Nhóm giải pháp đối với CIC

Một phần của tài liệu Phát triển các sản phẩm thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng – ngân hàng nhà nước việt nam (CIC) (Trang 25)

a) Tăng cường phát triển nguồn nhân lực củ a CIC cả về chất lượng và số lượng b) Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm TTTD

Về tăng cường thu thập thông tin đầu vào

Cần phải đa dạng hoá các nguồn thông tin, với nhiều nội dung phong phú thì mới có đủ dữ liệu để xử lý thông tin tạo ra các bản báo cáo có giá trị và có sức hấp dẫn với người sử

dụng. Vì vậy, nên mở rộng nguồn thu thập thông tin đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các sở Kế hoạch đầu tư, Tổng cục Thuế, Cục Tài chính DN, Trung Tâm giao dịch đảm bảo của Bộ Tư pháp... và các nguồn khác như nêu tại sơ đồ 3.01.

Thông tin có liên quan khác Tình hình tài chính khách

hàng

Tình hình phi tài chính của khách hàng

Quan hệ tín dụng và đảm bảo tiền vay của khách hàng

Hồ sơ pháp lý khách hàng

Thông tin doanh nghiệp nước ngoài

Cơ quan thông tin nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, interpol,

Bộ ngoại giao, Bộ công an

Các cơ quan thông tin báo chí; cơ quan thông tin của các bộ, ngành; cơ quan thông tin doanh nghiệp TCTD, các quỹ đầu tư, Trung tâm đăng ký tài sản

đảm bảo

DN; cơ quan quản lý DN; cơ quan thông tin DN; thông tin báo chí; TCTD

Tổng cục Thống kê, cơ quan thuế, thị trường chứng khoán, kiểm toán

Cơ quan thành lập doanh nghiệp; cơ quan cấp phép kinh doanh; Ban đổi mới doanh nghiệp, Trung tâm

thông tin khác Nguồn thu thập TT về khách hàng trong nước

Sơ đồ 3.01 - Mở rộng nguồn thu thập thông tin

Lưu ý, Internet là một công cụ hữu hiệu cho hoạt động TTTD, việc khai thác tra cứu thông tin thông qua Internet thực sự chỉ tốn một khoản chi phí rất thấp, nhưng cần phải kiểm tra đối chiếu lại để đảm bảo độ tin cậy của thông tin đầu vào.

Thu thập thêm thông tin từ các TCTD về mục đích khoản vay và lộ trình trả nợ của DN theo từng thời điểm trong tương lai nhằm thống kê và phân tích một cách toàn diện về các lĩnh vực trong kinh tế được đầu tư cũng như đánh giá sự hợp lý, tính khả thi về khả năng trả nợ của DN.

- Bắt buộc các NHTM khi xem xét cho vay trên mức này phải yêu cầu DN cung cấp cho mình các báo cáo tài chính và phải cung cấp theo định kỳ để giám sát khoản vay

Về xử lý dữ liệu: khâu xử lý dữ liệu rất quan trọng, bao gồm việc kiểm tra, sàng lọc, đối chiếu và làm sạch dữ liệu trước khi đưa vào lưu trữ, sau đó tiến hành xử lý theo các tiêu thức khác nhau, theo các mục đích khác nhau để tạo tạo thành các báo cáo thông tin phục vụ cho người sử dụng. Mục tiêu là phải đảm bảo dữ liệu đầu vào chính xác, trung thực và đáng tin cậy, đồng thời phải được đối chiếu kiểm tra giữa các nguồn và thực hiện việc kiểm tra chéo thông tin đầu vào giữa các NHTM.

Bổ sung một số chỉ tiêu trong bản báo cáo: thông tin cung cấp ra hiện nay trên trang Web-CIC đã tương đối phong phú, song để hoàn thiện hơn thì nên bổ sung thêm một số chỉ tiêu nữa như sau:

- Đối với sản phẩm khách hàng pháp nhân: Nên đưa thêm tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (Nộp thuế) vào bản báo cáo.

- Thông tin về đánh giá chất lượng tín dụng của từng NHTM, từng vùng miền.

- Tăng thêm phần các biểu đồ, sơ đồ để thấy được trực quan sinh động hơn sự biến động của hoạt động tín dụng.

- Tăng thêm phần thông tin phi tài chính của khách hàng (phần thu thập từ các nguồn tin ngoài ngành).

- Phân tích hoạt động kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế. - Dự báo rủi ro ngành kinh tế.

- Tăng thêm phần thông tin thị trường, kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Danh sách xếp loại DN và các biểu tổng hợp kết quả phân tích theo các tiêu thức khác nhau.

Một phần của tài liệu Phát triển các sản phẩm thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng – ngân hàng nhà nước việt nam (CIC) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)