp vụ là người trực tiếp thực hiện việc nhận hồ sơ, nhập số liệu, truyền dữ liệu, in ấn chứng chỉ kiểm định; cấp, trả hồ sơ; làm thủ tục di chuyển phương tiện, được cơ quan quản lý nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

 Trong quá trình hoạt động kiểm định xe cơ giới, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đã tham dự các khoá học bổ túc, cập nhập, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

 Nguồn nhân lực đảm bảo là tất cả đăng kiểm viên của các trung tâm đều được gửi đi đào tạo ở trung tâm đào tạo đăng kiểm viên của Cục đăng kiểm và đã trải qua quá trình thực tập tại trung tâm với thời gian là 6 tháng, còn đối với nhân viên nghiệp vụ thì là 1 tháng. Lãnh đạo của các trung tâm đều là những đăng kiểm viên hạng II và có đầy đủ kiến thức cũng như năng lực quản lý.

 Số lượng đăng kiểm viên tại trung tâm với 02 dây chuyền thì số lượng đăng kiểm viên là 10 người, nhân viên nghiệp vụ là 07. Các trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của Cục đăng kiểm Việt Nam, chịu trách nhiệm về phương tiện đã đăng kiểm, hàng năm báo cáo lên Cục tình hình hoạt động của trung tâm mình.

4.2. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ quan, căn cứ vào vai trò là chủ đề tài tôi phân công cụ thể về nhiệm vụ các bộ phận như sau:

• Phòng tài chính, nghiệp vụ tổ chức việc hoàn thiện thủ tục pháp lý. Thủ tục thanh quyết toán, tổ chức hành chính trong mọi việc khi tiến hành đề án.

• Phòng Đăng kiểm tổ chức việc hoàn thiện địa điểm mở rộng, địa hình, đưa ra phương án tổng thể: giải phóng mặt bằng, san lấp, thuê thiết kế, tổng thể, chọn nhà thầu...

• Các đồng chí lãnh đạo thực hiện việc quản lý nhà nước đối với cơ quan.

Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới Hưng Yên có trách nhiệm xin thủ tục cấp phép và đăng ký với Cục đăng kiểm Việt Nam về việc thay đổi hình thức hoạt động của mình.

4.3. Tiến độ thực hiện của đề án

Sau khi chúng ta đã có đầy đủ mọi giấy tờ quan trọng về pháp lý, đủ điều kiện để tiến hành dự án thì tổng thời gian tiến hành đề án khoảng 1 năm, tiến độ thực hiện của đề án cụ thể như sau:

- Tháng 6/2015 giải tỏa mặt bằng, dọn, thu gom phế tải... - Tháng 7 - 8/2015 Xây dựng và đổ bê tông nền nhà xưởng. - Tháng 9 - 10/2015 Lắp dựng khung nhà xưởng, lợp mái. - Tháng 11 - 12/2015 hoàn thiện nhà xưởng.

- Tháng 1 - 3/2016 Xây dựng văn phòng, lắp đặt thiết bị văn phòng, thiết bị kiểm định, kiểm tra vận hành thử nghiệm.

- Tháng 4 - 5/2016 hoàn thiện toàn bộ thủ tục theo pháp luật yêu cầu, chuẩn bị sơn, kẻ đường ra vào, bãi đỗ xe, hội nghị cán bộ viên chức, các cuộc họp triển khai sản xuất và các việc cần thiết khác trước khi đi vào hoạt động.

- Ngày 01/06 /2016 bắt đầu thực hiện kiểm tra ATKT & BVMT xe cơ giới đang lưu hành.

4.4. Kinh phí thực hiện của đề án

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện: 8.495.000.000 VNĐ (Tám tỷ bốn trăm chím năm triệu đồng chẵn).

- Chi phí xây dựng nhà xưởng 450m2 3.500.000 VNĐ = 1.575.000.000VNĐ

- Chi phí mua dây chuyền kiểm định:

+ 01 dây chuyền xe con 1.300.000 .000VNĐ + 01 dây chuyền xe tải 2.000.000.000 VNĐ

- Chi phí làm đường, bãi đỗ 5000 m2 x 500.000 = 2.500.000.000 VNĐ - Chi phí thiết bị văn phòng 10 máy tính x 12.000.000 = 120.000.000 VNĐ

- Chi phí đào tạo con người khoảng 800.000 VNĐ - Chi phí khác 200.000.VNĐ

Khi tiến hành cổ phần hóa thì nhà nước chiếm 51%; còn lại các cổ đông là cán bộ viên chức đang làm việc và lao động trong trung tâm. Số cổ phiếu còn lại là 49% được chia cho toàn bộ cán bộ viên chức thuộc trung tâm theo quy tắc cổ phần đang hiện hành.

Một phần của tài liệu Xã hội hoá công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành ở sở giao thông vận tải tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 29)