Khái quát về NHNo&PTNT – Chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượngthẩm định tài chính trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội” (Trang 26)

2.1.1 Lịch sử hình thành vá quá trình phát triển.

Được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) Chi nhánh Ngân Hàng Phát triển Nông Nghiệp Thành phố Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công- Nông-Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi Ngân sách huyện và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp Quốc doanh, các hợp tác xã đã trở thành nợ tồn động. Trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Ngân hàng phát triển nông nghiệp Hà Nội sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt

Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới Nông thôn ngoại thành Hà Nội, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các Thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho Nông Nghiệp. Nhờ có những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chi sau hơn hai năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi Ngân hàng NHNo Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thỏa mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và

Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường NHNo&PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng màng lưới để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phân kinh tế trên địa bàn nội thành

Sau 20 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNo&PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, phát triển đa dạng hoá dịch vụ đặc biệt chi trả lương ngân sách qua thẻ ATM và các hoạt động khác

Mặc dù còn nhiều khó khăn trở ngại, song NHNo&PTNT Hà Nội kiên quyết thực hiện đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, đặc biệt trong chỉ đạo điều hành, từ chỗ quen với cơ chế bao cấp, ỷ lại và câp trên, không chú trọng đến chất lượng kinh doanh, đến nay trọng tâm hàng đầu mà mọi thành viên của NHNo&PTNT Hà Nội đều thực sự quan tâm là hiệu quả kinh doanh cuối cùng, đặc biệt là chất lượng tín dụng

Với những công hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triên kinh tế Thủ đô cũng như với sự phát triển của ngành Ngân hàng, từ ngày thành lập đến nay Đảng Bộ NHNo&PTNT Hà Nội luôn đạt danh hiệu Đảng Bộ trong sạch vững mạnh, được Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng Ba, 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phụ, 37 Bằng khen của Thống đôc s NHNN Việt Nam, 33 bằng khen của Chủ tích UBND thành phố Hà Nội, 39 Chiến sỹ thi đua, 1266 lượt lao động giỏi cấp cơ sở.

Phát huy truyền thống 20 năm xây dựng và trưởng thành, trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, NHNo&PTNT Hà Nội sẽ phát huy những thành quả và bài học kinh nghiệm bước đầu trong quản lý điều hành kinh doanh đồng thời được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực, đoàn kết phấn đấu của tập thể cán bộ, viên chức NHNo&PTNT Hà Nội sẽ phát triển bền vững và giành được nhiều thành tích to lớn hơn nữa.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội)

2.1.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội

2.1.2.1 Tình hình kết quả kinh doanh

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 có những chuyển biến tích cực, đúng hướng. Các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đang tiếp tục phát huy tác dụng. Lãi suất tín dụng giảm, cơ cấu tín dụng có chuyển biến tích cực theo hướng tăng tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ; tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng. Xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra; tỷ lệ nhập siêu giảm mạnh và lần đầu tiên nước ta trở thành nước xuất siêu. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi; khó khăn trong sản xuất, kinh doanh từng bước được tháo gỡ; chỉ số tồn kho giảm dần. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc; chỉ số giá tiêu dùng đang có xu

PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG DỊCH VỤ & MARKETING PHÒNG KIỂM TRA KIỂM

SOÁT NỘI BỘ PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG ĐIỆN TOÁN PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG KẾ TOÁN & NGÂN QUỸ PHÒNG KINH DOANH NGOẠI HỐI

hướng tăng trở lại; tăng trưởng kinh tế chậm hơn kỳ vọng. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại; nhập khẩu trang thiết bị,nguyên liệu phục vụ sản xuất giảm. Khu vực doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn thấp, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn tăng; sản xuất, kinh doanh phục hồi chậm; sức mua của thị trường trong nước thấp, tồn kho của một số ngành còn ở mức cao. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và thu ngân sách nhà nước đạt thấp so với kế hoạch đề ra. Đời sống của một bộ phận dân cư gặp khó khăn; các tệ nạn xã hội, tội phạm còn diễn biến phức tạp.

Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Đứng trước những thuận lợi và khó khăn đó, Agribank Hà Nội với sự điều hành linh hoạt của Ban lãnh đạo và sự đoàn kết, cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch kinh doanh năm 2012.

2.1.2.2 Về huy động vốn

Nguồn vốn huy động luôn là nguồn vốn chủ yếu trong Ngân hàng. Các hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy động này. Vì vậy công tác huy động vốn luôn có vị trí quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Chi nhánh luôn chú trọng tập trung chỉ đạo sát sao nhằm giữ vững tăng trưởng nguồn vốn.

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội (2010-2012)

Đơn vị: tỷ VND

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội)

Biểu đồ2.1 : Nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội 2010-2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng vốn huy động 17.368 12.120 14.369

Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

VND 15.703 10.910 13.140

Ngoại tệ qui VND 1.665 1.210 1.187

Cơ cấu theo kỳ hạn

KKH và <12 tháng 13.977 8.134 10.073

Từ 12 tháng trở lên 3.391 3.985 4.294

Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng

Tiền gửi dân cư 4.043 3.305 4.394

Tiền gửi của Tổ chức kinh tế 4.319 3.989 4.669

Tiền gửi của KBNN 7.432 4.200 3.345

Năm 2011 và 2012 là thời gian mà tất cả các ngân hàng đều rất khó khăn trong công tác huy động vốn. Trong năm 2011 vốn huy động giảm so với năm 2010 là 5.248 tỷ trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư giảm gần 738 tỷ so năm 2010 song tỷ trọng tăng 4%, tiền gửi TCKT giảm 330 tỷ và tỷ trọng giảm 7,8%, tiền gửi TCTD giảm 948 tỷ và tỷ trọng giảm 4%, tiền gửi Kho bạc - khác giảm 3.231 tỷ và tỷ trọng giảm 8,1%. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. Nghị quyết 11/NQ-CP được ban hành đưa ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011. Trước tình hình đó việc thanh khoản của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc các ngân hàng cạnh trạnh vốn huy động đã làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Chi nhánh.

Tuy nhiên sang năm 2012 quy mô nguồn vốn tăng 19% năm 2011 trong đó cơ cấu nguồn vốn lãi suất thấp chiếm tỷ trọng cao (nguồn không kỳ hạn chiếm 42% tổng nguồn vốn). Nguồn vốn ổn định là nguồn dân cư tăng cả về số tuyệt đối (tăng 109 tỷ đồng) và tỷ trọng (năm 2011 chiếm 27%, năm 2012 chiếm 31%); đặc biệt nhiều. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn chung toàn chi nhánh chưa ổn định: Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao 42%, nguồn vốn dân cư chiếm tỷ trọng thấp 31%. Nguyên nhân: Do lãi suất của các NHTM nói chung cũng như của Agribank Hà Nội nói riêng bị khống chế bởi trần lãi suất huy động của NHNN, kể từ đầu năm 2012 đã 5 lần điều chỉnh lãi suất huy động từ 14%/ năm xuống mức 8%/năm (ngày 24/12/2012). Một số các NHTM tìm mọi cách huy động cao hơn trần mức lãi suất huy động công bố, cạnh tranh không lành mạnh làm cho thị trường vốn biến động. Tuy thị trường vốn biến động, lãi suất huy động giảm nhưng lạm phát đã được kiềm chế, tỷ giá ổn định, thị trường chứng khoán đóng băng, bất động sản trầm lắng nên gửi ngân hàng vẫn là kênh cư trú an toàn. Hơn nữa Agribank Hà Nội luôn theo sát biến động thị trường vốn để có cơ chế lãi suất cạnh tranh và nghiên cứu đưa ra các sản phẩm huy động vốn mới thu hút khách hàng. Cơ chế thưởng huy động vốn không chỉ chú trọng đến nguồn vốn huy động từ dân cư mà khuyến khích duy trì và tăng trưởng các loại nguồn khác (như nguồn TCKT, Đinh chế tài chính…) đã tạo động lực cạnh tranh giữa các bộ phận và các phòng giao dịch.

2.1.2.3 Tình hình cho vay của Chi nhánh

Trước hết cần có cái nhìn tổng quan về hoạt động cho vay của Chi nhánh.Theo tính toán, thì tỷ lệ vốn cho vay so với vốn huy động được của Chi nhánh năm 2010 đạt 28,1%, năm 2011 đạt 36,4%, năm 2012 đạt 30,9%. Trong đó chủ yếu là cho vay ngắn hạn và tỷ lệ cho vay doanh nghiệp đều chiếm trên 82%.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội năm 2010-2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

4883 4407 4441

1.Cơ cấu dư nợ theo loại tiền

- Nội tệ 3.787 77.6% 3.550 80.6% 3.584 81% - Ngoại tệ 1.096 22.4% 857 19.4% 857 19% 2.Cơ cấu dư nợ theo thời gian

- Dư nợ ngắn hạn 2.869 58.8% 2.716 62% 2.942 66% - Dư nợ trung và dài hạn 2.014 41.2% 1.691 38% 1.499 34% 3.Cơ cấu dư nợ theo đối

tượng khách hàng

- Dư nợ cho vay doanh

nghiệp 4.206 86.1% 3.625 82% 4.109 93%

- Dư nợ cho vay Hợp tác xã, tư nhân, cá thể khác

677 13.9% 782 18% 332 7%

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội 2010-2012)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ tín dụng năm 2011 có xu hướng giảm đi so với năm 2010. Nguyên nhân là do sự khó khăn về nguồn huy động vốn cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiếm chế lạm phát của Chính phủ. Cụ thể, trong năm 2011, khi lạm phát tăng vọt (18.5%), đầu tư công tràn lan kém hiệu quả, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra nghị quyết 11/NQ-CP đưa ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011. Để cụ thể hoá tinh thần của Nghị quyết 11, NHNN sau đó đã ban hành Chỉ thị 01/2011/CT-NHNN chủ trương thắt chặt chính sách

tiền tệ thông qua áp trần tăng trưởng tín dụng cả năm dưới 20%. Trước tình hình đó việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, việc cạnh tranh nguồn vốn đã đẩy lãi suất thị trường tăng cao làm lãi suất cho vay cũng tăng cao. Mặt khác kinh tế khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, hoặt phải thu hẹp quy mô. Điều đó đã làm ảnh hưởng tới việc tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh

Đến năm 2012 tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh có xu hướng tăng lên so với năm 2011. Nguyên nhân là do tác động của chính sách tiền tệ thận trọng có hướng nới lỏng của chính phủ cùng với gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp làm cho lãi suất thị trường giảm đã tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đẩy tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên do nền kinh tế còn khó khăn nên việc tiêu thụ hàng hóa vẫn còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn phải thu hẹp sản xuất hoặc hoạt động cầm chừng vì vậy cầu tín dụng sản xuất vẫn bị thu hẹp làm cho tăng trưởng tín dụng có tăng nhưng vẫn ở mức thấp.

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay

Như đã phân tích ở trên, hoạt động cho vay của Chi nhánh đã bám sát mục tiêu chủ động tăng trưởng của NHNo&PTNT .Trong đó cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Nhìn chung dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh có xu hướng giảm qua ba năm nhưng vẫn giữ tỷ trọng cao. Năm 2010, tỷ trọng dư nợ ngắn

hạn là xấp xỉ 58,8%,năm 2011 là 62%, năm 2012 là 66%. Điều này là dễ hiểu bởi khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các DN và các khoản vay chủ yếu là ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được coi là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. Khi tỷ lệ này tăng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng của ngân hàng trở nên xấu đi, và ngược lại tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động tín dụng của ngân hàng có chất lượng cao.

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ nhóm 3-5 120 128 100

Tổng dư nợ 4.883 4.407 4.441

Tỷ lệ nợ xấu 2,46% 2,90% 2,25%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội 2010-2012)

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh năm 2011 tăng lên so với năm 2010 cụ thể năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 2,46% thì năm 2011 lên 2,90%. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế: lạm phát cao, lãi suất cao như vậy thì đây là con số tương đối an toàn. Sang năm 2012 tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng giảm đi đáng kể so với năm 2011 còn ở mức 2,24% cho thấy công tác sàng lọc khách hàng, đông đốc thu hồi nợ thực hiện tốt hơn do đó chất lượng tín dụng được nâng lên.

2.2 Thực trạng công tác thẩm định tài chính trong cho vay ngắn hạn DNNVV tại Chi nhánh Hà Nội.

2.2.1 Quy trình, tổ chức và phương pháp thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV tại Chi nhánh Hà Nội

a) Quy trình

Cũng giống như bất kỳ ngân hàng thương mại nào khác, ở Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội, công tác thẩm định tài chính là một trong những khâu quan trọng hàng đầu trong quá trình thẩm định các khách hàng DN để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Là một chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội cũng phái tuân thủ đầy đủ quy trình phân tích, đánh giá khách hàng theo các quy định chung của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam, nhưng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượngthẩm định tài chính trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội” (Trang 26)