Định lượng gentiopicrin trong mẫu thử kem Viemda AD

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp định lượng gentoipicrin trong chế phẩm kem viêm da AD bằng HPLC (Trang 42)

Tiến hành xử lý mẫu theo quy trình, tiến hành sắc ký và thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.11: Kết quả định lượng gentiopicrin trong mẫu thử

Thông số Mẫu chế phẩm kem

Viemda AD

Mẫu chuẩn gentiopicrin

Khối lượng cân (mg) 510,0 5,012

Thời gian lưu (phút) 8,130 8,163

Diện tích pic (mAỤs) 2506,97 2555,29

Phần trăm khối lượng gentiopicrin trong mẫu

phân tích (%)

Hình 3.9: Sắc ký đồ dung dịch chế phẩm kem Viemda AD

Hình dạng pic cân xứng, thời gian lưu tR=8,130 phút, trùng với tR của gentiopicrin trong sắc ký đồ của mẫu chuẩn (tR = 8,163 phút). Hàm lượng gentiopicrin định lượng được trong chế phẩm kem Viemda AD không dưới 0,2% (0,38%) gentiopicin. Đạt yêu cầu về hàm lượngtheo quy định (TCCS)

BÀN LUẬN

Bệnh chàm thể tạng hay viêm da cơ địa là một bệnh lý thuộc hệ miễn dịch. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu sử dụng kháng sinh và corticoid trong điều trị triệu chứng [6], [5], [9]. Thuốc kem Viemda AD có thành phần dược dụng là cao đặc long đởm hy vọng sẽ mở ra hướng điều trị mới cho những người viêm da cơ địạ Từ nhu cầu đưa thuốc ra thị trường chúng tôi thực hiện đề tài “Xây dựng phương pháp định lượng gentiopicrin trong chế phẩm kem Viêm da AD bằng HPLC”. Phương pháp phân tích chủ yếu dựa trên tính chất của gentiopicrin - hoạt chất chính có tác dụng dược lý trong cao đặc long đởm. Gen tiopicrin là chất hóa học có có cấu trúc vòng chứa nhiều nối đôi, có khả năng hấp thụ UV mạnh, đây là cơ sở để chúng tôi thực hiện định lượng bằng phương pháp HPLC với Detector UV. Ngoài ra trên thân cấu trúc của gentiopicrin còn có nhiều nhóm –OH tự do, dễ đồng tan với dung môi phân cực khác như nước, methanol, ethanol,...thích hợp cho việc tiến hành sắc ký trên cột sắc ký pha đảo với pha động là dung môi phân cực. Và trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi lựa chọn dung môi pha động là MeOH - H2O, là hệ pha động đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí phân tích, an toàn và vệ sinh môi trường hơn các dung môi hữu cơ không phân cực. Tiến hành sắc ký với cột pha đảo Inertsil C18 (5 m, 250 mm x 4,6 mm), Detector UV phát hiện ở bước sóng cực đại 270 nm cho kết quả sắc ký rõ nét và cân đốị Từ đó khảo sát các thông số của quá trình sắc ký để thu được sắc ký đồ có thời gian lưu hợp lý (tR=8,163), khoảng nồng độ tuyến tính từ 0,1 - 0,3 mg/ml, thích hợp cho quá trình xử lý mẫu kem. Mẫu thử là chế phẩm kem Viemda AD được tiến hành theo quy định được ghi trong DĐTQ [13]. Các thông số của quá trình xử lý mẫu được khảo sát và lựa

chọn để thu được hàm lượng dược chất cao nhất. Trong phạm vi khóa luận sau khi xây dựng phương pháp định lượng, bao gồm cả thời gian cách thủy, thời gian siêu âm, tốc độ dòng pha động...Các điều kiện đã lựa chọn thích hợp, đơn giản và cho kết quả phân tích khả quan, đáp ứng được yêu cấu của phương pháp thẩm định.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1. Đã xây dựng được phương pháp định lượng Gentiopicrin trong chế

phẩm kem Viemda AD cụ thể là:

Xử lý mẫu

Điều kiện chiết mẫu được tiến hành cho hiệu xuất chiết mẫu cao:

Cân chính xác một lượng khoảng 0,50 g mẫu chế phẩm kem Viemda AD vào ống nghiệm 10 ml, bổ sung 6 ml dung môi MeOH, lắc xoáy khoảng 10 giây, siêu âm trong 20 phút, đậy bằng giấy bạc, đun cách thủy ở 600C trong 15 phút, thỉnh thoảng lắc nhẹ, để nguội, cho vào bình định mức 10 ml, bổ sung MeOH vừa đủ. Ly tâm, lọc dịch trong qua màng lọc có đường kính lỗ lọc 0,45 µm, thu được dung dịch sắc ký.

Điều kiện sắc ký

Điều kiện sắc ký đơn giản, thuận tiện, dễ dàng triển khai và ứng dụng trong các đơn vị kiểm nghiệm

Cột phân tích Inertsil C18 (5 m, 250 mm x 4,6 mm), pha động MeOH - H2O (35:65), tốc độ dòng 1,0 ml/phút, Detector UV 270 nm, thể tích tiêm mẫu 10 µl, nồng độ chất phân tích 0,2 mg/ml.

2) Đã thẩm định phương pháp phân tích cho kết quả đáp ứng quy định . Kết quả cụ thể là:

 Độ thích hợp của hệ thống: RSD (%) của thời gian lưu là 0,182, của diện tích pic là 0,234 phù hợp với phân tích Gentiopicrin

 Tính chọn lọc đặc hiệu: đạt yêu cầu, trên sắc ký đồ của mẫu placebo không xuất hiện pic tại vị trí chất phân tích

 Tính tuyến tính: có mối tương quan tuyến tính giữa diện tích pic và nồng độ gentiopicrin trong khoảng nồng độ khảo sát: 0,1 - 0,3 mg/ml .R2 = 0,9711

 Độ chính xác (độ lặp lại trong ngày và độ lặp lại khác ngày): đạt yêu cầu với RSD độ lặp lại trong ngày là 1,87 %, độ lặp lại khác ngày là 2,23 %

 Độ đúng cao: tỷ lệ tìm lại hoạt chất trong khoảng nồng độ 80%, 100%, 120% nồng độ khảo sát với 3 mẫu thử đều đạt 98-102%. 2. Đã sử dụng phương pháp để định lượng gentiopicrin trong chế phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kem Viemda AD cho kết quả hàm lượng Gentiopicrin đạt theo yêu cầu của dự thảo TCCS (không ít hơn 0,2% )

IỊ Đề xuất

Hoàn thiện tiêu chuẩn chất lượng kem Viemda ADđể có thể nộp hồ sơ đăng ký thuốc, sớm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, tr 375-377

2. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở

ViệtNam, tr 163-164

3. Bộ y tế, Dược điển Việt Nam IV, Hà Nội, 2009, phụ lục

4. Bộ y tế (2009), Dược học cổ truyền, sách đào tạo bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền, NXB Y học, Hà Nội, tr 81-82

5. Phạm Văn Hiển và CS.(2001) Tình hình chàm thể tạng tại Viện Da liễu từ 1995-2000, Nội san Da liễu, số 3.

6. Lê Hữu Doanh (2009), “Tình hình viêm da cơ địa tại viện Da liễu Quốc gia từ 1995 đến 2005”, Tạp chí Y học thực hành, (12)

7. Nguyễn Thị Thoan (2012) “Nghiên cứu kĩ thuật điều chế và xây dựng

một số tiêu chuẩn của cao đặc Long Đởm”, đề tài Dược sĩ đại học,

Trường Đại Học Dược Hà Nội

8. Tạ Quang Bình, đề tài “Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng sinh

học thuốc mềm (Viemda AD) theo hướng điều trị viêm da cơ địa từ dược liệu Long đởm”,đề tài cấp thành phố

9. Thông tin sức khỏe, bệnh viêm da trên website www.dalieụvn 10. Trần Quốc Bảo, Trần Quốc Bình (2011), Thuốc Y học cổ truyền và

ứng dụng lâm sàng. NXB Y học, Hà Nội, tr 50-51

11. Trần Tử An (2006), Kiểm nghiệm dược phẩm, NXB Y học, tr 84-110 12.Trần Tử An, Thái Nguyễn Hùng Thu (2006), Hóa Phân Tích II, NXB

Tài liệu tiếng Anh:

13. Chinese Pharmacopocia Commission (2010), Pharmacopoeia of the People’s Republic of China, p. 204-205

14. ICH (2005) Q2(R2) Validation of analytical procedures : Text and

Methodolodỵ Analytical Method Validation.

15.Huang Z, Lin S. (2005). Zhong Yao Caị;28(6):507-8.

16.Yin H, Zhao Q, Sun FM, An T. (2009).Phytomedicinẹ 16(8):793-7. 17. Johnson Matthey Chemical Catalysts.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp định lượng gentoipicrin trong chế phẩm kem viêm da AD bằng HPLC (Trang 42)