nhận ra đầu tiên và không thể phủ nhận rằng, hình thức bên ngoài là sự thể hiện nội dung bên trong. Nhất là phương Đông với sự phát triển của nhân tướng học, người ta càng chú chú trọng tới hình thức bên ngoài. Vì thế, nếu như trong tiếng Hán có dĩ mạo thủ nhân (nhận người thông qua hình dáng) thì trong tiếng Việt có trông mặt mà bắt hình dong, cái răng cái tóc là góc
con người. Điều này, giải thích phần nào loài người nói chung và người
Việt Nam nói riêng dành nhiều sự đánh giá cho hình dáng bên ngoài, trong đó tập trung chủ yếu là khen. Đối với hành vi khen về hình thức bên ngoài trong tiếng Việt, đối tượng được nhắc đến trước hết là dành cho thanh niên với tỉ lệ áp đảo, tiếp đó là trung niên.
Đối với khen, chiếm tỉ lệ cao là lời khen dành cho nữ, trong đó cao nhất là nam khen nữ, tiếp đó là nữ khen nữ và nữ khen nam, chiếm tỉ lệ khiêm tốn nhất là nam khen nam. Hình thức khen gián tiếp xuất hiện chủ yếu khi nam khen nữ và nữ khen nữ. Nữ khen nam và nam khen nam bằng hình thức gián tiếp xuất hiện với tỉ lệ không đáng kể ở thanh niên và không xuất hiện ở lứa tuổi trung niên. Tuy nhiên, nữ khen nữ bằng hình thức gián tiếp ở lứa tuổi trung niên lại có tỉ lệ cao hơn lứa tuổi thanh niên. Trong lời khen, khi nam khen nữ và nữ khen nữ rất ưa sử dụng các tình thái từ làm yếu tố tăng cường cho lời khen. Nữ khen nam ít sử dụng tình thái từ hơn và nam khen nam là cặp giao tiếp có số lượng tình thái từ được sử dụng hạn chế nhất. Về chủ đề khen, trong 13 chủ đề cụ thể có mặt trong các lời khen về ngoại hình, nam giới chỉ chiếm ưu thế trong việc nhận được lời khen về ngoại hình nói chung, phong thái và trang phục. Hầu hết các chủ đề còn lại như dáng, da, mắt, nụ cười, khuôn mặt... đều dành cho nữ giới.