Tiến hành thí nghiệm 1 Rút sắc tố ra khỏi lá

Một phần của tài liệu Thực tập sinh lý thực vât (Trang 31 - 34)

1. Rút sắc tố ra khỏi lá

Lá cây nghiên cứu thường chọn theo nguyên tắc sinh vật. Cân chính xác gram mẫu của ba đối tượng cần nghiên cứu (lá phải loại bỏ gân chính).

Cho mẫu vào cối sứ, thêm một ít CaCO3 vào để trung hòa acid của dịch bào và một ít ethanol rồi nghiền nhỏ cho đến dạng huyền phù. Sau đó, cho ethanol vào rồi lọc qua phễu lọc chân không. Lọc cho đến khi bã và giấy lọc không còn màu. Sau khi lọc cần dùng giấy đen bọc dịch nghiên cứu. Sau đó, định mức lên.... Rồi chuẩn bị cho bước tiếp theo.

2. Định lượng sắc tố

Định lượng sắc tố có thể hỗn hợp hay riêng lẻ. Ở đây, em định lượng dạng hỗn hợp.

- Cho dịch sắc tố vào ống nghiệm rồi đưa lên máy so màu. - Mỗi mẫu đo lặp lại 3 lần

- Kết quả: Bước sóng Đối tượng 644 nm 662 nm 440 nm Bắp 1. 1.3142. 1.316 1.2561.258 2.4772.476 3. 1.318 1.258 2.479 TB. 1.316 1.2573 2.4773 Rong 1. 0.5042. 0.505 0.4800.475 2.2632.264 3. 0.505 0.474 2.263 TB 0.5046 0.4763 2.263 Lộc vừng 1. 0.6862. 0.686 0.6850.682 2.4892.485 3. 0.686 0.684 2.484 TB 0.686 0.6836 2.486 3. Kết quả hàm lượng các sắc tố:

Công thức Westein 1957 dùng để tính hàm lượng các loại sắc tố trong đối tượng nghiên cứu được thể hiện như sau:

Chl a: 9.784 x D662 - 0.99 x D664 Chl b: 21.426 x D644 - 4.65 x D662

Corotenoid: 4.695 x D440 - 0.268 x (Chl a + Chl b) Chl a + Chl b: 5.134 x D662 + 20.436 x D644.

Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng

Sau khi áp dụng công thức, em tính được hàm lượng của ba đối tượng ngiên cứu như sau:

3.1. BắpChl a: 10.9986 Chl a: 10.9986 Chl b: 22.3500 Carotenoid: 2.6930 Chl a+ Chl b: 33.3490 3.2 Rong Chl a: 4.1610 Chl b: 8.5970 Carotenoid: 7.2070 Chl a+ Chl b: 12.7570 3.3 Lộc vừng Chl a: 6.0090 Chl b: 11.5190 Carotenoid: 6.9700 Chl a + Chl b: 17.529 4. Nhận xét và giải thích

Sau khi đo OD và tính kết quả, em nhận thấy hàm lượng Chl a của bắp là lớn nhất sau đó đến lộc vừng và ở rong là it nhất. Nguyên nhân do sự phân bố sinh thái của các loài này là khác nhau. Như vậy, thực vật trên cạn có hàm lượng Chl a lớn hơn. Nhưng đối với nhóm sắc tố carotenoid thì ngược lại, rong có hàm lượng lớn nhất.

5. Kết luận

Bài thực hành này giúp em biết được phương pháp xác định các sắc tố có trong thực vật, sẽ giúp ích cho công việc sau này của em.

Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng

Bài 6: Xác định cường độ quang hợp theo sự tích tụ carbon hữu cơ trong lá ở ngoài sáng theo Bôrôđulina I. Mục đích yêu cầu

1. Mục đích

Giúp sinh viên nắm vững phương pháp xác định cường độ quang hợp theo sự tích tụ carbon trong lá ở ngoài sáng bằng phương pháp Bôrôđulina để tiến hành trên một số đối tượng cụ thể.

Phương pháp này có thể dùng để xác định quang hợp trong điều kiện đồng ruộng và phòng thí nghiệm.

Cường độ quang hợp có mối tương quan với hàm lượng carbon chứa trong cây, đặc biệt là trong lá. Trong quá trình quang hợp, carbon của khí CO2 biến đổi để tạo thành carbon hữu cơ, do đó tính sự tích tụ carbon hữu cơ có trong lá ở ngoài sáng, có thể xác định được sự quang hợp. Muốn vậy, trước khi cho quang hợp ở một nữa của lá ta dùng khoan, khoan những bản lá và xác định lượng carbon hữu cơ có trong chúng. Nữa còn lại để ngoài sáng trong những khoảng thời gian nhất định, sau đó cũng khoan và xác định lượng carbon hữu cơ như trước. Hiệu số hàm lượng carbon trong thí nghiệm thứ hai và thứ nhất, tính trên đơn vị lá (diện tích, khối lượng..) và thời gian quang hợp là cường độ quang hợp của lá đó.

2. Yêu cầu

Chuẩn bị hóa chất phục vụ thí nghiệm Chuẩn bị đối tượng nghiên cứu

Nắm vững các bước thí nghiệm

II. Nguyên tắc

Xác định cường độ quang hợp của cây theo sự tăng hàm lượng carbon có trong lá do quá trình hấp thụ CO2 nhờ quang hợp.

Khi xác định hàm lượng carbon hữu cơ ở trong lá, người ta dùng phương pháp I.V.Tiurin, hàm lượng carbon hữu cơ trong lá đưojc xác định dựa vào lượng O2 cần thiết để oxy hóa C đến CO2. Dung dịch bicromat kali (K2Cr2O7) 0.4N trong H2SO4 pha loãng tỷ lệ 1:1 là nguồn cung cấp O2. Phản ứng oxy hóa carbon xảy ra theo phương trình sau:

2K2Cr2O7 + 8H2SO4 2K2SO4 + 2Cr2(SO4)3 + 8H2O + 3O2 Oxy sẽ tác dụng với Carbon theo phản ứng:

3C + 3O2 3CO2

Lượng K2Cr2O7 dư sẽ được xác định bằng chuẩn độ với muối Morh 0.2N theo phản ứng:

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 +7H2O

Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng

Một phần của tài liệu Thực tập sinh lý thực vât (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w