ngắn hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Nội
3.2.1 Khai thác triệt để và nâng cao chất lượng nguồn thông tin
Thông tin là yếu tố đầu vào của quá trình thẩm định khách hàng nói chung và tình hình thẩm định tài chính doanh nghiệp nói riêng. Chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cũng như những thông tin mà CBTD thu thập được. Chính vì vậy mà khi thu thập thông tin, CBTD cần chú ý đến những vấn đề sau:
• Thông tin do khách hàng cung cấp: Khi khách hàng đề nghị cấp tín
dụng, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng một bộ hồ sơ khách hàng. Trong bộ hồ sơ đó bao gồm các báo cáo tài chính trong 3 năm gần đây nhất và ngân hàng khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập.
• Thông tin qua tiếp xúc khách hàng: CBTD không chỉ dựa vào hồ sơ mà khách hàng cung cấp mà CBTD cần trực tiếp đến nơi sản xuất tìm hiểu thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhưng không báo trước. Trong quá trình gặp gỡ, tiếp xúc, CBTD cần tạo một bầu không khí thoải mái, đặt ra những câu hỏi
rõ rang, ngắn gọn và phải cảm nhận được cái diễn ra trong doanh nghiệp: Người lãnh đạo có năng động, có tầm nhìn vĩ mô? Tổ chức bộ máy điều hành của doanh nghiệp có hợp lý, hiệu quả hay không? Đánh giá dây chuyền thiết bị của doanh nghiệp, điều kiện làm việc của người lao động…
• Thông tin do ngân hàng lưu trữ: Ngân hàng cần phải lưu trữ các thông tin về khách hàng vay vốn một cách khoa học và chi tiết. Thông qua các hồ sơ lưu giữ lại đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng, khi vay món mới chỉ cần khách hàng cung cấp báo cáo tài chính 1-2 năm gần nhất và bổ sung những thông tin có sự thay đổi tính đến thời điểm vay. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho khách hàng khi đến vay tại ngân hàng, họ sẽ có ý muốn gắn bó lâu dài với ngân hàng. Về phía ngân hàng, CBTD không cần phân tích lại từ đầu toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp mà chỉ bổ sung những thông tin mới giảm thời gian và chi phí.
• Các nguồn thông tin khác: Ngoài những thông tin trên, ngân hàng nên thu thập thông tin từ các ngân hàng khác, từ công ty tư vấn, công ty kiểm toán đã và đang có quan hệ với doanh nghiệp, từ hệ thống thông tin rủi ro của Ngân hàng nhà nước (CIC); từ các bạn hàng, đối tác của doanh nghiệp để có thêm thông tin về sản phẩm, từ những công ty đang có sản phẩm cạnh tranh để thấy được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường… Đối với những thông tin mang tính chất chuyên môn cao được cung cấp từ các nguồn đáng tin cậy thì ngân hàng phải chịu chi phí để mua những thông tin đó. CBTD có thể thu thông thông tin về doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau, song để có nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy và chính xác nhất ngân hàng nên tổ chức một bộ phận chuyên trách có trách nhiệm hỗ trợ CBTD trong việc thu thập hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng thực hiện các nhiệm vụ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ.
Nhờ vậy mà tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho khách hàng và cho chính ngân hàng trong việc quyết định cho vay.
Trong nền kinh tế thị trường, ai nắm bắt được thông tin chính xác, kịp thời hơn thì người đó sẽ thắng trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay nguồn thông tin về doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Nội còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng thẩm định. Vì vậy, để góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ thì điều đầu tiên ngân hàng cần phải làm là khai thác triệt để và nâng cao chất lượng nguồn thông tin. Muốn làm được điều đó, ngân hàng có thể thực hiện bằng cách:
• Đào tạo, tập huấn cho cán bộ các kĩ năng cơ bản về thu thập thông tin, mở thêm các buổi hội thảo về phương pháp thu thập thông tin (hoặc cũng có thể nêu vấn đề này trong các buổi họp định kỳ), trích lập các quỹ để có kinh phí cho việc thu thập thông tin,.. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải đặt mua đủ số lượng báo chí chuyên ngành cho các phòng ban để tạo cho cán bộ có thói quen đọc báo hàng ngày, cập nhật thông tin. Về phía CBTD, đặc biệt là những người làm công tác thẩm định tài chính phải có ý thức và cần tạo tạo thói quen trong việc khai thác các nguồn thông tin, có khả năng tổng hợp thông tin thu thập được để tạo điều kiện cho việc thẩm định, đánh giá về TCDN.
• Khai thác triệt để thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, CIC ra đời dựa và hoạt động dựa trên cơ sở hợp tác giữa các ngân hàng. CIC thu thập và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các ngân hàng. Nguồn thông tin này có độ chính xác cao, tuy nhiên còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, muốn khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin này thì phải đòi hỏi phải có sự hợp tác của bản thân ngân hàng, tức là ngân hàng cũng phải cung cấp các thông tin cần thiết về doanh nghiệp vay vốn cho CIC, để từ đó CIC có thông tin phục vụ trở lại ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác.
• Tìm hiểu thêm thông tin từ các cơ quan chức năng, báo đài, mạng internet, các ngân hàng mà doanh nghiệp đã từng vay vốn, đặc biệt các ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc cùng địa bàn… Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, ngân hàng có thể khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, điều quan trọng là CBTD phải xác định được đâu là thông tin chính xác, có độ tin cậy cao, từ đó khai thác triệt để nguồn thông tin đó. Chẳng hạn, ngân hàng có thể tìm hiểu thông tin từ sở kế hoạch và đầu tư để biết doanh nghiệp hoạt động
có được pháp luật thừa nhận và cho phép hoạt động hay không, thông qua chính quyền địa phương để kiểm tra quyền sở hữu tài sản đảm bảo,… Nhìn chung, nếu ngân hàng biết khai thác hợp lý thông tin thì các kết quả thẩm định sẽ có độ chính xác cao hơn. Về phía cơ quan chức năng cũng cần phải quản lý chặt chẽ các thông tin do mình cung cấp để đảm bảo tính trung thực của thông tin, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.
• Yêu cầu các doanh nghiệp nộp đầy đủ các báo cáo tài chính. Về vấn đề này, ngân hàng cần phải có quy định chặt chẽ hơn nữa, yêu cầu các doanh nghiệp khi nộp hồ sơ kinh tế phải có cả báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính để tiện cho việc theo dõi dòng tiền đã thực sự phát sinh trong kỳ. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng với các BCTC khác là cơ sở để ngân hàng quyết định mức cho vay, thời hạn cho vay khoa học, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên yêu cầu doanh nghiệp khi nộp BCTC phải là các báo cáo được lập theo chế độ kế toán hiện hành để tiện cho đọc cũng như phân tích, thẩm định các chỉ tiêu tài chính. Hơn nữa, các BCTC theo chế độ kế toán hiện hành phản ánh hoàn thiện hơn về các chỉ tiêu được trình bày trên đó.
• Ngoài ra, ngân hàng cũng cần phải thu thập đầy đủ các thông tin để đánh giá về tình hình TCDN trên cơ sở số liệu của các báo cáo tài chính trong 3 năm gần đây nhất liền kề thay vì hai năm như hiện nay mà ngân hàng đang áp dụng trong các báo cáo thẩm định, từ đó đưa ra kết luận đầy đủ hơn; đồng thời CBTD cũng nên thường xuyên xuống doanh nghiệp hơn nữa để nắm bắt, thu thập thêm thông tin nhằm phục vụ cho việc kiểm tra tính chính xác của các số liệu trên báo cáo tài chính.
3.2.2 Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định
Để đảm bảo tính chính xác của các kết luận, đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp thì ngân hàng cần phải hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định tài chính trên cơ sở
Về nội dung thẩm định
Với phương hướng mở rộng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc xây dựng chính sách tín dụng riêng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ góp
phần thu hút khách hàng về vay vốn tại Ngân hàng. Hoạt động thẩm định làm tốt bao nhiêu thì sẽ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng bấy nhiêu.
Bên cạnh đó, hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nội dung thẩm định tài chính doanh nghiệp còn chưa đầy đủ. Do đó, hoàn thiện nội dung thẩm định là một vấn đề cấp bách.
Đưa báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC vào thẩm định. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cơ sở cho việc phân tích, dự đoán xu thế của các dòng tiền của doanh nghiệp và đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong tương lai. Khi phân tích dòng tiền CBTD cần tập trung trả lời vào các câu hỏi như: liệu doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được các chi phí, các khoản nợ của mình bằng dòng tiền nhập quỹ không? Liệu doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán không và nếu doanh nghiệp vay thì cho vay với thời hạn nào là phù hợp. Còn thuyết minh BCTC là báo cáo tổng hợp cho phép nhìn nhận tổng thể về doanh nghiệp, nó giúp cho CBTD có thể nhanh chóng nhìn nhận ra những nét cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
• Về phương pháp thẩm định.
Có các phương pháp phân tích tài chính khách hàng khác nhau nhưng ở Việt Nam hiện nay, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích tỷ số và Dupont. Ngân hàng không nhất thiết chỉ sử dụng một phương pháp riêng biệt nào mà cần có sự kết hợp linh hoạt giữa chúng.
• Bên cạnh đó, cần chuẩn hoá phương pháp phân tích tài chính doanh
nghiệp vay vốn nói riêng và phân tích tín dụng nói chung, theo hướng cho điểm tín dụng để xếp loại khách hàng hoặc sử dụng phương pháp các hệ thống chuyên gia, nghĩa là vận dụng nguyên tắc 5Cs trong phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn nói riêng và thẩm định một khoản vay nói chung:
• + Character: lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp hoặc lịch sử hành nghề đối với cá nhân ; lịch sử quan hệ tín dụng;
+ Capacity: Cơ cấu tài chính và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp đối với khoản vay;
+ Capital: Mức vốn tự có của doanh nghiệp có đủ đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định hay không? Khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đối với các
nguồn vốn khác;
+ Collateral: Giá trị và tính thanh khoản (liquidity) của tài sản thế chấp; + Cycle or Conditions: Khả năng ứng phó của doanh nghiệp trước các thách thức; cách phòng vệ.
Việc phân tích, đánh giá tài chính doanh nghiệp trong cho vay ngắn hạn cần được thực hiện một cách thường xuyên để đảm bảo chất lượng khoản cho vay cũng như kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Đồng thời, là cơ sở để ban hành các chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.
Bên cạnh đó, ngân hàng nên so sánh các chỉ tiêu tài chính của DN với các chỉ tiêu trung bình ngành ; hoặc kết hợp so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành và chấm điểm các chỉ số tài chính để đưa ra nhận xét, kết luận chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính của DN, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
Ngân hàng có thể áp dụng mô hình điểm số Zeta vào công tác thẩm định tài chính DN. Mô hình này được thiết lập từ những chỉ tiêu tài chính quan trọng được phản ánh từ các số liệu thống kê trong lịch sử. Phương trình cụ thể của mô hình này như sau:
Z = 0,012 X1 + 0,014 X2 + 0,033 X3 + 0,006 X4 + 0,999 X5 Trong đó: X1 = Tài sản lưu động/Tổng tài sản.
X2 = Lãi chưa phân phối/Tổng tài sản.
X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản.
X4 = Giá trị thị trường cuả tổng VCSH/Giá trị sổ sách của tổng số nợ. X5 = Doanh thu/Tổng tài sản.
Nếu Z < 1,81: DN có tình hình tài chính không tốt.
Nếu 1,81 < Z < 2,99: Chưa xác định được tình hình tài chính của DN. Nếu Z > 2,99: Tình hình tài chính của DN tốt.
3.2.3. Bổ sung về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD
Đội ngũ CBTD phụ trách cho vay đối với DN là những người trực tiếp tiếp xúc với DN trong quá trình thẩm định vay vốn, vì vậy họ phải là những người
vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa giỏi về chuyên môn để có thể nắm bắt nhanh các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Để bổ sung về số lượng đội ngũ CBTD doanh nghiệp thì NHNo&PTNT – chi nhánh Hà Nội có thể thực hiện một số giải pháp sau:
- Tăng thêm số lượng chỉ tiêu biên chế cán bộ làm công tác tín dụng doanh nghiệp nhằm giảm bớt tình trạng qua tải về công việc cho các cán bộ của ngân hàng hiện nay. Những cán bộ được biên chế phải là những người có trình độ chuyên môn giỏi, có khả năng về tin học, ngoại ngữ và phải có đạo đức nghề nghiệp.
- Tổ chức thi tuyển công bằng, nghiêm túc để chọn ra những cán bộ có tâm huyết, năng lực, ưu tiên những người có kinh nghiệm trong phân tích tài chính DN.
- Ngân hàng cần phải có chính sách thu hút nhân tài hợp lý, tổ chức nghiêm túc việc tuyển dụng . Các nhân viên mới tuyển dụng cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp từ học định hướng đến học chuyên sâu, nắm vững các văn bản pháp luật, quy định của Nhà nước về tín dụng và cần phải bố trí cán bộ phù hợp.
Thẩm định tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện phải có trình độ nghiệp vụ cao hơn các nghiệp vụ khác. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trong của các ngân hàng là phải đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn về tín dụng có trình độ, năng lực chuyên môn tốt, vững vàng, có hiểu biết về pháp luật, tập quán kinh doanh. Hơn thế nữa họ phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc nghiêm túc và có kinh nghiệm trong công tác. Đây là vấn đề rất quan trọng, bởi nó là nơi tiềm ẩn của nợ xấu. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD luôn được đặt lên hàng đầu. Muốn làm được điều đó ngân hàng cần thực hiện những nội dung sau:
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nghiệp vụ đương nhiệm nhằm nâng cao hiểu biết của cán bộ nghiệp vụ về kiến thức pháp
luật đặc biệt là luật tín dụng. Tổ chức các buổi thảo luận, học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng tiên tiến khác. Tiến hành đào tạo dưới nhiều hình thức, đào tạo