Cân chính xác khoảng 950,00 gam bột dược liệu khô, chiết bằng phương pháp ngâm ở nhiệt độ phòng với methanol 80% (ngâm 3 lần, mỗi lần 2 ngày). Lọc, dịch lọc được gộp chung, đem cất thu hồi dung môi và cô thu được 58,39 gam cắn.Cắn được hòa tan vào nước cất nóng 60°C. Tiếp tục chiết bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần n- hexan, chloroform. Thu được 2 phân đoạn dịch chiết. Các dịch chiết được cất thu hồi dung môi đến cắn, kí hiệu tương ứng là cắn H, cắn C. Sơ đồ chiết xuất được mô tả như ở hình 3.1.
Tính hàm lượng % của các cắn so với khối lượng bột dược liệu, kết quả được tổng hợp trong bảng 3.1.
- Tính hàm lượng % của cắn so với khối lượng bột dược liệu:
Hàm lượng % của cắn so với khối lượng bột dược liệu được tính theo công thức sau: X% = ) 1 ( % 100 . x M a
trong đó:
X: Hàm lượng (%)
M: khối lượng dược liệu đem chiết (g) x: độ ẩm dược liệu (%)
a: khối lượng cắn phân đoạn (g)
Bảng 3.1.Hàm lượng % của các cắn so với khối lượng bột dược liệu
STT Phân đoạn Khối lượng
cắn a(g) % so với cắn toàn phần % so với nguyên liệu khô X(kl/kl) 1 n- hexan 16,67 28,55 2,09 2 Chloroform 10,00 17,13 1,25
Phân đoạn chloroform được lựa chọn để tiến hành định tính bằng sắc ký lớp mỏng và phân lập chất tinh khiết.
Hình 3.1. Sơ đồ chiết xuất cắn các phân đoạn từ cỏ Seo gà
Dược liệu
Dịch chiết methanol
Methanol. Lọc
Cắn toàn phần Methanol thu hồi
Dịch chiết nước
Nước cất 600C
n-hexan
Dịch chiết n-hexan
n-hexan thu hồi
Cắn H
Dịch chiết nước
Dịch chiết chloroform
Chloroform
Cắn C
Chloroform thu hồi