Ban Lãnh đạo NHNN cần quan tâm chỉ đạo các Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN, các TCTD nghiêm túc thực hiện các quy định đã được Thống đốc ban hành, phối hợp chặt chẽ với CIC phát triển sản phẩm TTTD ngân hàng VN đáp ứng tối đa yêu cầu . Cụ thể là:
- Chỉ đạo các vụ, cục liên quan ví dụ như Vụ Ngoại Hối tăng cường trao đổi với CIC những thông tin liên quan đến hoạt động TTTD để phân tích đánh giá một cách đầy đủ toàn diện.
- Sớm đưa thông tư sửa đổi Quyết định 51/QĐ-NHNN ngày 31/12/2007 vào thực hiện với việc yêu cầu các TCTD bổ sung chỉ tiêu báo cáo về: Mục đích khoản vay, thời điểm trả nợ trong tương lai.
- NHNN cần chỉnh sửa quy chế phạt vi phạm hành chính trong lĩnh lực ngân hàng, trong đó có những quy định cụ thể, thật rõ ràng, nghiêm khắc để xử lý các trường hợp chưa chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo TTTD, và có khen thưởng kịp thời những gương tốt và khuyến khích cá nhân làm tốt.
- NHNN sớm giao Học viện Ngân hàng thí điểm đưa TTTD vào giảng dạy. Chỉ cần đưa vào một chương hoặc một mục về TTTD trong môn học Quản Trị Ngân hàng Thương mại. Tiến tới đưa TTTD vào giảng dạy tại các trường Đại học có môn Tài chính Ngân hàng và bổ sung thêm trong giáo trình của môn học Quản trị rủi ro DN -Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh tại tất cả các trường Đại học trên cả nước.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, VN cần phải phát triển kinh tế nhanh và vững chắc hơn để không bị tụt hậu. Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống ngân hàng VN, với vai trò là huyết mạch, cần phải làm tốt việc cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế. Do đó, nghiệp vụ TTTD ngân hàng VN với CIC giữ vai trò chủ đạo phải phát triển mạnh mẽ hơn để tạo lá chắn hạn chế rủi ro,
bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng. Vì vậy việc nghiên cứu giải pháp phát triển sản phẩm TTTD ngân hàng tại CIC là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu bức xúc cả trên phương diện lý luận khoa học và thực tiễn của hoạt động tín dụng. Luận văn đã đạt được một số kết quả đáng kể sau:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển sản phẩm TTTD ngân hàng, bao gồm lý luận TTTD ngân hàng và phát triển sản phẩm TTTD ngân hàng. Trong đó, luận văn đã làm rõ: (i) vai trò, lợi ích của TTTD đối với hoạt động ngân hàng; (ii) xây dựng mới các khái niệm về TTTD; đánh giá được khả năng phát triển của sản phẩm TTTD nói chung và tại CIC nói riêng, làm rõ mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến sản phẩm TTTD ngân hàng; làm rõ nội dung các sản phẩm TTTD chính tại CIC, đề xuất thực những giải pháp để phát triển các sản phẩm TTTD tại CIC cho phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của các TCTD.
Luận văn nghiên cứu về phát triển sản phẩm TTTD ngân hàng tại CIC là một đề tài còn mới mẻ, vì vậy dù đã đạt được một số kết quả nhưng chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cũng như các cán bộ ngân hàng đóng góp bổ sung ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn, với mong muốn là cùng với sự phát triển của sản phẩm TTTD tại CIC sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong mục tiêu hạn chế, ngăn ngừa rủi ro cho hệ thống Ngân hàng, phục vụ tốt hơn việc phát triển nền kinh tế đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
References Tiếng Việt:
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2010 về hoạt động thông tin tín dụng.
2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị Quyết số 40/ND-CP Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án " Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công".
3. Đặng Mộng Lân (2001), Kinh tế tri thức những khái niệm và vấn đề cơ bản, Nxb Thanh niên, Hà Nội, trang 27.
4. Frederic S.M (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
5. Mai Văn Bưu, Đoàn Thị Thu Hà (1997), Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế, Khoa khoa học quản lý, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb bản Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt nam (1999), Quyết định 162/1999/QĐ ngày 08/05/1999 v/v ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng, NHNN, Hà nội. 7. Ngân hàng nhà nước Việt nam (2004), Quyết định 1117/2004/QĐ-NHNN, ngày 8/9/2004 của
Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế hoạt động Thông tin tín dụng, Hà Nội. 8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định 51-NHNN ngày 31/12/2007 về Quy chế
hoạt động TTTD.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 47/2007/QĐ-NHNN ngày 25/12/2007 về mức thu dịch vụ thông tin tín dụng
10. Ngô Quý Tùng (Trung Quốc) (2001), Kinh tế tri thức, xu thế mới của xã hội thế kỷ 21, Nxb Đại học Quốc Gia Hà nội, Hà Nội.
11. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật NHNN Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức Tín dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Từ điển tin học truyền thông Anh Việt (1997), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, trang 513. 14. Thời báo Ngân hàng số 152, Cầu nối giữa các TCTD và khách hàng.
15. Trung tâm TTTD (21/09/2012), Hội thảo về xếp hạng tín dụng, Hà Nội. 16. Trung tâm TTTD (8/2011), Chiến lược phát triển CIC-nội bộ, Hà Nội
17. http://dddn.com.vn/20121003032011647cat54/moodys-dua-ra-5-kich-ban-xu-ly-no-xau-tai- viet-nam.html (diễn đàn DN)
18. http://ideas.repec.org: Improving Credit Information, Bank regulation and supervision: On the role and design of Public Credit Registry)- Powell, A. ; Mylenko,N.; Miller, M.; Majnoni, G.:
19. http://ideas.repec.org/a/ucp/ecdecc/v55y2007p313-334.html, Credit information system in Less – Developed countries: Recent history and a test, Craig, McIntosh and Bruce, Wydick (2004).
20. http://www.riskbook.com, Credit ratings, published by Risk Book, United State (Michael, Ong K. (2003)
21. http://www.moody.com: "Structured Finance Rating Transitions", Moody's (2003)
22. http://ideas.repec.org/p/dgr/umamet/2006012.html ): Credit Scoring for Vietnam’s Retail Banking Market - Stefanie, Kleimeier & Dinh Thi Huyen Thanh (2006) 23. http://www.iue.it/finconseu/reseachactivties: information sharing in credit markers: A survey
: Tullio, Jappelli and Marco, Panago (2000),
24. http://www.iue.it/finconseu/reseachactivties/ : Role and Effects of credit information sharing -Tullio, Jappelli and, Panago (2005)
25. http://data.worldbank.org/indicator/: Doing business 2012 (World Bank)
26. http://data.worldbank.org/indicator/IC.CRD.INFO.XQ, Doing business 2012 (World Bank).
Tiếng Anh:
27. Craig McIntosh and Bruce Wydick, Credit information system in Less – Developed countries: Recent history and a test, World Bank
28. Michael K. Ong, Credit ratings, published by Risk Book, United State. 29. Moody's, "Structured Finance Rating Transitions", ( www.moody.com)
30. Tullio Jappelli and Marco Panago, Information sharing in credit markers: A survey, Woking paper No.36.