Một biểu hiện rõ nét của sự thay đổi cách nhìn về giới trong xã hộ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng việt (qua hành vi khen và tiếp nhận lời khen (Trang 25 - 26)

Việt Nam kéo theo sự thay đổi trong hành vi khen và tiếp nhận lời khen giữa các giới, đó là hành vi khen và tiếp nhận lời khen của lớp trẻ hiện nay được thể hiện ở sự tương tác giữa người hâm mộ và người của công chúng qua giao lưu trực tuyến.

Khác với lối khen và tiếp nhận khen truyền thống thường là hành vi gián tiếp với các ngôn từ tế nhị (đến mức vòng vo), giới trẻ nghiêng về sử dụng cách khen trực tiếp, trong đó, đáng chú ý là, người hâm mộ nữ và người hâm mộ nam khen nữ nghệ sĩ chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này thể hiện sự ưu ái cho giới nữ và cũng thể hiện một xu thế bình quyền đang tăng mạnh ở xã hội Việt Nam hiện nay.

Trong sử dụng ngôn từ, nếu các tính từ tích cực dùng để khen tỏ ra phong phú, đa dạng thì động từ tích cực dùng trong lời khen chỉ tập trung vào một số trường hợp nhất định như: thích, yêu thích, ngưỡng mộ, ấn tượng,... Trong đó, các động từ biểu

cảm tích cực được nữ giới sử dụng với tần số cao hơn hẳn so với nam giới; nữ ưa sử dụng các yếu tố tăng cường, đặc biệt là từ chỉ mức độ rất .

Trong việc tiếp nhận lời khen, ngôn từ giữa hai giới có phần tiệm cận nhau, thể hiện một xu thế chung, đó là việc sử dụng phổ biến biểu thức nói lời cảm ơn, chia sẻ kinh nghiệm, khẳng định nội dung khen. Rõ ràng, thông qua cách tiếp nhận lời khen này có thể thấy sự “chuyển mình” trong nhận thức cuộc sống nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng của người Việt: tăng cường mối quan hệ xã hội và sự tự tin, sự tự khẳng định mình.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng việt (qua hành vi khen và tiếp nhận lời khen (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w