2 Trình tự kiểm toán khoản mục doanh thu
2.1.2.1 Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN PHÕNG PT - KD PHÕNG TC - HC, KẾ TOÁN BỘ PHẬN ĐÀO TẠO BỘ PHẬN LIÊN LẠC QUỐC TẾ BỘ PHẬN QUẢN L ỦI RO PHÕNG HC- TH PTGĐ KIÊM GIÁM ĐỐC CN HÀ NỘI TỔNG GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN TƢ VẤN GIÁM ĐỐC DỊCH VỤ TƢ VẤN PTGĐ KIÊM GIÁM ĐỐC CN CẦN THƠ CNCẦN THƠ PHÕNG NV PHÕNG NV 2 GIÁM ĐỐC DVỤ KIỂM TOÁN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC DVỤ KIỂM TOÁN CNHÀ NỘI PHÕNG NV 3 PHÕNG NV 2 PHÕNG NV GIÁM ĐỐC DVỤ KIỂM TOÁN PHÕNG NV PHÕNG NV 4 PHÕNG NV 5 PHÕNG NV 2 PHÕNG NV 3 PHÕNG NV 6 PHÕNG NV 7 PHÕNG HC- TH PHÕNG PT - KD
22
Trách nhiệm và quyền hạn
Ban Giám đốc:
Là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với hoạt động của AFC. Là người hoạch định chính sách và các vấn đề liên quan đến nhân lực, hành chính, khách hàng và các lĩnh vực nghiệp vụ như : lập kế hoạch, lập ngân sách, phát triển kinh doanh, nhân lực, đào tạo, quản lý văn phòng. Thành viên của ban giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và các Giám đốc dịch vụ.
Phòng Phát triển – Kinh doanh:
Chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới và giao dịch, giữ vững với khách hàng cũ.
Phòng Tổ chức – Hành chính, Kế toán:
Phụ trách về vấn đề lao động nhân sự, tiền lương cũng như các vấn đề về kế toán của Công ty.
Phòng Tư vấn và Đào tạo:
Chuyên cung cấp các dịch vụ đào tạo, tư vấn như mở lớp kế toán trưởng (do Bộ Tài Chính ủy quyền), các lớp tập huấn nghiệp vụ kế toán, các lớp học chuẩn mực kế toán mới, các lớp tập huấn về thuế cho doanh nghiệp.
Ngoài các nhiệm vụ đã được phân công theo chức năng của các phòng ban, các phòng ban trong công ty còn phải thực hiện nhiệm vụ tư vấn hổ trợ cho ban giám đốc và những người có thẩm quyền về hoạt động kinh doanh và những vấn đề mang tính chiến lược cấp bách và khó khăn khi cần thiết.
23
2.1.3 Tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán A C Việt Nam
Bộ máy tổ chức phòng kiểm toán
Các phòng Nghiệp vụ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7: Chịu sự quản lý trực tiếp từ các Giám đốc dịch vụ kiểm toán và Phó Tổng Giám đốc.
Cơ cấu của một phòng nghiệp vụ bao gồm:
Đứng đầu là trưởng phòng nghiệp vụ
Dưới trưởng phòng là phó phòng nghiệp vụ
Thành phần chủ yếu trong các phòng nghiệp vụ là các nhóm kiểm toán, chịu sự quản lý của trưởng và phó phòng nghiệp vụ. Trong mỗi nhóm kiểm toán, đứng đầu thường là kiểm toán viên chính kế đến là kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán viên
Mỗi phòng nghiệp vụ thực hiện các chức năng sau:
Thực hiện công tác kiểm toán và chịu trách nhiệm về chất lượng của công tác kiểm toán theo quy định của Nhà nước.
Thực hiện kiểm toán độc lập, làm dịch vụ kế toán và tư vấn kế toán cho khách hàng.
Báo cáo kiểm toán kịp thời theo quyết định của ban giám đốc công ty.
GIÁM ĐỐC DVỤ KIỂM TOÁN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÕNG NV PHÕNG NV 4 PHÕNG NV 5 PHÕNG NV 2 PHÕNG NV 3 PHÕNG NV 6 PHÕNG NV 7 TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC DVỤ KIỂM TOÁN
24
2.1.4 Phƣơng châm kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán A C Việt Nam
Để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ có chất lượng cao, Công ty TNHH Kiểm toán AFC sẽ áp dụng phương pháp kiểm toán gồm những nét chính như sau:
Tìm hiểu đầy đủ về các hệ thống quản lý của các công ty nhằm xác định các lĩnh vực thường xảy ra rủi ro kiểm toán để có thể trao đổi một cách hiệu quả với Ban Giám đốc của các công ty.
Đảm bảo sự tham gia thường xuyên và kịp thời của các nhân sự chủ chốt trong quá trình kiểm toán.
Xây dựng phương pháp kiểm toán hợp lý qua việc tập trung kiểm tra những lĩnh vực trọng yếu.
Thông báo kịp thời tiến trình kiểm toán với Ban Tổng Giám đốc của các công ty Kiểm soát quá trình kiểm toán
2.2 Trình tự kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
tại Công ty TNHH Kiểm toán A C Việt Nam 2.2.1 Giai oạn chuẩn bị kiểm toán
Công việc chuẩn bị kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng tới sự thành công của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính trên cả hai phương diện là hạn chế rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận được đồng thời tối ưu hóa chi phí kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là một công việc chiếm tỷ trọng đáng kể trong quá trình chuẩn bị kiểm toán. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán bao gồm:
Chấp nhận khách hàng mới hay tiếp nhận khách hàng cũ. Trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán, AFC sẽ cân nhắc cẩn thận xem đây là khách hàng cũ hay khách hàng mới. Đối với khách hàng mới, AFC sẽ tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, thu thập thông tin về các khía cạnh như lĩnh vực kin doanh, vốn điều lệ, tình trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá chung về hồ sơ sổ sách của khách hàng, xác định rủi ro có thể xảy ra và cách đối phó,… từ đó mà đưa ra ý kiến chấp nhận hay không chấp nhận khách hàng mới. Đối với khách hàng cũ, AFC luôn cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại về khách hàng để xem có nên tiếp tục kiểm toán cho họ nữa hay không. Mặt khác, kiểm toán viên cũng nghiên cứu xem có cần phải thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán hay không. Sau khi xác định khách hàng, AFC sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán.
25
Kế hoạch kiểm toán sơ bộ sẽ được lập bởi trưởng nhóm kiểm toán và đưa lên Trưởng phòng nghiệp vụ đánh giá, sau đó được chuyển đến cho Giám đốc dịch vụ phê duyệt. Kế hoạch kiểm toán sơ bộ gồm:
Phạm vi điều khoản của cuộc kiểm toán
Chiến lược kiểm toán
Lịch thực hiện công việc kiểm toán cho khách hàng
Thu thập những thông tin về khách hàng, tìm hiều và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát.
Thu thập thông tin cơ sở:
Thu thập hoặc cập nhật những hiểu biết về tình hình kinh doanh và tính chất hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước với khách hàng cũ và thu thập ý kiến của kiểm toán viên tiền nhiệm đối với khách hàng mới
Thăm quan cơ sở vật chất của khách hàng
Xem xét những thay đổi trong yêu cầu lập báo cáo tài chính
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý: Việc này giúp cung cấp cho kiểm toán viên những hiểu biết về các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng. Các thông tin cần thu thập bao gồm:
Giấy phép đăng ký kinh doanh và điều lệ của công ty.
Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, các kết quả kiểm tra, thanh tra của năm hiện hành và năm trước.
Các hợp đồng và cam kết quan trọng.
Biên bản họp Hội đồng quản trị, họp cổ đông, ban giám đốc
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát: Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hiện hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc phát hiện và ngăn chặn các sai sót trọng yếu. Có nhiều phương pháp đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ như dùng lưu đồ, bảng câu hỏi. Đối với khoản mục doanh thu, AFC sử dụng bảng câu hỏi để tìm hiều hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát.
Sau khi có kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành họp nhóm và đưa ra việc đánh giá về rủi ro kiểm soát.
Thực hiện phân tích sơ bộ đối với khoản mục doanh thu gồm:
26
So sánh doanh thu thực tế và kế hoạch
Kiểm tra các sai sót không mong muốn từ các phân tích và so sánh
Các giải thích nguyên nhân sai lệch, qua đó dự đoán về khu vực có độ rủi ro cao để tập trung các thủ tục kiểm toán
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Khi kiểm toán báo cáo tài chính, đặc biệt là khoản mục doanh thu, kiểm toán viên có trách nhiệm đảm bảo rằng báo cáo tài chính không có sai phạm trọng yếu nào. Việc xác định mức độ trọng yếu có thể chấp nhận đối với các sai lệch có thể phát hiện được. Tính trọng yếu của thông tin phải được xét trên cả hai phương diện định tính và định lượng. Việc xác định mức trọng yếu là một vấn đề thuộc về sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Nếu kiểm toán viên ước lượng mức trọng yếu càng thấp, nghĩa là độ chính xác cùa số liệu trên báo cáo tài chính càng cao thì số lượng bằng chứng thu thập phải càng nhiều.
Đánh giá rủi ro kiểm toán: Thông qua việc đánh giá rủi ro đối với từng khoản mục, kiểm toán viên sẽ ước lượng mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn. Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỉ lệ nghịch, nếu mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại.
Thứ sáu: Thiết kế chương trình kiểm toán.
Chương trình kiểm toán được AFC lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, chính là việc thiết kế một chương trình cho các thủ tục kiểm toán gồm: thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Các thủ tục này thiết kế cho mỗi phần hành kiểm toán cụ thể và tham chiếu mỗi bước tới cơ sở dẫn liệu liên quan trong chương trình kiểm toán. Thủ tục kiểm toán dựa trên những đánh giá rủi ro, mức độ cần thiết thu thập bằng chứng kiểm toán bổ sung.
2.2.2 Giai oạn thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán xuống làm việc tại công ty khách hàng. Tùy theo tình hình thực tế phát sinh, các kiểm toán viên sẽ quyết định cỡ mẫu, tăng - giảm các thủ tục kiểm toán, sao cho cuối cùng rủi ro báo cáo tài chính có những sai lệch trọng yếu ở mức chấp nhận được.
Các thủ tục kiểm toán áp dụng với doanh thu rất đa dạng, bao gồm: Thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết.
27
Dựa trên các sai phạm tiềm tàng kiểm toán viên có thể thực hiện và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát như sau:
Bảng 2.1: Thử nghiệm kiểm soát về doanh thu
Sai phạm tiềm tàng Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát
1. Mọi nghiệp vụ đều được ghi chép
Nghiệp vụ bán
hàng không được ghi chép trong khi hàng đã giao.
Đánh số liên tục phiếu giao hàng và hóa đơn bán hàng.
Kiểm tra tính liên tục của việc ghi nhận hóa đơn bán hàng trên sổ và trên báo cáo bán hàng hàng ngày.
2. Mọi nghiệp vụ được ghi chép là có thật.
Doanh thu đã
được ghi nhận nhưng không thực sự phát sinh.
Doanh thu được ghi nhận khi hàng chưa giao.
Doanh thu chỉ được ghi nhận khi đã xuất hóa đơn, phiếu xuất kho, phiếu giao hàng.
Kế toán chỉ ghi nhận doanh thu khi có chữ ký của khách hàng chấp nhận đơn đặt hàng và phiếu giao hàng đính k m hóa đơn bán hàng.
Tiến hành chọn mẫu từ sổ sách xem doanh thu có thực không? Từ đó đối chiếu với hóa đơn và phiếu xuất kho.
Kiểm tra sự phù hợp giữa phiếu giao hàng và hóa đơn bán hàng.
Kiểm tra chữ ký khách hàng trên phiếu giao hàng.
3. Giá trị
Việc ghi nhận
doanh thu không chính xác.
Phân công một nhân viên đối chiếu giữa sổ sách được ghi nhận và hóa đơn đảm bảo sổ sách được ghi nhận chính xác. 4. Đúng thời hạn
Doanh thu được ghi nhận không đúng thời hạn.
Phỏng vấn nhân viên có liên quan về nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng của công ty.
Chọn mẫu hóa đơn xem việc ghi nhận doanh thu bán hàng có đúng kỳ không?
28
Tổng số tiền trên hóa đơn hàng ngày không được kết chuyển đúng vào sổ cái.
Hàng tháng phải
kiểm tra đối chiếu giữa số chi tiết nợ phải thu và sổ cái.
Thu thập báo cáo hàng tháng kiểm tra sự phù hợp giữa tổng doanh thu với số tiền trên sổ cái. Kiểm tra các phép tính số học.
Mục tiêu chính của thủ tục phân tích trong giai đoạn này là so sánh, nghiên cứu các mối quan hệ để giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng về tính hợp lý chung của số liệu, thông tin cần kiểm tra, đồng thời phát hiện khả năng tồn tại các chênh lệch trọng yếu.
Thủ tục kiểm tra chi tiết: Các thủ tục kiểm tra chi tiết được kiểm toán viên cùa AFC áp
dụng đúng theo chương trình kiểm toán đã vạch ra ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. Kiểm toán viên có thể tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong suốt cuộc kiểm toán mà thay đổi một cách linh hoạt các thủ tục kiểm toán phù hợp. Các thủ tục kiểm tra chi tiết phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán.
Kiểm tra tính có thực của các khoản doanh thu ƣợc ghi ch p
Đối chiếu nghiệp vụ bán hàng được ghi chép trên nhật ký bán hàng với các chứng từ gốc có liên quan như: đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, lệnh bán hàng, phiếu xuất kho, vận đơn, hóa đơn… Để phát hiện các nghiệp vụ bán hàng không có xảy ra nhưng được ghi trên nhật ký bán hàng.
Kiểm tra việc ghi ch p ầy ủ các nghiệp vụ doanh thu bán hàng
Với mục tiêu nhằm kiểm tra tính đầy đủ của sổ sách kế toán, kiểm tra việc che dấu hay ghi thừa hóa đơn bán hàng và chứng từ vận chuyển.
Kiểm toán viên sẽ tiến hành đối chiếu vận đơn, th kho, sổ theo dõi hàng xuất, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng kinh tế… với nhật ký bán hàng.
Đối với các hóa đơn bị hủy phải xem xét báo cáo hóa đơn bị hủy được gửi tới cơ quan thuế, hóa đơn bị hủy có được chấp nhận bởi người có thẩm quyền chưa.
Kiểm tra tính chính ác của số tiền ghi nh n doanh thu
Nhằm mục tiêu phát hiện các sai sót hay gian lận là sẽ có thể xảy ra trường hợp là hàng hóa bán ra có giấy vận chuyển nhưng không có hóa đơn bán hàng nhằm che giấu doanh thu.
Chọn mẫu ngẫu nhiên một số phiếu giao hàng kiểm tra đối chiếu thông tin trên hóa đơn bán hàng, số thứ tự của hóa đơn, sổ nhật ký bán hàng.
29
Kiểm tra nội dung ghi trên chứng từ có rõ ràng, đầy đủ và chính xác không, để đảm bảo không lẫn lộn nghiệp vụ bán hàng và các nghiệp vụ không phải bán hàng (như thanh lý tài sản cố định). Đồng thời, xem xét việc hạch toán các nghiệp vụ bán hàng vào các sổ theo dõi doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng tương ứng có đảm bảo đúng đắn.
Tiến hành đối chiếu giữa bút toán đã ghi nhận doanh thu với từng hóa đơn bán hàng tương ứng về các yếu tố ứng (số, ngày và số tiền) là thủ tục giúp phát hiện sự hạch toán không chính xác.
Kiểm tra sự quy đổi trên đồng Việt Nam đối với nghiệp vụ bán hàng bằng ngoại tệ đã hạch toán đúng tỷ giá, xem xét cách hạch toán tỷ giá đối với các khoản doanh thu phát sinh bằng ngoại tệ
Kiểm tra việc hạch toán vào các sổ kế toán của các tài khoản đối ứng (sổ tài khoản phải thu khách hàng, sổ thuế giá trị gia tăng phải nộp) để đảm bảo các nghiệp vụ