Tiềm năng ứng dụng kỹ thuật thủy can hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực tập sinh lý thực vât (Trang 28 - 30)

- Ca(NO3)2.4H2O KH2PO

2. Tiềm năng ứng dụng kỹ thuật thủy can hở Việt Nam

Tốc độ đô thị hóa ở nước ta trong những năm gần đây tăng khá nhanh, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các nước đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc có khoảng hơn 30 % tổng số dân cả nước sống ở khu vực đô thị. Bình quân dân số đô thị trên cả thế giới hiện đã đuổi kịp dân số ở nông thôn. Theo một thống kê quy hoạch thì đến năm 2010, tỷ lệ dân số đô thị ở Việt Nam sẽ đạt 56 – 60 % và đến năm 2020 sẽ đạt

khoảng 80 %, bằng các nước công nghiệp phát triển hiện nay như ở Châu Âu, Mỹ, Australia... Ðất nông nghiệp chỉ còn 20 – 30 %, và tất nhiên đều là nông nghiệp đô thị. Vì vậy chiến lược phát triển đô thị bền vững gắn liền với phát triển nông nghiệp đô thị là xu hướng tất yếu [2], [25].

Ở Việt Nam, NNĐT bước đầu đã được nhiều thành phố đưa vào mục tiêu phát triển như một yếu tố quan trọng trong hệ thống cung cấp lượng thực cho các vùng đô thị để đáp ứng quy mô của các thành phố ngày một tăng nhanh. Tuy nhiên, ở những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, và các khu đô thị lớn khác trên cả nước, hiện nay người tiêu dùng chủ yếu vẫn tiêu thụ rau không rõ nguồn gốc được vận chuyển vào từ các vùng sản xuất ngoài thành phố. Và thực tế là khó có thể kiểm soát được người trồng rau thực hiện việc vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng liên tục phản ánh về những ca ngộ độc thực phẩm vì những sản phẩm rau, củ kém chất lượng.

Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh, vào cuối năm 2005, tỉ lệ rau an toàn không thật sự an toàn là một con số gây sốc cho không ít người tiêu dùng: 34/37 mẫu rau được cho là rau sạch lại có chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt quy định [31]. Còn theo nhận định của ngành y tế, dù tình hình giờ đây đã được cải thiện song rau an toàn đến tay người tiêu dùng vẫn chưa thật an toàn.

Với tình hình đó, thủy canh trở thành một trong những biện pháp hữu hiệu trong sản xuất rau an toàn, rau sạch. Kỹ thuật này bắt đầu được nước ta quan tâm từ năm 1993, do GS. Lê Đình Lương – khoa Sinh học Đại học quốc gia Hà Nội phối hợp với viện nghiên cứu và phát triển Hồng Công đã tiến hành

nghiên cứu toàn diện các khía cạnh khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội cho việc chuyển giao công nghệ và phát triển thủy canh tại Việt Nam.

Đến năm 1997, trường Ðại học Nông nghiệp I Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ hydroponics “Việt hóa” cho phù hợp với điều kiện ở nước ta. Tại các kỳ hội chợ Techmart ở thành

Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng

phố Hải Phòng, Hồ Chí Minh, những thành công bước đầu của cây cà chua, dưa leo, xà lách... trồng theo công nghệ

hydroponics Việt Nam đã được giới thiệu. Rau xà lách có thể trồng quanh năm (canh tác với đất: 2 vụ/năm). Dưa chuột, trồng theo cách truyền thống được 2 vụ/năm, kỹ thuật

hydroponics được 4 vụ/năm; chất lượng mẫu mã và năng suất cao gấp 4 - 5 lần so với canh tác cũ. Thành tựu này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tạo điều kiện hoàn thiện để chuyển giao cho các cơ sở trồng rau sạch [24].

Ở khu vực phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh đi tiên phong ứng dụng công nghệ hydroponics trong nông nghiệp đô thị. Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao đã được Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn xây dựng xong tại huyện Củ Chi. Công nghệ hydroponics là một trong năm loại hình công nghệ được áp dụng tại khu nông nghiệp công nghệ cao này. Bước đầu đã cho ra những sản phẩm xà lách, cà chua, dưa leo… hoàn toàn “xanh, sạch”, nhưng giá bán vẫn còn cao nên vẫn chưa thể cạnh tranh với thị trường truyền thống [24].

Hiện nay, ứng dụng thủy canh tại Việt Nam tuy chỉ mới là quy mô nhỏ nhưng phạm vi ứng dụng của nó đang lan rộng trên nhiều tỉnh lẻ trong nước. Vì vậy, kỹ thuật thủy canh đang dần dần được người dân quan tâm và tiếp nhận. Cho nên ở một tương lai không xa, sản xuất rau sạch theo phương pháp thủy canh trên quy mô đại trà với vốn đầu tư thấp, giá thành hạ để có rau sạch cho hàng triệu người tiêu dùng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội là một điều tất yếu. Nó sẽ có ý nghĩa rất lớn về sự dịch chuyển kinh tế - xã hội và môi trường.

Báo cáo thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng

Bài 5. Xác định hàm lượng các loại sắc tố chứa trong cây xanh.

Một phần của tài liệu Thực tập sinh lý thực vât (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w